Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

 Kiến thức:

- Biết được ý nghĩa của việc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.

- Phân tích được ý nghĩa của việc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.

- Phân tích được những nguy cơ có thai ở tuổi dậy thành niên. Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai. từ đó có thể xác định các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai

 Kĩ năng: Quan sát tranh và thu nhận kiến thức

 Thái độ: Giáo dục HS có nhận thức đúng đắn về cơ sở của các biện pháp tránh thai

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác.                            

II. CHUẨN BỊ: 

1. GV: Soạn giáo án

2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học

doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 09-4-2019
Tiết số: 67 Tuần: 34 
Bài 63: CƠ SỞ CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của việc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.
- Phân tích được ý nghĩa của việc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.
- Phân tích được những nguy cơ có thai ở tuổi dậy thành niên. Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai. từ đó có thể xác định các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai
 Kĩ năng: Quan sát tranh và thu nhận kiến thức
 Thái độ: Giáo dục HS có nhận thức đúng đắn về cơ sở của các biện pháp tránh thai
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. 	
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Soạn giáo án
2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Thế nào là thụ tinh và thế nào là thụ thai? Thai được nuôi dưỡng và phát triển như thế nào trong tử cung của mẹ?
 - Hiện tượng kinh nguyệt là gì?.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 63. cơ sở của các biện pháp tránh thai.
Nội dung: Dẫn dắt học sinh vào bài mới
b) Cách thức tổ chức hoạt động: Các biện pháp tránh thai. ý nghĩa của việc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình. Chúng ta cùng đi tìm hiểu.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (11 phút)
 a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc tránh thai 
Nội dung: Ý nghĩa của việc tránh thai 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS thảo luận thực hiện ▼
+ Hãy phân tích ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình?
+ Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?
+ Cuộc vận động đó có ý nghĩa gì? Cho biết lí do.
+ Điều gì xảy ra nếu có thai ở tuổi đang đi học?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
- HS thảo luận thực hiện ▼
+ Thoát nghèo đói, ốm đau; có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo, 
+ Tuyên truyền giáo dục, vận động người dân: không sinh dày, sinh quá sớm hay muộn, không sinh nhiều
+ Nghỉ học, không biết chăm sóc, nuôi dạy con; ảnh hưởng sức khỏe; tương lai sau này không được đảm bảo, 
+ Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả sấu.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận	
I. Ý nghĩa của việc tránh thai
* Ý nghĩa của việc việc tránh thai
- Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình: Là đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.
- Vận động học sinh ở tuổi vị thành niên không nên có con sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và việc học tập sau này của các em
Kiến thức 2: (12 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
Nội dung: Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS đọc thông tin àtrả lời câu hỏi:
+ Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là gì?
+ Cần làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc phải tránh mang thai ở tuổi vị thành niên là gì?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS đọc thông tin àtrả lời câu hỏi:
+ Nguy cơ tử vong cao: Dễ xảy thai, đẻ non; con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi; nạo phá thai => vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con; có nguy cơ bỏ học à ảnh hưởng đến tiền đồ sự nghiệp sau này.
+ Chăm học; Có mối quan hệ bạn bè trong sáng; không xem các loại phim ảnh có nội dung đồi trị
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
 Có thai ở tuổi vị thành niên sẽ có nhiều hậu quả xấu cho cả mẹ và con, thậm chí có thể tử vong
Kiến thức 3: (5 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
Nội dung: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi ▼
+ Dựa vào những điều kiện cần cho sự thụ tinh có thể xảy ra và trứng được thụ tinh phát triển thành thai, hãy nêu lên các nguyên tắc cần thực hiện để có thể tránh thai.
+ Thực hiện nguyên tắc tránh thai có thể có những biện pháp nào? Nêu rõ ưu nhượt điểm của từng phương pháp mà em nghe nói.
*TH: 
 Ảnh hưởng của sự tăng dân số và trình độ dân trí của nhân dân đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên động thực vật và khả năng đáp ứng của chúng đối với con người.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi ▼
+ Ngăn trứng chín và rụng; tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh; chống sự làm ổ của trứng đã thụ tinh để không thụ thai
+ Thắt ống dẫn trứng; sử dụng bao cao su; uống thuốc ngừa thai; cấy thuốc; tiêm thuốc, 
III. Cở sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Nguyên tắc tránh thai:
+ Ngăn trứng chín và rụng
+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh
+ Chống sự làm ổ của trứng đã thụ tinh để không thụ thai
- Phương tiện tránh thai: sử dụng bao cao su; uống thuốc ngừa thai; cấy thuốc; tiêm thuốc,  
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm (2 phút)
a) Mục đích hoạt động: 
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Có thai ở tuổi vị thành niên sẽ có nhiều hậu quả gì?
- Gây nhiều hậu quả xấu cho cả mẹ và con, thậm chí có thể tử vong.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (2 phút) 
a) Mục đích hoạt động: 
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Hậu quả của việc nạo phá thai là gì?
- Gây nhiều hậu quả sấu.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: Về nhà học bài và làm bài tập 2,3 SGK, đọc mục em có biết. Xem tiếp và soạn bài 64 chuẩn bị xem trước: Một số bệnh lây qua đường tình dục.
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Nêu rõ ảnh hưởng của việc có thai sớm, ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên. Em phải làm gì để điều đó không xảy ra?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM	
GV:......
	HS:... 
Ngày soạn: 09-4-2019
Tiết số: 68 Tuần: 34
Bài 64: CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 Kiến thức:
	- Biết được một số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến.
	- Trình bày rõ một số tác hại của một số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến ( lậu, giang mai, HIV/AIDS)
Kĩ năng: Phát triển kĩ năng phân tích, giải thích hiện tượng
Thái độ: Giáo dục HS ý thưc giữ gìn sức khỏe
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Soạn giáo án
2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm Tra bài cũ: (5 phút)
 Nêu rõ ảnh hưởng của việc có thai sớm, ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên. Em phải làm gì để điều đó không xảy ra?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 64. Câc bệnh lây qua đường tình dục.
Nội dung: Dẫn dắt học sinh vào bài mới.
b) Cách thức tổ chức hoạt động: Các bệnh nào lây qua đường tình dục, và nó có tác hại gì chúng ta cùng đi tìm hiểu.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (13 phút)
 a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và triệu chứng biểu hiện của bệnh lậu.
 Nội dung: Bệnh lậu
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
+ Kể tên một só bệnh lây qua đường quan hệ sinh dục?
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin + nội dung bảng 64-1 trả lời câu hỏi:
+ Nêu tác hại của bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
+ Tên một số bệnh: Giang mai, lậu, HIV/AIDS
- HS nghiên cứu thông tin + nội dung bảng 64-1 trả lời câu hỏi:
+ Tác hại: Gây vô sinh, chửa ngoài dạ con, sinh ra ra bị mù lòa, .Biện pháp phòng ngừa: Quan hệ tình dục an toàn, thường xuyên vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ
- Nhận xét, bổ sung, kêt luận
I. Bệnh lậu
- Tác hại: 
+ Gây vô sinh ở nam và nữ
+ Nữ có nguy cơ chửa ngoài dạ con
+ Con sinh ra ra bị mù lòa do bị nhiễm khuẩn
- Biện pháp:
+ Sống lành mạnh
+ Quan hệ tình dục an toàn
+ Thường xuyên vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ
Kiến thức 2: (12 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu các con đường truyền bệnh và cách phòng chống bệnh giang mai
Nội dung: Bệnh giang mai
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk+ nội dung bảng 64-2, quan sát H 64 à trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân gây bệnh giang mai cho người?
+ Triệu trứng của bệnh?
+ Tác hại của bệnh?
+ Con đường lây bệnh 
+ Cách phòng chống?
- Nhận xét, b/s, tiểu kết 
- HS nghiên cứu thông tin sgk+ nội dung bảng 64-2, quan sát H 64 à trả lời câu hỏi:
+ Do vi khuẩn: Xoắn khuẩn gây nên.
+ Triệu chứng: Xuất hiện vết loét, xuất hiện chấm đỏ (giống phát ban), bị nặng gây săng chấn thần kinh
+ Tổn thương phủ tạng (tim, gan) và hệ thần kinh; Sinh con khuyết tật hoặc dị tật bẩm sinh
+ Lây bệnh: Đường tình dục, đường máu, mẹ sang con.
+ Cách phòng: Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn
- Nhận xét, b/s, kết luận
II. Bệnh giang mai
- Tác hại:
+ Tổn thương phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh 
+ Sinh con khuyết tật hoặc dị tật bẩm sinh
- Biện pháp phòng tránh:
+ Sống lành mạnh
+ Quan hệ tình dục an toàn
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: Hệ thống kiến thức.
Nội dung: Luyện tập
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Tác hại của một số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến
HS nhắc lại tác hại của bệnh lậu, bệnh giang mai.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiển.
Nội dung: Vận dụng và mở rộng
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Để có lối sống lành mạnh chúng ta cần phải làm gì?
- Thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp, không tham gia các tệ nạ xã hội
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Về nhà học bài và làm bài tập SGK, đọc mục em có biết
+ Xem tiếp và soạn bài 65 chuẩn bị xem trước nội dung : Đại dịch AIDS, các biện pháp tánh lây nhiễm HIV/ AIDS
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Nêu tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai?
- Cách phòng tránh có hiệu quả cao đối với các bệnh trên.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM	
GV:......
	HS:... 
Châu Thới, ngày ... tháng 04 năm 2019
DUYỆT TUẦN 34:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc