Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
- KT:
+ Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
+ Nêu ý nghĩa của sự truyền máu
- KN:
+ Biết cách xử lí khi bị đứt tay, chân.
+ Rèn kĩ năng quan sát sơ đồ thí nghiệm, phân tích, tổng hợp.
- TĐ: Giáo dục yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Thầy : Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
- Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu?
- Miễn dịch là gì? Thế nào là miễn dịch tự nhiên? Thế nào là miễn dịch nhân tạo?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-sinh-hoc-lop-8-tuan-8-nam-hoc-2018-2019-truong-thcs_8j5Hn9GO0l.jpg)
Ngày Soạn: 25/09/2018 Tiết: 15 - Tuần: 8 Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU I. Mục tiêu: - KT: + Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. + Nêu ý nghĩa của sự truyền máu - KN: + Biết cách xử lí khi bị đứt tay, chân. + Rèn kĩ năng quan sát sơ đồ thí nghiệm, phân tích, tổng hợp. - TĐ: Giáo dục yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Thầy : Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu? - Miễn dịch là gì? Thế nào là miễn dịch tự nhiên? Thế nào là miễn dịch nhân tạo? 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ1: Tìm hiểu về hoạt động của máu đông (12 phút) - GV yêu cầu HS đọc thông tin, nghiên cứu sơ đồ đông máu + Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể? + Sự đông máu có liên quan tới yếu tố nào của máu? + Khi bị đứt tay, chân,..máu chảy ra một lúc rồi không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu? + Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết. + Vậy đông máu là gì? - Sơ đồ hình thành khối máu đông như thế nào? - HS đọc thông tin, nghiên cứu sơ đồ đông máu – trả lời câu hỏi: + Đông máu là một cơ chế bảo vệ, nó giúp cơ thể không bị mất máu khi bị thương. + Tiểu cầu là chủ yếu +Nhờ búi tơ máu được hình thành, ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông, bịt kín vết rách ở mạch máu. + Các tiểu cầu đóng vai trò chủ yếu: Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách; Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành búi máu đông - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Sơ đồ sự hình thành khối máu đông: Hồng cầu TB máu Bạch cầu khối Tiểu cầu Vỡ máu Máu Lỏng đông C sinh EZ tơ Tơ máu máu Huyết huyết Tương thanh I. Đông máu - Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương do hoạt động của các tiểu cầu là chủ yếu. - Sơ đồ sự hình thành khối máu đông: Hồng cầu TB máu Bạch cầu khối Tiểu cầu Vỡ máu Máu Lỏng đông C sinh EZ tơ Tơ máu máu Huyết huyết Tương thanh HĐ2: Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể? (19 phút) - GV nêu câu hỏi: + Ở người có mấy nhóm máu? Đó là những nhóm nào? - Yêu cầu HS thực hiện s (lưu ý: các nhóm máu không gây kết dính hồng cầu) - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - GV nêu câu hỏi: + Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người nhóm máu O được không? Vì sao? + Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người nhóm máu O được không? Vì sao? + Máu có các tác nhân gây bệnh có thể truyền cho người khác được không? Tại sao? + Vậy khi truyền máu cần tuân thủ nguyên tắc nào? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết. - Nghe và trả lời câu hỏi: + Có 4 nhóm máu: O,A, B, AB - HS thực hiện s ADA ODO ABD AB BDB - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Nghe và trả lời câu hỏi: + Không được vì sẽ gây kết dính hồng cầu + Được, vì sẽ không gây kết dính hồng cầu + Không, vì sẽ lây nhiễm các bệnh đó cho người được nhận máu. + Cần xét nghiệm trước để chọn nhóm máu và kiểm tra mầm bệnh - Nhận xét, bổ sung. II. Các nguyên tắc truyền máu 1. Các nhóm máu ở người: - Ở người có 4 nhóm máu là: A, B, AB, O. - Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu: ADA ODO ABD AB BDB 2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: - Cần xét nghiệm trước để: + Chọn nhóm máu cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) + Kiểm tra mầm bệnh (tránh người nhận máu bị nhiễm tác nhân gây bệnh). 4. Củng cố: (5 phút) - Tế bào máu nào tham gia quá trình đông máu - Người có nhóm máu AB không cho người có nhóm máu O, A, B được không? Vì sao? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) + Về nhà học bài và dựa vào kiến về nguyên tắc truyền máu làm bài tập 2,3 SGK và vẽ sơ đồ tuần hoàn máu SGK/ 51 + Xem tiếp bài 16 tuần hoàn máu và lưu thông mạch bạch huyết IV. Rút kinh nghiệm - GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày Soạn: 25/09/2018 Tiết: 16 - Tuần: 08 Bài 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT I. Mục tiêu - Kiến thức: Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể. - Kỹ năng: Quan sát, phân tích tranh.Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu - Thái độ: Bảo vệ cơ thể, tránh các tác động xấu đến mạch máu của cơ thể. II. Chuẩn bị 1. Thầy: Soạn giáo án, tranh tuần hoàn máu 2. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) + Vẽ sơ đồ mối quan hệ cho nhận giữa các nhóm máu ? Khi truyền máu cần chú ý những nguyên tắc nào? + Đông máu là gì? Vai trò của tiểu cầu trong sự đông máu? 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ1: Tìm hiểu về hệ tuần hoàn máu? (17 phút) - Treo tranh vẽ phóng to hình 16-1; - Yêu cầu học sinh quan sát hình: + Mô tả đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ. + Mô tả vòng tuần hoàn lớn. + Tóm tắc sơ đồ vận chuyển máu trong cơ thể + Qua trên em hãy cho biết cấu tạo hệ tuần hoàn gồm có những bộ phận nào? + Phân biệt chủ yếu vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu? - Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu - Qua trên hãy cho biết: + Vai trò của vòng tuần hoàn nhỏ như thế nào? + Vai trò của vòng tuần hoàn lớn như thế nào? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - Hướng dẫn học sinh xác định vị trí các cơ quan của hệ tuần hoàn trên cơ thể. + Nhận xét. - Quan sát tranh sơ đồ tuần hoàn máu, thảo luận trả lời câu hỏi: + Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ TT phảià ĐM phổiàMM mạch phổià TM phổiàTN PhảiàTT trái; + Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ TT tráiàĐM chủ à TM chủ à TN phảià TT phải + Tim: co bóp tạo lực đẩy máu. + Mạch máu thì vận chuyển máu từ timà các tế bào của cơ thểà tim + Vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể à thực hiện quá trình TĐK, TĐC - Nhận xét, bổ sung, kết luận. I. Tuần hoàn máu: 1. Cấu tạo hệ tuần hoàn: Gồm: Tim và hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn - Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ TT tráiàĐM chủ à TM chủ à Các cơ quan àTM à TN phảià TT phải - Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ TT phảià ĐM phổiàMM mạch phổià TM phổiàTN Trái à TT trái. 2. Vai trò: - Vòng tuần hoàn nhỏ: Dẫn máu qua phổi giúp trao đổi khí oxi và CO2. - Vòng tuần hoàn lớn: Dẫn máu qua tấc cả tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất. HĐ2: Tìm hiểu về sự lưu thông của mach bạch huyết? (14 phút) - Quan sát hình 16-2 hướng dẫn học sinh quan sát sự di chuyển của bạch huyết, thảo luận nhóm trong 3’ trả lời 3 câu hỏi mục Ñ mục II. + Nêu cấu tạo bạch huyết ? + Mô tả đường đi của mạch bạch huyết trong phân hệ lớn. + Mô tả đường đi của mạch bạch huyết trong phân hệ nhỏ. + Hệ bạch huyết có vai trò gì ? + Vai trò của phân hệ bạch huyết nhỏ là gì? + Vai trò của phân hệ bạch huyết lớn là gì? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - Quan sát hình 16-2 sự di chuyển của bạch huyết, thảo luận nhóm trong 3’ trả lời 3 câu hỏi mục Ñ mục II + Gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ + Bắt đầu từ mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nữa bên trái và toàn bộ phần dưới của cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch BH rồi đến các mạch BH lớn hơn, rồi tập trung vào ống BH và cuối cùng tập trung vào tỉnh mạch máu ( tĩnh mạch dưới đòn) + Cũng giống đường đi của mạch BH trong phân hệ lớn, nhưng khác ở nơi bất đầu là các mao mạch BH của nữa bên phải cơ thể + Vai trò của hệ BH: cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể - Phân hệ bạch huyết nhỏ: thu bạch huyết ở nữa trên bên phải cơ thể đổ vào tĩnh mạch máu. - Phân hệ bạch huyết lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể đổ về tim. - Nhận xét, bổ sung, kết luận II. Lưu thông mạch bạch huyết 1. Cấu tạo: - Gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. - Sự di chuyển của bạch huyết: Mao mạch bạch huyết ® Mạch BH ® Hạch BH ® Mạch BH ® Ống BH ® Tĩnh mạch (hệ tuần hoàn) ( Bạch huyết có thành phần giống máu chỉ khác là không có hồng cầu, ít tiểu cầu) 2. Vai trò: Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể 4. Củng cố: (5 phút) - Hãy xác định trên tranh vẽ con đường đi của hệ tuần hoàn. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK - Về nhà xem kĩ nội dung cấu tạo, Kẽ bảng 17-1 và dự kiến tình huống trả lời - Xem trước và soạn bài 15 Cấu tạo của tim và mạch máu IV. Rút kinh nghiệm - GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Châu Thới, ngày....tháng....năm 2018 KÝ DUYỆT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_8_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc