Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu

  1. Kiến thức: 

    - Biết: Mô tả được cấu tạo của bắp cơ.

    - Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động. 

  1. Kỹ năng: rèn kĩ năng: 
  • Quan sát tranh  rút ra kiến thức
  • Thu thập thông tin, khái quát hoá. 

   3. Thái độ: nghiêm túc 

  1. Chuẩn bị

   - Thầy: Tranh vẽ phóng to : Hình 9-1® 9-4; Dụng cụ: 1 búa y tế 

   - Trò: xem trước nội dung bài 9 

III. Các bước lên lớp:

   1. Ổn định lớp: 1’

   2. Kiểm tra bài cũ:( kiểm tra 5')   

Câu 1: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương

Câu 3: Nêu cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt, đặc điểm khác nhau giữa xương ngắn và xương dài

    3. Nội dung bài mới:  

Hệ vận động cấu tạo nhờ xương và cơ, chúng ta đã biết cấu tạo và tính chất của xương. Vậy cơ có cấu tạo và tính chất như thế nào ? 

doc 7 trang Khánh Hội 20/05/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Soạn ngày 3/9/2018
Tuần: 5- Tiết: 9
Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ 
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Biết: Mô tả được cấu tạo của bắp cơ.
 - Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động. 
Kỹ năng: rèn kĩ năng: 
Quan sát tranh rút ra kiến thức
Thu thập thông tin, khái quát hoá. 
 3. Thái độ: nghiêm túc 
Chuẩn bị: 
 - Thầy: Tranh vẽ phóng to : Hình 9-1® 9-4; Dụng cụ: 1 búa y tế 
 - Trò: xem trước nội dung bài 9 
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ:( kiểm tra 5')	
Câu 1: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương
Câu 3: Nêu cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt, đặc điểm khác nhau giữa xương ngắn và xương dài
 3. Nội dung bài mới: 
Hệ vận động cấu tạo nhờ xương và cơ, chúng ta đã biết cấu tạo và tính chất của xương. Vậy cơ có cấu tạo và tính chất như thế nào ? 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động1: Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ. (16 phút)
- Hướng dẫn học sinh quan sát trên tranh phóng to hình 9-1, cho học sinh quan sát, nhận biết cấu tạo bắp cơ, bó cơ, tơ cơ và tiết cơ. 
+ Bắp cơ có cấu tạo như thế nào? 
+ Sợi cơ ( tế bào cơ) có cấu tạo như thế nào?
- Giáo viên nói thêm về tiết cơ
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết 
Quan sát tranh theo hướng dẫn; nghe giáo viên thông báo về cấu tạo của bắp cơ và bó cơ- trả lời:
+ Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, bên ngoài là màng liên kết; 2 đầu thon có gân; phần bụng phình to.Tong có nhiều sợi cơ tập trung thành bó.
+ Gồm nhiều tơ cơ, có 2 loại tơ cơ xếp xen kẽ tạo thành vân tối và vân sáng
- Nhận xét, bổ sung kết luận
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ: 
 1. Cấu tạo bắp cơ: 
- Ngoài: là màng liên kết; hai đầu thon có gân; phần bụng phình to. 
- Trong: có nhiều sợi cơ tập trung thành bó 
2. Tế bào cơ: (sợi cơ) gồm nhiều tơ cơ, có 2 loại tơ cơ xếp xen kẽ tạo thành vân tối và vân sáng: 
- Tơ cơ dày ® vân tối. 
- Tơ cơ mãnh ® vân sáng. 
Ngoài ra, giữa 2 đ.vị cấu trúc còn có tiết cơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của bắp cơ. (8 phút)
- Yêu cầu HS quan sát hình 9-2, đọc thông tin tìm hiểu thí nghiệm co cơ chân ếch khi có kích thích. 
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn mục Ñ. 
+ Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế gõ nhẹ vào gân xương bến chè thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Quan sát hình 9- 3 mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối? Dựa vào đó em hãy giải thích cơ chế của sự co cơ.
+ Khi nào cơ co? Quá trình co cơ như thế nào? 
+ Gập cẳng tay vào sát cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
+Vậy tính chất của cơ là gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Cá nhân quan sát theo hướng dẫn của GV, đọc thông tin, 
- Làm thí nghiệm mục Ñ
+ Hiện tượng: phần cẳng chân sẽ đá về phía trước, cơ co.
+ HS giải thích: 
+ Khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh phát lệnh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh 
+ Bắp cơ nổi lên vì cơ co. Các tơ cơ mãnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại => co cơ
+ Tính chất của cơ là co và dãn.
- Nhận xét, bổ sung kết luận
II. Tính chất của cơ: 
- Khi cơ co: Các tơ cơ mãnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại. 
- Tính chất của cơ là co và dãn. 
Hoạt động 3:Tìm hiểu về ý nghĩa hoạt động của cơ (7 phút)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 3’ trả lời 2 câu hỏi mục Ñ:
+ Quan sát hình 9-4, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì ? 
+ Phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay? 
- Yêu cầu HS quan sát hình 9-4, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì ? 
+ Sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 9-4, 
+ Sự co cơ có tác dụng gì ? 
- GV hướng dẫn sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay. 
+ Vậy sự sắp xếp các cơ trên có ý nghĩa gì?
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
- Thảo luận nhóm- trả lời câu hỏi:
+ Khi cơ co à xương vận động à cơ thể vận động
+ Sự sắp xếp các cơ trên cơ thể thường tạo thành cắp đối kháng. Cơ này kéo xương về một phía thì cơ kia kéo về phía ngược lại
Ví dụ: Cơ nhị đầu cánh tay co, năng cẳng tay về phía trước, cơ tam đầu co thì duỗi cẳng tay ra. Cơ co làm xương cử động
- Nhận xét, bổ sung kết luận 
III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ: 
 Cơ thường bám vào 2 đầu xương: 
- Khi cơ co làm xương cử động ® vận động của cơ thể. 
- Sự sắp xếp các cơ trên cơ thể tạo thành cặp đối kháng ® phối hợp hoạt động giữa các nhóm cơ. 
4. Củng cố: 5’
Câu 1( SGK): Khi đứng cả 2 cơ gấp và cơ duỗi cẵng chân cùng co, nhưng không co tối đa ® xương giữ cơ thể ở vị trí thăng bằng. 
Câu 2( SGK) : Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.Vì cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi mất khả năng tiếp nhận kích thích (mất trương lực cơ) ở người bị liệt. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
Về nhà học bài và xem trước bài 10, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chống mỗi cơ
IV. Rút kinh nghiệm: 
 - GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 - HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 3-9-2018
Tuần: 5;Tiết: 10
 Bài 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh.
 - Kĩ năng: Sử dụng máy ghi công
 - Thái độ: Luyện tập thể dục, rèn luyện cơ thể
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Máy ghi công của cơ
 2. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co?
- Giải thích cơ chế co cơ, ý nghĩa của hoạt động co cơ?
3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động của cơ và công của cơ.(7 phút)
- Yêu cầu HS thực hiện Ñ
- Yêu cầu HS đọc thông tin àgiải thích nội dung thông tin 
+ Từ bài tập trên em có nhận xét gì về mối liên quan giữa cơ - lực và co cơ?
+ Thế nào là công của cơ và được tính như thế nào?
+ Cơ co phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Công cơ có tác dụng gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết 
- Thực hiện Ñ à điền vào chỗ trống:
+ Cơ; Lực đẩy; Lực kéo
+ SGK
+ Là khi cơ co tạo ra một lực => công của cơ
A= Fs
+ Lực tác động
+ Công cơ dùng để vận động và lao động
- Nhận xét, bổ sung kết luận.
I. Công cơ: 
- Khi cơ co tạo ra một lực để sinh công (công cơ). 
- Công cơ dùng để vận động và lao động. 
Ct: A= Fs 
F: Lực tác động
S: quảng đường
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân mỏi cơ. ( 16 phút)
- Nghiên cứu hình 10, đọc và làm thí nghiệm (SGK), hoàn thành bảng 10.
 + Từ bảng 10 hãy cho biết với khối lượng của vật như thế nào thì công của cơ đạt cao nhất?
+ Khi ngón tay trỏ kéo - thả quả cân nhiều lần thì biên độ co trong quá trình thí nghiệm kéo dài sẽ như thế nào?
+ Khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?
+ Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặc tên là gì?
+ Sự mỏi cơ là gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi cơ?
+ Vậy mỏi cơ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và lao động? 
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
+ Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập có hiệu quả?
+ Khi bị mỏi cơ cần làm gì?
+ Để giúp cơ làm việc dẻo dai (nâng cao năng suất lao động) cần phải làm gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Làm thí nghiệm mục Ñ
+ HS giải thích: Cơ co tạo ra một lực, làm lực dịch chuyển sinh ra công. Công cơ có trị số lớn nhất khi cơ co để năng một vật có khối lượng thích hợp với nhịp co cơ vừa phải
+ Thí nghiệm kéo dài thì biên độ co cơ giảm dần.
+ Mệt, mỏi chân vì cơ chân làm việc quá sức.
+ Sự mỏi cơ
- Nhận xét, bổ sung kết luận
- Đọc thông tin, trả lời: SGK
+ Khi cơ làm việc quá sức lượng oxi cung cấp cho cơ bị thiếu nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ làm cơ mỏi
+Khi cơ mỏi sức khoẻ và hiệu quả công việc cũng giảm.
- Nhận xét, tiểu kết
+ Cần rèn luyện thân thể: thông qua lao động và thông qua TDTT => làm tăng co cơ và sức lao động của cơ là biện pháp nâng cao, năng suất lao động
+ Nghỉ ngơi, xoa bóp cho máu lưu thông, hít sâu thở nhẹ. Sau hoạt động chạy cần đi lại từ từ để nhịp hô hấp trở lại bình thường, nghỉ ngơi.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Sự mỏi cơ: 
 Là cơ làm việc quá sức và kéo dài dẫn đến biên độ co cơ giảm.
1. Nguyên nhân sự mỏi cơ: 
 Lượng oxi cung cấp cho cơ bị thiếu nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ. 
2. Biện pháp chống mỏi cơ: 
* Khi bị mỏi cơ:
- Hít thở sâu 
- Nghỉ ngơi, 
- Xoa bóp cơ 
- Uống nước đường. 
* Giúp cơ làm việc dẻo dai:
- Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí. 
- Thường xuyên luyện tập TDTT => tăng khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ.
Hoạt động 3: Nên rèn luyện cơ như thế nào? ( 8 phút)
Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Những hoạt động nào được xem là sự luyện tập cơ?
HS dựa vào kết quả hoạt động 1 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
+ Luyện tập thường xuyên có tác dụng gì?
+ Nêu một số biện pháp tập luyện để có kết quả tốt?
GV cho HS liên hệ với thực tế bản thân: Em đã lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện nào chưa? Hiệu quả như thế nào? 
- Nhận xét, bổ sung tiểu kết 
- HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+Yếu tố:
- TK: Tinh thần thoải mái, có ý thức cố gắngà co cơ tốt hơn 
- Thể tích cơ thể: Bắp cơ lớn co cơ mạnh.
- Khả năng dẽo dai bền bỉ, làm việc lâu mỏi
+ Đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội..
+ Tăng thể tích lòng ngực (TDTT), Tăng co cơ: làm việc dẽo dai; Tăng hoạt động cơ quan khác: Hô hấp, tuần hoàn, thần kinh sảng khoái.
+ Tập TD vào buổi sáng, TD giữa giờ, Chơi bóng bàn, bóng đá..tham gia lao động sản xuất vừa sức
- Trả lời:
- Nhận xét, bổ sung kết luận
III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ: 
 Luyện tập TDTT và lao động vừa sức giúp: 
+ Tăng thể tích cơ ® tăng lực cơ. 
+ Tăng năng lực hoạt động của hệ hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh ® tinh thần sảng khoái ® làm việc có năng suất cao.
+ Xương chắc khoẻ
 - Các hình thức luyện tập: đi bộ, chạy bộ, đạp xe dạp, bơi lội
4. Củng cố: (5 phút)
 - Công cơ là gì? Công cơ được sử dụng vào mục đích nào? 
- Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
Học bài và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
Xem trước và soạn bàì 11, sự tiến hoá bộ xương và hệ cơ của người so với thú
IV. Rút kinh nghiệm: 
- GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Châu Thới, ngày....tháng....năm 2018
 KÝ DUYỆT
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_5_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc