Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.
- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
3. Thái độ:
- HS có thái độ tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Bảng phụ, bảng nhóm.
- Trò: Làm các bài tập đã cho
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
a) Cho biết các kí hiệu sau: P, F1, F2, G
b) Phát biểu quy luật phân li độc lập (đối với lai hai cặp tính trạng)
3. Nội dung bài mới
Bài tập 3 trang 22 không yêu cầu HS làm
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 4 – Tiết: 7 Ngày soạn: 29/8/2018 Bài 7: BÀI LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền. - Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan. 3. Thái độ: - HS có thái độ tích cực học tập II. CHUẨN BỊ - Thầy: Bảng phụ, bảng nhóm. - Trò: Làm các bài tập đã cho III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) a) Cho biết các kí hiệu sau: P, F1, F2, G b) Phát biểu quy luật phân li độc lập (đối với lai hai cặp tính trạng) 3. Nội dung bài mới Bài tập 3 trang 22 không yêu cầu HS làm Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: Hướng dẫn cách giải bài tập về lai một cặp tính trạng? (15 phút) - GV đưa ra dạng bài tập, yêu cầu HS nêu cách giải và rút ra kết luận: Bài toán thuận Cho biết tương quan trội lặn và cho biết kiểu hình của P. xác định kết quả lai ở thế hệ F1 và F2 về tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình. Phương pháp giải: + B1: Dựa vào để tài, qui ước gen trội, gen lặn (nếu có). + B2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P. + B3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời F - VD1: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao. Cho F1 tự thụ phấn xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2. VD2: Bài tập 1 trang 22. SGK Học sinh chú ý lắng nghe + Học sinh giải bài tập theo hướng dẫn của giáo viên Học sinh làm bài tập 2 (trang 22) 1. Bài tập về lai một cặp tính trạng Dạng 1: Biết KG, KH của P và tương quan trội lặn => xác định KG, KH ở F1, F2 Cách giải: - Xác định P có thuần chủng hay không về tính trạng trội. - Quy ước gen để xác định kiểu gen của P. - Lập sơ đồ lai: P, GP, F1, GF1, F2. - Viết kết quả lai, ghi rõ tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình. * Có thể xác định nhanh KH của F1, F2 trong các trường hợp sau: a. PTC àF1 đồng tính về tính trạng trội, F2: 3 trội: 1 lặn. c. Nếu ở P một bên có KG dị hợp, bên còn lại có KG đồng hợp lặn thì F1: 1:1. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: Hướng dẫn cách giải bài tập về lai một cặp tính trạng? (15 phút) P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài F1: Toàn lông ngắn. Vì F1 đồng tính mang tính trạng trội nên đáp án a. - GV đưa ra 2 dạng, HS đưa cách giải. GV kết luận. VD3: Bài tập 2 (trang 22): Từ kết quả F1: 75% đỏ thẫm: 25% xanh lục " F1: 3 đỏ thẫm: 1 xanh lục. Theo quy luật phân li " P: Aa x Aa " Đáp án d. VD4: Bài tập 3 (trang 22) (GV mở rộng đối với HSG-K) F1: 25,1% hoa đỏ: 49,9% hoa hồng: 25% hoa trắng " F1: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng. " Tỉ lệ kiểu hình trội không hoàn toàn. Đáp án b, d. VD5: Bài tập 4 (trang 23): 2 cách giải: Cách 1: Đời con có sự phân tính chứng tỏ bố mẹ một bên thuần chủng, một bên không thuần chủng, kiểu gen: Aa x Aa " Đáp án: b, c. - Bài tập 3 (trang 22 - Các học sinh khác nhận xét bổ sung - Học sinh lên bảng làm bài tập 4 (trang 23) Đối với HSG-K, Đối với HSY thì GV hướng dẫn Có 2 cách giải: Cách 2: Người con mắt xanh có kiểu gen aa mang 1 giao tử a của bố, 1 giao tử a của mẹ. Con mắt đen (A-) " bố hoặc mẹ cho 1 giao tử A " Kiểu gen và kiểu hình của P: Aa (Mắt đen) x Aa (Mắt đen) Aa (Mắt đen) x aa (Mắt xanh) " Đáp án: b, c. Dạng 2: Biết kết quả F1, xác định KG, KH của P. Cách giải: Căn cứ vào kết quả kiểu hình ở đời con. a. Nếu F1: 100% mang tính trạng trội, à P thuần chủng, có KG đồng hợp: AA x aa b. F1 có hiện tượng phân li: F: (3:1) " P: Aa x Aa F: (1:1) " P: Aa x aa (Phép lai phân tích) c. Nếu F1 không cho biết tỉ lệ phân li thì dựa vào kiểu hình lặn F1 để suy ra kiểu gen của P. HĐ2: Hướng dẫn cách giải bài tập về lai hai cặp tính trạng? (17 phút) VD6: Ở lúa thân thấp trội hoàn toàn so với thân cao. Hạt chín sớm trội hoàn toàn so với hạt chín muộn. Cho cây lúa thuần chủng thân thấp, hạt chín muộn giao phấn với cây thuần chủng Học sinh theo hướng dẫn của giáo viên làm bài tập 1->2 học sinh lên bảng làm bài tập 2. Bài tập về lai hai cặp tính trạng Dạng 1: Biết P " xác định kết quả lai F1 và F2. * Cách giải: - quy ước gen " xác định kiểu gen P. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản thân cao, hạt chín sớm thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau. Xác định kiểu gen, kiểu hình của con ở F1 và F2. Biết các tính trạng di truyền độc lập nhau (HSG-K tự giải, HSTB,Y GV hướng dẫn). VD7: Gen A- quy định hoa kép Gen aa quy định hoa đơn Gen BB quy định hoa đỏ Gen Bb quy định hoa hồng Gen bb quy định hoa trắng P thuần chủng hoa kép trắng x đơn đỏ thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào? VD8: Bài tập 5 (trang 23) F2: 901 cây quả đỏ, tròn: 299 quả đỏ, bầu dục: 301 quả vàng tròn: 103 quả vàng, bầu dục (HSG-K tự giải, HSTB,Y GV hướng dẫn). Giải: Theo bài ra tỉ lệ kiểu hình ở F2: (3kép : 1đơn)(1đỏ: 2hồng : 1 trắng) = 3 kép đỏ: 6 kép hồng: 3 kép trắng: 1 đơn đỏ: 2 đơn hồng: 1 đơn trắng. " Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: 9 đỏ, tròn: 3 đỏ bầu dục: 3 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục = (3 đỏ: 1 vàng)(3 tròn: 1 bầu dục) " P thuần chủng về 2 cặp gen " Kiểu gen P: AAbb (đỏ,bầu dục) x aaBB (vàng, tròn) Đáp án a, d. - Lập sơ đồ lai - Viết kết quả lai: tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình. * Có thể xác định nhanh: Nếu bài cho các cặp gen quy định cặp tính trạng di truyền độc lập " căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng để tính tỉ lệ kiểu hình: (3:1)(3:1) = 9: 3: 3:1 (3:1)(1:1) = 3: 3:1:1 (3:1)(1:2:1) = 6:3:3:2:1:1 (1 cặp trội hoàn toàn, 1 cặp trội không hoàn toàn) Dạng 2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở F. Xác định kiểu gen của P * Cách giải: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con " xác định kiểu gen P hoặc xét sự phân li của từng cặp tính trạng, tổ hợp lại ta được kiểu gen của P. F2: 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) " F1 dị hợp về 2 cặp gen " P thuần chủng 2 cặp gen. F1: 3:3:1:1=(3:1)(1:1)"P: AaBbxAabb F1:1:1:1:1=(1:1)(1:1)" P: AaBbxaabb hoặc P: Aabb x aaBb 4. Củng cố: (5 phút) - Nêu các bước giải bài tập về lai một cặp tính trạng? (HSG-K). - Nêu các bước giải bài tập về lai hai cặp tính trạng? (HSG-K) - Hoàn thiện các bài tập trong SGK trang 22, 23. * Phát biểu qui luật phân li và qui luật phân li độc lập ( Đối với HSY) 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Đọc trước bài 8. + Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. + Chức năng của NST. - Xem lại các bài tập trong Sgk. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 4 – Tiết: 8 Ngày soạn: 29/8/2018 CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài - Trình bày được sự biển đổi hình thái NST trong chu kì tế bào. - Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST và nêu được chức năng của NST. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc với SGK. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức học tập. II. CHUẨN BỊ - Thầy: + Tranh phóng to: Hình dạng cấu trúc NST ở kỳ giữa. + Bảng phụ. - Trò: Tìm hiểu kĩ trước bài học. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Nội dung bài mới: Các tính trạng SV do nhân tố di truyền quy định, nhân tố di truyền nằm trên NST. Vậy NST là gì, nó có cấu trúc và chức năng như thế nào →Muốn biết điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: Tìm hiểu tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể? (16 phút) 1. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể - GV đưa ra khái niệm về NST. - Yêu cầu HS đọc £ mục I, quan sát H 8.1 để trả lời câu hỏi: - NST tồn tại như thế nào trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử? - HS nghiên cứu phần đầu mục I, quan sát hình vẽ nêu: Ø Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại từng cặp tương đồng. + Trong giao tử NST - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST là bộ lưỡng bội, kí hiệu là 2n. - Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa 1 NST trong mỗi cặp tương đồng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản - Thế nào là cặp NST tương đồng? - Phân biệt bộ NST lưỡng bội, đơn bội?(HSG – K) - GV nhấn mạnh: trong cặp NST tương đồng, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. - Yêu cầu HS quan sát H 8.2 bộ NST của ruồi giấm, đọc thông tin cuối mục I và trả lời câu hỏi: - Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng ở con đực và con cái? - GV rút ra kết luận. - GV phân tích thêm: cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX) hay không tương đồng tuỳ thuộc vào loại, giới tính. Có loài NST giới tính chỉ có 1 chiếc (bọ xít, châu chấu, rệp...) NST ở kì giữa co ngắn cực đại, có hình dạng đặc trưng có thể là hình que, hình hạt, hình chữ V. - Cho HS quan sát H 8.3 - Yêu cầu HS đọc bảng 8 để trả lời câu hỏi: - Nhận xét về số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các loài? - Số lượng NST có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? Vì sao? - Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật? chỉ có một NST của mỗi cặp tương đồng. Ø2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước. Ø Bộ NST chứa cặp NST tương đồng " Số NST là số chẵn kí hiệu 2n (bộ lưỡng bội). + Bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng " Số NST giảm đi một nửa n kí hiệu là n (bộ đơn bội). - HS trao đổi nhóm nêu được: ØCó 4 cặp NST gồm: + 1 đôi hình hạt + 2 đôi hình chữ V + 1 đôi khác nhau ở con đực và con cái. - HS trao đổi nhóm, nêu được: Ø Số lượng NST ở các loài khác nhau. ØSố lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài. " Số NST giảm đi một nửa, bộ NST là bộ đơn bội, kí hiệu là n. - Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa con đực và con cái ở 1 cặp NST giới tính kí hiệu là XX, XY. - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về: + Số lượng. VD: ruồi giấm (2n=8), người (2n=46), gà (2n=78) + Hình dạng. VD: Hình hạt, hình que, hình chữ V + Cấu trúc NST Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ2: Tìm hiểu cấu trúc của nhiễm sắc thể? (11phút) 2. Cấu trúc của NST - Mô tả hình dạng, kích thước của NST ở kì giữa? - Yêu cầu HS quan sát H 8.5 cho biết: các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST? - Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa của quá trình phân bào? - GV giới thiệu H 8.4 - HS quan sát và mô tả. - HS điền chú thích 1- 2 crômatit 2- Tâm động - Lắng nghe GV giới thiệu. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa (NST kép). + Mỗi NST kép gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động. + Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. HĐ3: Tìm hiểu chức năng của NST? (11 phút) 3. Chức năng của NST - Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi: - NST có vai trò gì đồi với sự di truyền các tính trạng? - Chức năng của NST là gì? * GV thông báo ADN sẽ học ở chương III - HS đọc thông tin mục III SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi. - Rút ra kết luận. - NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. - NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 4. Củng cố: (5 phút) - HS đọc phần ghi nhớ Sgk. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Kẻ sẵn bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập. - Đọc trước bài 9 – Nguyên phân. IV. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt tuần 4 Ngày: /8/2018
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_4_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc