Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

  1. KT: 

+ So sánh bộ xương và hệ cơ của người so với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo.

+ Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ xương và cơ. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS

 2. KN: Qua sát tranh, so sánh bộ xương, hệ cơ người và thú

      3. TĐ: Có ý thức về giữ gìn vệ sinh rèn luyện thân thể chống các bệnh tật về xương, cơ.

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
  2. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học

III/ Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Công cơ là gì? Công cơ được sử dụng vào mục đích nào? 

-  Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?

doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 11/9/2018
Tiết số: 11 Tuần: 06
 Bài 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG.
 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I/ Mục tiêu:
KT: 
+ So sánh bộ xương và hệ cơ của người so với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo.
+ Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ xương và cơ. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS
 2. KN: Qua sát tranh, so sánh bộ xương, hệ cơ người và thú
 3. TĐ: Có ý thức về giữ gìn vệ sinh rèn luyện thân thể chống các bệnh tật về xương, cơ.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Công cơ là gì? Công cơ được sử dụng vào mục đích nào? 
- Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?
Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ I: Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú.(15 phút)
Hướng dẫn học sinh quan sát hình 11-1, 11-2, 11-3 SGK (so sánh x sọ người và thú; cột sống người và thú; xương bàn chân người và thú)à thực hiện s
+ Quan sát hình vẽ bộ xương người và bộ xương thú làm bài tập ở bảng 11
+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, hướng dẫn học sinh so sánh xương người và xương thú 
điền vào bài tập bảng 11
- Yêu cầu HS trình bày kết quả 
- Nhận xét, bổ sung 
+ Những đặc điểm nào của xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân? 
+Những đặc điểm nào của xương người có sự tiến hóa?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
Quan sát hình 11-1, 11-2, 11-3 SGKà thực hiện s
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
-Tỉ lệ sọ/ mặt
- Lồi cằm ở X mặt
- Lớn
- Phát triển
- Nhỏ
-Không có
-Cột sống
- Lồng ngực
- Cong 4 chỗ
- Nở sang 2 bên
- Hình cung
- Nở theo chiều lưng bụng
-Xương chậu
-Xương đùi
- X. bàn chân
- X. gót (thuộc X cổ chân)
- Nở rộng
- Phát triển khỏe
- X. ngón ngắn, bàn chân hình vòm
-Lớn, phát triển về phía trước
- Hẹp
- Bình thương
- X. ngón dài, bàn chân phẳng
- Nhỏ
- Trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung
+ Đặc điểm: Cột sống cong 4 chỗ; Lồng ngực nở sang 2 bên; sự tiến hóa về xương tay, xương chân, khớp tay, khớp chân
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I/ Sự tiến hóa của xương người so với xương thú
 Sự tiến hóa của xương người: 
- Hộp sọ phát triển.
- Cột sống cong ở 4 chỗ
- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên
- Xương chậu nở, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triển
HĐ II: Tìm hiểu sự tiến hóa của hệ cơ người so với thú.(8 phút)
- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H 11-4 và trả lời câu hỏi
+ Sự tiến hoá của hệ cơ người so với cơ thú thể hiện ở những đặc điểm nào?
- Bổ sung: Quá trình tiến hoá: con người dùng thức ăn nấu chín (cơ nhai không phát triển); cơ nét mặt phân hoá; lao động; tiếng nói, tư duy
- Tóm tắc ghi bảng
- Đọc thông tin và quan sát H 11-4 và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
+ Cơ mặt phân hoá biểu hiện tình cảm khác nhau. 
+ Cơ vận động lưỡi phát triển, 
+ Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển,
+ Cơ tay phân hoá: cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt là cơ vận động ngón cái phát triển 
=>Giúp con người có khả năng lao động.
II/ Sự tiến hóa của hệ cơ người so với thú
- Cơ mặt phân hoá biểu hiện tình cảm khác nhau. 
- Cơ vận động lưỡi, cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân, cơ tay phân hoá: cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt là cơ vận động ngón cái, phát triển => Giúp con người có khả năng lao động.
HĐ 3: Tìm hiểu vệ sinh hệ vận động (8 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin quan sát hình trả lời 2 câu hỏi mục Ñ 
+ Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
+ Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì?
- Bổ sung: Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tắm nắng để có vitamin D chuyển hoá Ca thành xương; 
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết 
- Đọc và quan sát hình trả lời 2 câu hỏi mục Ñ
+ Luyện tập TDTT, lao động vừa sức và có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Mang vác vừa sức, đi đứng, làm việc, học tập với tư thế ngay ngắn
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
III/ Vệ sinh hệ vận động
 Để hệ cơ xương phát triển cần:
- Luyện tập TDTT và lao động vừa sức 
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí và tắm nắng. 
 Để chống cong, vẹo cột sống: 
- Mang vác vừa sức, đều 2 vai. 
- Làm việc, ngồi học với tư thế ngay ngắn.
4. Củng cố: (5 phút)
* Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào ô vuông chỉ đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật. 
A. Xương sọ lớn hơn xương mặt 	ð 
B. Cột sống hình vòng cung 	ð
C. Lồng ngực nở theo chiều lưng - bụng.	ð
D. Cơ nét mặt phân hoá	 	ð 
Cơ nhai phát triển 	ð
Khớp cổ tay kém linh động	ð
Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng	ð 
Xương chậu phát triển tạo hố khớp sâu 	 	ð
Ngón chân cái đối diện với 4 ngón kia. 	ð
ĐÁP ÁN:
D VÀ H
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
	- Về nhà học bài.
- Nhóm học sinh chuẩn bị: 
 + 2 nẹp tre dài 30 – 40 cm x rộng 4 – 5 cm 
`	 + 1 cái kéo, 4 cuộn băng y tế, 2 miếng gạc / vải sạch. 
- Xem trước nội dung bài thực hành. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 11/9/2018
Tiết số: 12 Tuần: 06
 Bài 12: THỰC HÀNH: 
 TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
 CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I/ Mục tiêu:
1. Kiến Thức: Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương 
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng thực hiện các thao tác sơ cứu người bị gãy xương cẳng tay.
 3. Thái độ: Nghiêm túc và làm việc cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: 
 1. Thầy: Soạn giáo án, chuẩn bị cá nội dung cần thiết cho buổi thực hành
 2. Trò:
 - Nhóm học sinh chuẩn bị: 
+ 2 nẹp tre dài 30 – 40 cm x rộng 4 – 5 cm 
+ 1 cái kéo, 4 cuộn băng y tế, 2 miếng gạc / vải sạch. 
 - Xem trước nội dung bài thực hành.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới: 
 Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương như: tai nạn giao thông, té, đánh nhau,  Khi đó chúng ta cần cấp cứu như thế nào để sơ cứu người gãy xương nhằm tránh những thương tật do gãy xương ?
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Chuẩn bị dụng cụ thực hành. (3 phút)
Yêu cầu HS trình bày các dụng cụ đã chuẩn bị à GV kiểm tra từng nhóm
Trình bày dụng cụ cho GV kiểm tra
I/ Chuẩn bị: 
- 4 cuộn băng y tế (dài 20 cm)
- 4 miếng vải sạch 20x40cm
- 2 nẹp gỗ hoặc tre dài 30 x 40cm rộng 4-5cm, dày 0,6-1cm
HĐ 2: Nguyên nhân bị gãy xương , học sinh tập sơ cứu và băng bó. (26 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc 4 câu hỏi, thảo luận nhóm trong 3’ trả lời câu hỏi SGK
+ Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
+ Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần lưu ý điều gì? 
+ Gặp người bị nạn gãy xương, chúng ta có nên nắn lại chỗ xương gãy không? Vì sao?
- Giáo dục học sinh khi tham gia giao thông, 
Giới thiệu các thao tác băng bó người bị gãy xương cẵng tay.
- Treo bảng con, giáo viên nêu các thao tác sơ cứu và băng bó cho người gãy xương. Lưu ý học sinh trường hợp xương cẳng tay. 
- Yêu cầu học sinh các nhóm thực hiện theo hướng dẫn với xương cẳng tay: Sơ cứu và băng bó 
Kiểm tra, lưu ý những nhóm chưa làm đúng
- Thảo luận nhóm 2 bạn đại diện phát biểu, bổ sung. 
+ Do sự biến đổi về tỉ lệ cốt giao và chất canxi.
+ Thực hiện đúng luật giao thông: đi đúng phần đường qui định, không được lạng lách trên đường
+ Không nên nắn lại xương gãy vì chúng ta có thể làm xương đâm vào mạch máu hoặc dây thần kinh nên chỉ làm công tác sơ cứu và đem đi đến trạm y tế gần nhất.
- Nghe giáo viên bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. 
- Quan sát các thao tác thực hiện băng bó cho người bị gãy xương chân, tay.
-Nghe giáo viên hướng dẫn các thao tác thực hiện. 
- Chú ý trường hợp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay. 
Nhóm thực hiện theo hướng dẫn.
II. Nội dung và cách tiến hành
 1. Nguyên nhân và những lưu ý khi bị gãy xương: 
* Nguyên nhân gãy xương: tai nạn,  
* Lưu ý khi bị gãy xương: 
- Đặt nạn nhân nằm yên, không nắn bóp vết thương bừa bãi, 
- Dùng gạc hay khăn sạch lau lau sạch vết thương. 
-Tiến hành sơ cứu.
2. Phương pháp sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương: 
 a. Phương pháp sơ cứu: 
- Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên chỗ xương gãy
- Lót vải mềm xếp dày vào những chổ đầu xương, 
- Buột định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. 
* Nếu chỗ gãy là xương cẵng tay thì dùng 1 nẹp gỗ đỡ lấy cẳng tay. 
 a. Băng bó cố định:
a.1.Xương tay: 
- Dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, 
- Làm dây đeo cẳng tay vào cổ 
a.2. Xương ở chân: Băng từ cổ chân vào. 
* Nếu là xương đùi: 
- Nẹp từ xương sườn đến gót chân. 
- Buộc cố định ở phần thân.
HĐ 3: Viết bày tường trình. (7 phút)
Yêu cầu HS viết bày tường trình:Viết tường trình thực hiện các phương pháp băng bó xương cánh tay.
III. Bài thu hoạch
Trình bày cách sơ cứu và băng bó cho người gãy xương tay.
Củng cố: (5 phút)
- Cho học sinh dọn dẹp, vệ sinh. 
- Thu bài tường trình. 
- Nhận xét tinh thần làm việc của học sinh 
- Kết quả đạt được của một số nhóm 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
 	Xem trước và soạn bài 13 tìm hiểu về cấu tạo và thành phần của máu, chức năng của huyết tương và hồng cầu
IV. Rút kinh nghiệm: 
1. GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2. HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
	Châu Thới, ngày....tháng....năm 2018
 KÝ DUYỆT
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_6_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc