Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

- KT:

+ Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch máu liên quan đến chức năng của chúng.

+ Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút)

- KN: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình. Xác định được tim và mạch máu

    - TĐ: Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim. 

II/ Chuẩn bị:

1. Thầy: + Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan

               + Tranh 

                + Mô hình quả tim (nếu có)

  1. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học

III/ Các bước lên lớp

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm Tra bài cũ: (5 phút)
  • Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu?
  • Đường đi của bạch huyết, trong phân hệ lớn?
  • Đường đi của bạch huyết, trong phân hệ nhỏ?
doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 02/10 /2018
Tiết số: 17 Tuần: 09
Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch máu liên quan đến chức năng của chúng.
+ Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút)
- KN: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình. Xác định được tim và mạch máu
 - TĐ: Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim. 
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: + Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
 + Tranh 
 + Mô hình quả tim (nếu có)
Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm Tra bài cũ: (5 phút)
Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu?
Đường đi của bạch huyết, trong phân hệ lớn?
Đường đi của bạch huyết, trong phân hệ nhỏ?
Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ I: Tìm hiểu cấu tạo của tim (12 phút)
- Yêu cầu HS quan sát H 17-1 
+ Xác định các phần cấu tạo của tim.
+ Tim được tạo nên bởi mô cơ nào?
- Gợi ý, hướng dẫn cho học sinh nhớ lại kiến thức bài 16 thực hiện bảng 17
- Yêu cầu HS thực hiệns
- Căn cứ vào chiều dài quảng đường mà máu được bom qua, dự đoán xem: 
+ Ngăn nào có thành tim dày nhất ( để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và thành nào có thành cơ tim mỏng nhất?
+ Giữa các ngăn tim và giữa tim các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bơm theo một chiều?
- GV kiểm chứng bằng cách mở quả tim mô hình cho HS kiểm tra.(nếu có mô hình)
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS quan sát H 17-1- xác định các phần của tim
trả lời câu hỏi:
+ 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ và các mạch máu, van tim
+ Cơ tim và mô liên kết
- HS thực hiện sà điền bảng
Các ngăn tim co
Nơi máu được bom tới
Tâm nhĩ trái co
Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất phải
Tâm thất trái co
Vòng tuần hoàn lớn
Tâm thất phải co
Vòng tuần hoàn nhỏ
+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất.
+ Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch (động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van đảm bảo cho máu chỉ vận chuyển theo một chiều nhất định
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Cấu tạo tim
- Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo nên các ngăn và các van tim. 
- Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất 
- Thành cơ tim ở tâm thất dày hơn tâm nhĩ (thành tâm thất trái dày nhất) 
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có các van giúp máu di chuyển một chiều.
HĐ II: Tìm hiểu cấu tạo mạch máu.(10 phút)
- Yêu cầu HS quan sát H 17- 2 SGK
+ Có những loại mạch máu nào? Cấu tạo mỗi loại?
+ So sánh và chỉ ra sự khác biệt các loại mạch máu. Dựa vào chức năng giải thích sự khác nhau đó.
- Nhận xét, bổ sung, tiểu 
kết 
- Giải thích vì sao khi tiêm chủng người ta thường tiêm vào tĩnh mạch?
- Quan sát H 17- 2
+ 3 loại: Động mạch (3 lớp), tỉnh mạch (3 lớp + van) và mao mạch.
+ so sánh:
Các loại máu
Sự khác biệt về cấu tạo
Giải thích
Động mạch
(ĐM)
Lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn TM
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn
Tỉnh mạch
( TM)
- Lòng hẹp hơn TM
- Lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn ĐM
- Lòng rộng hơn ĐM
- Có van một chiều ở những nơ máu chảy ngược
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc áp lực nhỏ
Mao mạch
(MM)
- Nhỏ và phân nhiều nhánh
- Thành mạch, chỉ gồm một lớp biểu bì
- Lòng hẹp
Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với tế bào.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Vì động mạch nằm sâu khó tìm hơn tĩnh mạch; lòng tĩnh mạch rộng dễ luồn kim
II. Cấu tạo mạch máu
 Gồm 3 loại mạch máu 
- Động mạch: Có thành dày, được tạo từ mô liên kết, cơ trơn và lớp biểu bì.
- Tỉnh mạch: Lòng hẹp, thành mỏng hơn động mạch, được cấu tạo từ 3 lớp mô liên kết, cơ trơn, lớp biểu bì và có thêm van tim
- Mao mạch: Nhỏ, có nhiều nhánh, lòng hẹp, thành chỉ có một lớp biểu bì
HĐ III: Tìm hiểu chu kì co dãn của tim.(10 phút)
- Yêu cầu HS quan sát H 17- 3à thảo luận, thực hiện s
+ Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây? 
+ Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?
+ Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là bao nhiêu giây?
+Thử tính trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim).
- GV: Chu kì của tim 75 chính là nhịp đập của tim
+ Vậy chu kì co dãn của tim là:
- GV: tóm tắc nội dung.
- Nhận xét, bổ sung, t/k
- HS quan sát H 17- 3à thảo luận, thực hiện s
+ Trung bình khoảng 0,8 giây
+ Tâm nhĩ làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây
+ Tâm thất làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4 giây
+ Pha nhĩ co (0,1”) + pha thất co (0,3”) + pha dãn chung (0,4’)=0,8”
 Vậy số chu kỳ nhịp tim trong 1 phút là: 0,8”/ 60” = 75 Chu kì co dãn của tim.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
III. Chu kì co dãn của tim
- Tim co dãn theo chu kì: 
- Mỗi chu kì có 3 pha: 
+ Pha co tâm nhĩ (0,1s): đẩy máu từ tâm thất vào tâm nhĩ 
+ Pha co tâm thất (0,3s): đẩy máu từ tâm thất vào động mạch chủ 
+ Pha dãn chung (0,4s): hút máu từ tâm nhĩ về tâm thất.
4. Củng cố: (4 phút)
 - Tim có cấu tạo như thế nào? Có mấy loại mạch máu, cấu tạo của nó?
 - Chu kì co dan của tim là bao nhiêu giây? Làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ ngơi bao nhiêu giây?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
+ Về nhà học bài và 1, 2; Nếu có điều kiện mua 1 quả tim lợn kiểm tra các van tim. Cách làm là bổ dọc từ trên xuống và quan sát
+ Xem tiếp và soạn bài 18, xem trước các nội dung về vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ mạch.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1. GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2. HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	
Ngày Soạn: 02/10/2018
Tiết số: 18 Tuần: 09
 Bài 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
VỆ SỊNH HỆ TUẦN HOÀN 
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Nêu khái niệm về huyết áp.
+ Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch
+ Trình bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh
+ Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng
+ trình bày được ý nghĩa của rèn luyện tim và cách rèn luyện tim
- KN: Quan sát, phân tích tranh. Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim
 - TĐ: Bảo vệ cơ thể, tránh các tác nhân gây hại cho mạch máu.
II/ Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn giáo án, tìm các thông tin có liên quan
 2. trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - Tim có cấu tạo như thế nào? Có mấy loại mạch máu, cấu tạo của nó?
 - Chu kì co dan của tim là bao nhiêu giây? Làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ ngơi bao nhiêu giây?
Bài mới: 
HĐ của giáo thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ mạch (17 phút)
+ Vị trí quả tim trong cơ thể ngườinằm ở đâu?
+Khích thước quả tim trong cơ thể người như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK + quan sát H 18-1, H 18-2 và trả lời câu hỏi:
+ Thế nào gọi là huyết áp?
+ Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
+ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào?
- Máu vận chuyển được qua hệ mạch là nhờ đâu?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
+ Vị trí quả tim nằm lòng ngực lệt bên trái.
+ Kích thước quả tim tương đương nắm tay của người đó.
- Học sinh đọc thông tin SGK + quan sát H 18-1,H 18-2 và trả lời câu hỏi:
+ Tim tạo ra sức đẩy giúp máu vận chuyển trong hệ mạch, sức đẩy này tác động lên thành mạch máu gọi là huyết áp
+ Được tạo ra nhờ sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn và các van) và hệ mạch
+ Là nhờ hổ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do co bóp của các cơ bắp quanh thành tỉnh mạch, sức hút của lòng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, ở phần tỉnh mạch mà máu phải vận chuyển ngược chiều, trong hệ lực về tim còn được sự hổ trợ đặc biệt giữa các van giúp máu không bị chảy ngược
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Sự vận chuyển của máu qua hệ mạch: 
- Huyết áp: là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu.
- Huyết áp:
 + Giảm dần từ động mạch (0,5m/s)à mao mạch (0,001m/s) 
 + Tăng dần trong tĩnh mạch. 
- Máu vận chuyển qua hệ mạch nhờ:
+ Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu
+ Sực hổ trợ của hệ mạch (động mạch và tĩnh mạch)
HĐ 2: Các biện pháp phòng tránh tác nhân gây hại và rèn luyện hệ tim mạch (14 phút) 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu các nguyên nhân tim tăng nhịp không mong muốn?
+ Nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch?
+ Kể một số bệnh tim mạch phổ biến.
+ Cách đề phòng bệnh tim mạch.
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
 Bản thân em đã thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ hệ tim mạch hoạt động có hiệu quả?
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 18: Khả năng làm việc của tim
+ Tại sao chúng ta phải luyện tập thể dục? 
+ Đề ra các biện pháp bảo vệ tim và hệ mạch
GV: Quá trình điều hòa tim và mạch trong cơ thể điều dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ - Tăng nhịp tim do: 
+ Khuyết tật cơ thể, 
+ Cơ thể bị sốc: sốt cao, mất máu, 
+ Chất kích thích: rượu, thuốc lá, ma tuý,  
+ Tăng huyết áp trong động mạch do: lao động, tập TDTT quá sức, tức giận kéo dài,  
- Vi khuẩn, virut tiết độc tố hại tim: cúm, thương hàn, thấp khớp,  
- Thức ăn nhiều mỡ động vật. 
+ Sơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hạ huyết áp, hở van tim,..
+ Đề phòng: Ăn ít mỡ, tránh giận dữ
+ Không sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu, hêrôin; Kiểm tra sức khỏe định kì; Tránh bị sốc, giận dữ, stress; nghỉ ngơi hợp lí; Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: Thương hàn, bạch hầu, điều trị kịp thời bệnh cúm, thấp khớp; Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS trả lời
- HS nghiên cứu bảng 18: Khả năng làm việc của tim – trả lời:
+ Rèn luyện và tập thể dục là làm tăng khả năng làm việc của tim
+ Các biện pháp: Luyện thể dục thường xuyên; Xoa bóp ngoài da; Mùa lạnh tắm nước ấm ( không tắm ban đêm, nhất là người già)
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Vệ sinh tim mạch
 1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại 
- Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các món ăn có hại cho tim.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch
- Tập TDTT đều đặn, thường xuyên, vừa sức, 
- Xoa bóp ngoài da.
- Luyện khí công
- Tập dưỡng sinh
- Lao động vừa sức
4. Củng cố: (5 phút)
- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu? 
- Đề ra một số biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK, Bài tập 2: GT: Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có nhịp tim / phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần tim đập bơm đi dược nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu xuất làm việc của tim cao hơn.
 - Xem trước và soạn bài 19 tiết sau học
 - Mỗi tổ chuẩn bị : 1cuộn băng, 2 miếng gạc, dây cao su hoặc vải, tiết sau thực hành
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Châu Thới, ngày tháng năm 2018
 KÝ DUYỆT
. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. ...........................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...............................................................
. . . . . . . . . . . . .. . . .. . . .. ................................................................
. . . . . .. . . . . .. . . . . . .. . . ..............................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc