Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
Kiến thức:
- Biết được tác hại của dịch bệnh AIDS
- Trình bày rõ tác hại của bệnh AIDS, xác định được con đường lây bệnh và cách ngừa bệnh.
- Nêu được các đặc điểm sống của vi rút gây bệnh AIDS
- Biết cách phòng bệnh AIDS cho bản thân
Kĩ năng: Phân tích, giải thích thảm họa AIDS
Thái độ: Giáo dục HS có cách sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Soạn giáo án
2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-sinh-hoc-lop-8-tuan-35-nam-hoc-2018-2019-truong-thcs_Puc7yitIwr.jpg)
Ngày soạn: 17-04-2019 Tiết số: 69 Tuần: 35 Bài 65: ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: - Biết được tác hại của dịch bệnh AIDS - Trình bày rõ tác hại của bệnh AIDS, xác định được con đường lây bệnh và cách ngừa bệnh. - Nêu được các đặc điểm sống của vi rút gây bệnh AIDS - Biết cách phòng bệnh AIDS cho bản thân Kĩ năng: Phân tích, giải thích thảm họa AIDS Thái độ: Giáo dục HS có cách sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Soạn giáo án 2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Nêu tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai? - Cách phòng tránh có hiệu quả cao đối với các bệnh trên. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút) a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 65 Nội dung: Bài 65: ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI b) Cách thức tổ chức hoạt động: HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Kiến thức 1: (10 phút) a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh HIV. Nội dung: AIDS là gì? HIV là gì b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Yêu cầu HS đọc thông tin à trả lời: + AIDS là gì? HIV là gì? + Vi rút HIV có cấu tạo như thế nào? Nó tấn công vào cơ thể người như thế nào? - Yêu cầu HS hoàn thiện bảng 65 - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết. - HS đọc thông tin à trả lời: + AIDS là thuật ngữ quốc tế có nghĩa tiếng Việt là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người + Cấu tạo: SGK/203; nó xâm nhập vào cơ thể người thì tấn công vào tế bào limphô à phá hủy hệ hống miễn dịch của cơ thể. - HS hoàn thiện bảng 65 Phương thức lây truyền HIV/AIDS Tác hại của HIV/AIDS - Qua đường tình dục - Quan hệ tình dục không an toàn - Qua nhau thai Làm cơ thể mất khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong - Nhận xét, bổ sung, kết luận I. AIDS là gì? HIV là gì? - AIDS là thuật ngữ quốc tế có nghĩa tiếng Việt là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. - HIV là một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người Kiến thức 2: (8 phút) a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu đại dịch AIDS Nội dung: Đại dịch AIDS - thảm họa của loài người? b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Yêu cầu HS đọc thông tin àtrả lời câu hỏi: + Tác hại của AIDS đối với nhân loại? + Tình hình người nhiễm HIV/ AIDS ở Việt Nam được thống kê như thế nào? - Nhận xét, bổ sung, kết luận - HS đọc thông tin àtrả lời câu hỏi: + Lây lang rất nhanh; chưa có thuốc đặc trị; gây tử vông cao; suy giảm nồi giống nhân loại + Năm 1980 có vài chục người nhiễm; năm 2003 có 68000 người nhiễm - Nhận xét, bổ sung, kết luận II. Đại dịch AIDS -thảm họa của loài người? Làm lây lang rất nhanh; chưa có thuốc đặc trị; gây tử vông cao; suy giảm nồi giống nhân loại Kiến thức 3: (8 phút) a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu các biện pháp tránh lây nhiễm AIDS/ HIV Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi ▼ + Dựa vào những phương thức lây truyền đã biết ở mục I, hãy tự đề xuất các biện pháp phòng tránh HIV: - Nhận xét, bổ sung, kết luận - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi ▼: Dựa vào những phương thức lây truyền đã biết ở mục I, hãy tự đề xuất các biện pháp phòng tránh HIV: + Chủ động phòng tránh + Chú ý không làm lây nhiễm HIV cho người khác - Nhận xét, bổ sung, kết luận III. Các biện pháp tránh lây nhiễm AIDS/ HIV - Cần chủ động phòng tránh bị lây nhiễm - Không tiêm chích ma tuý, không dung chung kim tim, kiểm tra máu trước khi truyền. - Không quan hệ tình dục mất an toàn. - Người mẹ bị AIDS không nên sinh con. HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút) a) Mục đích hoạt động: Hệ thống kiến thức. Nội dung: Luyện tập b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Nêu tác hại của AIDS đối với nhân loại? - Lây lang rất nhanh; chưa có thuốc đặc trị; gây tử vông cao; suy giảm nồi giống nhân loại HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) a) Mục đích hoạt động: Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Cách phòng tránh có hiệu quả cao nhất đề phòng tránh HIV là gì? - Chủ động phòng tránh: Không tham gia các tệ nạn xã hội 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: - GV: + Về nhà học bài, làm bài tập 1,2 SGK; đọc mục em có biết + Xem tiếp và soạn tiết ôn tập bài 66: Các cơ quan bài tiết; quá trình tạo thành nước tiểu; cấu tạo và chức năng của da; cấu tạo và chức năng bộ phận của các hệ thần kinh;hệ thần kinh sinh dưỡng; chức năng cấu tạo các phần của mắt và tai; các tuyến nội tiết, sinh sản - HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV. IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) - Nêu rõ tác nhân gây bệnh AIDS? Tác hại của bệnh? - Các con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh AIDS, cách phòng tránh và chửa bệnh? - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: V. RÚT KINH NGHIỆM GV:...... HS:... Ngày soạn: 17-04-2019 Tiết số: 69 Tuần: 35 Bài 66: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: + Một số kiến thức cơ bản ở học kì II + Hệ thống được một số kiến thức cơ bản ở học kì II, củng cố và khắc sâu kiến thức đã học - Kĩ năng:Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra - Thái độ: Giáo dục HS ý thưc giữ gìn sức khỏe 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Soạn giáo án 2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút) a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 66 Nội dung: Bài 66: ÔN TẬP b) Cách thức tổ chức hoạt động: Ở học kì II chúng ta đã học được những nội dung kiến thức nào, hôm nay ta đi ôn lại những nội dung trọng tâm đã học. HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Kiến thức 1: (10 phút) a) Mục đích hoạt động: Ôn tập chương VII Nội dung: Chương VII: BÀI TIẾT b) Cách thức tổ chức hoạt động: - GV dặc câu hỏi hệ thống một số kiến thức cơ bản: 1. Cấu tạo và vai trò của hệ bài tiết như thế nào? 2. Quá trình lọc máu tạo thành nước tiểu như thế nào? 3. Quá trình thải nước tiểu như thế nào? 4. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là gì? 5. Xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết như thế nào? - Nhận xét, bổ sung - Trả lời câu hỏi: 1. Cấu tạo và vai trò của hệ bài tiết: * Cấu tạo: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. - Thận gồm 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. - Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận. - Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận. * Vai trò: - Giúp cơ thể thải các chất cặn bả do hoạt động trao đổi chất của tế bào và các chất dư thừa. - Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong. 2. Quá trình lọc máu tạo thành nước tiểu: Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình. - Quá trình lọc máu : diễn ra ở cầu thận à tạo ra nước tiểu đầu. - Quá trình hấp thụ lại: diễn ra ở ống thận hấp thụ các chất dinh dưỡng, nước.. - Quá trình bài tiết tiếp : diễn ra ở ống thận bài tiết các chất cặn bả, chất thừa à tạo thành nước tiểu chính thức. 3. Thải nước tiểu : Nước tiểu chính thứcà bể thậnàống dẫn nước tiểuàtích trữ ở bóng đáiàống đái ngoài. 4. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu : - Các vi khuẩn gây bệnh. - Các chất độc trong thức ăn. - Khẩu phần ăn không hợp lí. 5. Xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết : - Vệ sinh thân thể cũng như hệ bài tiết: hạn chế vi sinh vật gây bệnh. - Khẩu phần ăn hợp lí: + Thận không làm việc quá sức, hạn chế tác hại của các chất độc. + Tạo điều kiện thuận lợi lọc máu. - Không nhịn tiểu: để quá trình tạo nước tiểu liên tục, hạn chế tạo sỏi. I. Chương VII: BÀI TIẾT Kiến thức 2: (8’) a) Mục đích hoạt động: Ôn chương da. Nội dung: Chương VIII : Da b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Nêu hệ thống câu hỏi: 1. Cấu tạo da như thế nào? 2. Chức năng của da như thế nào? 1. Cấu tạo da: gồm 3 lớp: - Lớp biểu bì: tầng sừng, tầng tế bào sống. - Lớp bì: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi... - Lớp mở dưới da: lớp mỡ 2. Chức năng của da: - Bảo vệ cơ thể. - Tiếp nhận kích thích xúc giác. - Bài tiết và điều hòa thân nhiệt. - Da và sản phẩm của da tạo nên vẽ đẹp con người. II. Chương VIII : Da Kiến thức 3: (8’) a) Mục đích hoạt động: Ôn tập chương IX. Nội dung: Chương IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Nêu hệ thống câu hỏi: 1. Cấu tạo mắt như thế nào? 2. Cấu tạo của màng lưới như thế nào? 3. Cận thị là gì? Nêu nguyên nhân và cách khắc phục. 4. Viễn thị là gì? Nêu nguyên nhân và cách khắc phục. 5. Cấu tạo của tai và vệ sinh tai như thế nào? 6. Nêu PXCĐK và PXKĐK, ý nghĩa của phản xạ này đối với đời sống sinh vật, mối quan hệ giữa PXCĐK và PXKĐK. - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Trả lời câu hỏi: 1. Cấu tạo cầu mắt: - Màng cứng: phía trước là màng giác. - Màng mạch: phía trước là lồng đen. - Màng lưới: gồm tế bào nón và tế bào que. 2. Cấu tạo của màng lưới: * Màng lưới (tế bào thụ cảm ) gồm: - Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. - Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. * Điểm vàng: là nơi tập trung tế bào nón. * Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác. 3. Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. * Nguyên nhân: + Bẩm sinh: cầu mắt dài. + Do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách, thiếu ánh sáng nên thể thủy tinh quá phồng. * Cách khắc phục : đeo kính cận thị (kính mặt lõm). 4. Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. * Nguyên nhân : + Bẩm sinh: cầu mắt ngắn. + Do thể thủy tinh bị lão hóa nên mất khả năng điều tiết * Cách khắc phục: đeo kính viễn thị (kính mặt lồi). 5. Cấu tạo của tai và vệ sinh tai : * Cấu tạo của tai: - Tai ngoài : + Vành tai và ống tai. + Màng nhĩ: Ngăn cách ống tai với tai giữa. - Tai giữa: + Chuỗi xương tai: xương búa, xương đe, Xương bàn đạp. + Vòi nhĩ. - Tai trong: + Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên. + Ốc tai: ốc tai xương và ốc tai màng. * Biện pháp vệ sinh tai: - Tránh tiếng ồn. - Không dùng vật nhọn để ngoáy tai. - Vệ sinh tai bằng tăm bông. - Tránh bị viêm họng. 6. PXCĐK và PXKĐK, ý nghĩa của phản xạ này đối với đời sống sinh vật, mối quan hệ giữa PXCĐK và PXKĐK. * Phân biệt PXCĐK và PXKĐK: - PXCĐK: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. - PXKĐK: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. * Ý nghĩa: - Giúp con người thích nghi được với những điều kiện sống luôn thay đổi với môi trường. - Giúp con người học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, tập quán tốt, nếp sống văn hóa. * Mối quan hệ giữa PXCĐK và PXKĐK : - PXKĐK là cơ sở thành lập PXCĐK. - Phải có sự kết hợp giũa 1 kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. - Nhận xét, bổ sung, kết luận III. Chương IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN Kiến thức 4: (10 phút) a) Mục đích hoạt động: Ôn chương X Nội dung: Chương X: NỘI TIẾT b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Nêu hệ thống câu hỏi: 1. Tuyến yên có vai trò như thế nào? 2. Vai trò của tuyến giáp như thế nào? 3. Nêu chức năng của tuyến tuỵ. 4. Nêu cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận. 5. Nêu vai trò của tinh hoàn và buồng trứng. - Trả lời câu hỏi: 1.Tuyến yên: là tuyến quan trọng nhất giữ vai trò chỉ đạo của các tuyến nội tiết khác. - Tiết hoocmôn kích thích hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác : tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến trên thận. - Tiết hoocmôn ảnh hưởng tới 1 số quá trình sinh lí : sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt cơ trơn (ở tử cung) 2. Tuyến giáp : Tiết hoocmôn tiroxin - Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể. - Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong điều hòa trao đổi canxi và photpho trong máu. 3. tuyến tụy : - Là tuyến pha : + Chức năng ngoại tiết : tiết dịch đổ vào tá tràngà biến đổi thức ăn. + chức năng nội tiết : các đảo tụy tiết hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu. - Chức năng của các hoocmôn tuyến tụy : Đảo tụy có 2 loại tế bào : + Đường huyết >o,12% : tế bào β tiết Insulin chuyển hóa glucozơ àglicogen. + Đường huyết <0,12% : tế bào α tiết glucagôn chuyển hóa glicogen. àglucozơ à Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn trên của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. 4.Tuyến trên thận : - Phần vỏ tiết các hooc môn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối natri, kali trong máu và làm thay đổi đặc tính sinh dục nam. - Phần tủy tiết ađrênalin và noađrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucagôn điều hòa lượng đường trong máu. 5. Tuyến sinh dục : * Tinh hoàn : - Sản sinh ra tinh trùng. - Tiết ra hoocmôn sinh dục nam : testôteronà gây biến đổi cơ thể tuổi dậy thì nam. * Buồng trứng : - Sản sinh ra trứng. - Tiết hooc môn sinh dục nữ : Estrogenàgây biến đổi cơ thể tuổi dậy thì nữ. IV.Chương X: NỘI TIẾT HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 0 phút) a) Mục đích hoạt động: Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (0 phút) a) Mục đích hoạt động: Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: - GV: + Về nhà học bài và xem lại các bài tập, + Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì II - HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV. IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: V. RÚT KINH NGHIỆM GV:...... HS:... Châu Thới, ngày .... tháng ... năm 2019 DUYỆT TUẦN 35:
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_35_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc