Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

-  KT: Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan đến các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong cơ thể.

- KN: Rèn kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát

    - TĐ: Có ý thức về giữ gìn vệ sinh rèn luyện thân thể chống các bệnh tật về xương, cơ.

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
  2. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học

III/ Các bước lên lớp

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
  3. Nội dung bài mới:

Các em đã từng nhìn thấy máu, máu chảy ra từ đâu? Vậy máu có vai trò gì với đời sống?

doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 19/9/2017
Tiết số: 13 Tuần: 07
Chương III: TUẦN HOÀN 
Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I/ Mục tiêu:
- KT: Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan đến các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong cơ thể.
- KN: Rèn kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát
 - TĐ: Có ý thức về giữ gìn vệ sinh rèn luyện thân thể chống các bệnh tật về xương, cơ.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
Nội dung bài mới:
Các em đã từng nhìn thấy máu, máu chảy ra từ đâu? Vậy máu có vai trò gì với đời sống?
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ I: Tìm hiểu về thành phần và chức năng của máu.(18 phút)
+ Máu có ở đâu? Được sinh ra từ đâu?
- HS nghiên cứu thí nghiệm H 13 SGK trả lời
 - Hướng dẫn HS về thí nghiệm H 13 SGK trả lời 
- Yêu cầu HS thục hiện s
+ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
+ Máu gồm những thành phần nào và chiếm bao nhiêu phần trăm?
+ Vì sao máu có màu đỏ?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Yêu cầu HS Nghiên cứu bảng 13 SGK
- Hướng dẫn HS Nghiên cứu bảng 13 SGK
+ Huyết tương gồm có những thành phần nào?
+ Khi cơ thể bị mất nước nhiều ( Do tiêu chảy, lao động,..), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
+ Thành phần chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó? 
+ Hồng cầu có đời sống khoảng bao nhiêu ngày?
+ Hồng cầu mới sinh ra từ?
- Các em hãy đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
- Nhận xét, tiểu kết
+ Vậy hồng cầu có vai trò gì trong cơ thể?
+ Có trong cơ thể người, được sinh ra từ tuỷ đỏ của xương
- Nghiên cứu thí nghiệm, trả lời: 
- HS thục hiện s
- Bài tập:
 + Máu gồm: Huyết tương và các tế bào máu.
 + Các tế bào máu gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ SGK/42( Gồm huyết tương 55% và các tế bào máu45%)
+ Vì hồng cầu máu có màu đỏ
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Nghiên cứu bảng 13 SGK, trả lời:
+ Nước 90%
+ Các chất khác 10% như:
. Các chất dinh dưỡng . Các chất cần thiết khác
. Muối khoáng
. Chất thải của tế bào
+ Không, máu sẽ đặc và vận chuyển khó khăn hơn
+ Huyết tương tham gia vận chuyển các chất: dinh dưỡng, hoocmôn, kháng thể, muối khoáng, các chất thải, trong cơ thể
+ Hồng cầu có đời sống từ 30 – 40 ngày, tối đa 100- 120 ngày à chết, xác ở lại lá lách, gan.
+ Hồng cầu mới sinh ra từ tủy đỏ của xương
+ Máu từ phổi à tim = nhiều O2 nên máu đỏ tươi. + Máu tế bào à tim = nhiều CO2 nên máu đỏ thẫm.
+ Vận chuyển O2 và CO2
I/ Máu
1. Tìm hiểu về thành phần cấu tạo của máu
 Gồm:
- Huyết tương (chiếm 55%): lỏng trong suốt, màu vàng 
- Các tế bào máu (chiếm 45%): gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 
- Lưu ý: bạch cầu có 5 loại là: bạch cầu (ưa kiềm, trung tính, ưa axit, limphô, monô)
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu:
- Huyết tương: 
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng, dễ lưu thông trong mạch.
+ Tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể
- Hồng cầu: vận chuyển khí O2 và CO2
HĐ II: Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể.(18 phút)
- Yêu cầu HS Nghiên cứu thông tin và quan sát H13-2 SG trả lời câu hỏi sau:
+ Môi trường trong cơ thể gồm có thành phần nào?
+ Chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào?
- GV: Giải thích mối quan hệ của máu, nước mô và bạch huyết.
+ Các tế bào cơ, não của cơ thể người có thể trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS Nghiên cứu thông tin và quan sát H13-2 SGK
+ Gồm: Máu, bạch huyết và nước mô
+ Mạch bạch huyêt: Một số thành phần của máu thẫm thấu qua thành mạch máu => tạo ra nước mô; Nước mô thẫm thấu qua thành bạch huyết => bạch huyết; Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết => đổ về tỉnh mạch máu và hòa vào trong máu.
+ Các tế bào cơ, não do nằm ở phần sâu trong cơ thể không tiếp xúc với môi trường ngoài nên không thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài .
+ Sự trao đổi chất giữa các tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong
II/ Môi trường trong cơ thể
- Gồm các thành phần: Máu, bạch huyết và nước mô
- Có mối quan hệ mật thuyết theo sơ đồ sau:
Máu	 Nước mô
 Bạch huyết
- Môi trường trong thường xuyên giúp môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất
 4. Củng cố: (5 phút)
+ Máu gồm những thành phần nào cấu tạo nên?
+ Chức năng của huyết tương và hồng cầu? 
+ Môi trường trong gồm những thành phần nào? Có vai trò gì đối với cơ thể sống
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
+ Về nhà học bài và làm bài tập SGK
+ Xem tiếp bài 14, Xem trước các nội dung hoạt động chủ yếu của bạch cầu, sự miễn dịch
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 19/9/2017
Tiết số: 14 Tuần: 07
 Bài 14: BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH 
I/ Mục tiêu:
- KT: Trình bày được khái niệm miễn dịch.
- KN: Rèn kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát
 - TĐ: Có ý thức phòng bệnh dịch.
II/ Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn giáo án
 2. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
+ Máu gồm những thành phần nào cấu tạo nên?
+ Chức năng của huyết tương và hồng cầu? 
+ Môi trường trong gồm những thành phần nào? Có vai trò gì đối với cơ thể sống
Nội dung bài mới: 
HĐ của Thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm (16 phút)
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 14- 1. Trả lời câu hỏi:
+ Khi cơ thể bị các vi sinh vật xâm nhập thì hoạt động nào xảy ra đầu tiên?
+ Sự thực bào là gì? 
+ Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?
- Quan sát H 14- 2, 3, đọc thông tin
+ Kháng nguyên là gì? 
+ Kháng thể là gì?
+ Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
- Quan sát H 14- 4
+ Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
+ Các bạch cầu tham gia bảo vệ bảo vệ bằng các cơ chế nào?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu
- HS đọc thông tin SGK, quan sát H 14- 1,2,3,4 => 
+ Hoạt động thực bào
+ Thực bào là hiện tượng bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng đi. 
+ Có 2 loại bạch cầu tham gia vào thực bào là: bạch cầu trung tính và đại thực bào (được phát triển từ bạch cầu mônô)
+ KN là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. KT là những phân tử prôtêin được tạo ra chống lại các kháng nguyên.
+ Bằng cách tiết ra các kháng thể, các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên
+ Bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng (nhờ cơ chế chìa khóa và ổ khóa giữa kháng thể và kháng nguyên), tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy
- Trả lời:
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I/ Các hoạt động chủ yếu của bach cầu 
 Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: 
- Thực bào
- Tạo ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên 
- Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.
HĐ 2: Hình thành khái niệm miễn dịch (15 phút)
- Yêu cầu HS đọc thông tin thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:
+ Miễn dịch là gì? 
+ Có những loại miễn dịch nào? 
+ Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và nhân tạo như thế nào?
+ Nêu ví dụ về miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Đọc thông tin thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. 
+ Miễn dịch có thể có được tự nhiên hay nhân tạo 
+ Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và nhân tạo:
Tự nhiên
Nhân tạo
có được ngẫu nhiên từ cơ thể sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiểm bệnh.
có được không ngẫu nhiên mà có, do đã tiêm phòng vacxin của 1 bệnh nào đó.
VD: 
+ Loài người không mắc bệnh lở mồm long móng của trâu bò. . .
+ Những người đã mắc bệnh sởi, thuỷ đậu, quay bị thì không mắc lại bệnh đó nữa.
VD: 
Tiêm ngừa bệnh bại liệt, bệnh lao. . .
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
- Miễn dịch tự nhiên: có được ngẫu nhiên từ cơ thể sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiểm bệnh (miễn dịch tập nhiễm) 
- Miễn dịch nhân tạo: có được không ngẫu nhiên, do đã tiêm phòng vacxin của 1 bệnh nào đó.
Củng cố: (5 phút)
- Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? 
- Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào, nêu ví dụ?
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Xem trước và soạn bài 15, xem trước nội dung về các nguyên tắc truyền máu.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Châu Thới, ngày tháng năm 2018
 KÝ DUYỆT
...........................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_7_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc