Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

 Kiến thức 

- Nắm được các bộ phận của cơ quan sinh sản dục nam và nữ.

- Nêu rõ vai trò của các cơ quan sinh sản của nam và nữ.

 Kỹ năng:   Quan sát tranh và thu nhận kiến thức

 Thái độ: Giáo dục HS có nhận thức đúng đắn về cơ quan trên cơ thể

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác.                        

II. CHUẨN BỊ: 

1. GV: Tranh: cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ.

2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

           Trình bày sự điều hòa các tuyến nội tiết trong cơ thể.

doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 02-4-2019
Tiết số: 65 Tuần: 33 
Bài 60: CƠ QUAN SINH DỤC NAM – CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 Kiến thức: 
- Nắm được các bộ phận của cơ quan sinh sản dục nam và nữ.
- Nêu rõ vai trò của các cơ quan sinh sản của nam và nữ. 
 Kỹ năng: Quan sát tranh và thu nhận kiến thức
 Thái độ: Giáo dục HS có nhận thức đúng đắn về cơ quan trên cơ thể
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. 	
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Tranh: cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ.
2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Trình bày sự điều hòa các tuyến nội tiết trong cơ thể.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 60
Nội dung: Dẫn dắt học sinh vào bài mới
b) Cách thức tổ chức hoạt động: Cơ quan sinh dục gồm có các bộ phận nào? Có chức năng sinh sản như thế nào, chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (13 phút)
 a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu các cơ quan sinh dục của nam
Nội dung: Cơ quan sinh dục của nam
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và Hình ảnh trả lời câu hỏi sau:
+ Cơ quan sinh sản của nam gồm những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK/ 157 (3')
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
- Nêu chức năng của từng bộ phận trong cơ quan sinh dục nam?
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và Hình ảnh trả lời câu hỏi sau:
+ Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? 
+ Tinh trùng được sinh ở đâu và như thế nào? 
+ Tinh trùng có mấy loại và đặc điểm cấu tạo như thế nào?
- Nhận xét, tiểu kết
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời:
+ Tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu, dương vật
- HS hoàn thành bài tập SGK/ 157, báo cáo.
1. tinh hoàn; 2. mào tinh; 3.bìu; 4. ống dẫn tinh; 5.túi tinh
- Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi
+ Bắt đầu ở tuổi dậy thì
+ Sinh ra từ tế bào gốc; qua quá trình phân chia mới tạo thành tinh trùng; Tinh trùng sống trong ống dẫn tinh một tháng, nhiệt độ phòng 4 giờ, vòi dạ con 3-4 ngày, nếu trong nitơ lõng (-70oC) thì sống hàng năm.
+ Có 2 loại: tinh trùng X và tinh trùng Y; gồm đầu, cổ, phần giữa và đuôi dài. Tinh trùng X có đặc điểm: lớn hơn, có sức sống cao hơn tinh trùng Y; Tinh trùng Y nhỏ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ chết. Chúng di chuyển được là nhờ đuôi
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Cơ quan sinh dục nam:
 1. Các bộ phận cơ quan sinh dục nam:
- Các cơ quan trọng sinh dục nam và vai trò như sau:
+ Tinh hoàn: Là nơi sản xuất tinh trùng
+ Ống dãn tinh: dẫn tinh trùng à tíu tinh
+ Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài
+ Tuyến hành, tuyến tiền liệt: tiết dịch nhờn
2. Tinh hoàn và tinh trùng:
- Tinh tùng bắt đầu sản sinh từ tuổi dậy thì
- Tinh nhỏ gòm 4 phần: Đầu, cổ, phần giữa và đuôi dài.
- Có 2 loại: Tinh trùng X và tinh trùng Y.
Kiến thức 2: (13 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ.
Nội dung: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
b) Cách thức tổ chức hoạt động: (16/)
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 61-1 và trả lời:
+ Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ:
+ Chức năng của từng bộ phận? 
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- GV giải thích vị trí của buồng trứng và tử cung
- GD học sinh giữ gìn vệ sinh sạch sẽ liên quan đến chức năng sinh sản.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 61-2 và trả lời câu hỏi: 
+ Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? từ đâu?
+ Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống?
+ Trứng có mấy loại?
+ Trứng sau khi rụng sống được bao nhiêu ngày?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết 
- BS: Nếu trứng được thụ tinh và không được thụ tinh
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 61-1 và trả lời:
+ Buồng trứng, phiểu dẫn trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm vật, lỗ âm đạo
- HS làm bài tập điền từ: 
+ 1. Buồng trứng; 2. Phiễu dẫn trứng; 3. Tử cung; 4. Âm đạo; 5.Cổ tử cung; 6. Âm vật; 7. Ống dẫn nước tiểu; 8. Âm đạo
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 61-2 và trả lời câu hỏi:
+ Lúc nữ tới tuổi dậy thì, sinh ra từ buồng trứng
+ Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển.
+ Trứng có 1 loại mang NST XX; đặc điểm: Nhỏ, chứa nhiều tế bào chất.
+ Ttế bào trứng có khả năng thụ tinh trong vòng 2-3 ngày
II. Cơ quan sinh dục nữ
 1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ:
 Cơ quan sinh dục nữ gồm: 
+ Buồng trứng: Nơi sản sinh trứng
+ Phiễu, ống dẫn: Thu trứng và dẫn trứng
+ Tử cung : Đón và thu trứng đã thụ tinh
+ Âm đạo: thông với tử cung
2. Buồng trứng và trứng:
- Trứng được sinh ra ở buồng trứng, bắt đầu từ tuổi dậy thì
- Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển
- Trứng có 1 loại mang NST XX
- Trứng sống được 2-3 ngày và nếu được thụ tinh và phát triển thành thai
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: Hệ thống kiến thức. 
Nội dung: Luyện tập
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Cơ quan sinh sản của nam gồm những bộ phận nào?
- Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào?
- Tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu, dương vật
- Buồng trứng, phiểu dẫn trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm vật, lỗ âm đạo
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (2 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiển.
Nội dung: Vận dụng và mở rộng
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Cơ quan sinh dục có vai trò gì trong sinh sản?
- Cơ quan sinh dục giúp thụ tinh trong quá trình sinh sản.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Về nhà học bài và làm bài tập còn lại, đọc mục em có biết
 + Xem tiếp và soạn bài 62 chuẩn bị xem trước: dung thụ tinh, thụ thai, sự phát triển của thai và hiện tượng kinh nguyệt
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Cho HS làm bài tập SGK/189 (trắc nghiệm) 1. c; 2. g; 3. i; 4.h; 5.e; 6.a; 7.b; 8.d.
- Cho HS làm bài tập SGK/189 (trắc nghiệm) a: 7, b: 8, c: 3, d: 6, e: 4 g: 2 h: 9, 5.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM	
GV:......
	HS:... 
Ngày Soạn: 02-4-2019
Tiết số: 66 Tuần: 33 
Bài 62: THỤ TINH, THỤ THAI 
 VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 Kiến thức: Trình bày những điều kiện cần để trứng được thụ tinh và phát triển thành thai.
Kỹ năng: Phát triển kĩ năng phân tích, giải thích hiện tượng.
Thái độ: Giáo dục HS ý thưc giữ gìn sức khỏe
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. 	
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Tranh: Sự thụ tinh, thụ thaij sự phát triển của thai.
2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút.)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam và chức năng của các bộ phận? Chức năng và đặc điểm của tinh trùng và tinh hoàn.
- Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của các bộ phận? Chức năng, đặc điểm của buồng trứng và trứng
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 62.
Nội dung: Vào bài mới
b) Cách thức tổ chức hoạt động: Trứng được thụ tinh và phát triển thành thai như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (10 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu sự thụ tinh và thụ thai
Nội dung: Thụ tinh và thụ thai
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I – Thảo luận trả lời:
+ Những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai?
- Nếu trứng xuống gần tới gần tới tử cung mới gập tinh trùng thì sự thụ tinh xẽ không xảy ra.
+ Thế nào là thụ tinh và thế nào là thụ thai?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Trứng đã thụ tinh mà phát triển ở ống dẫn trứng thì gọi là chửa ngoài tử cung.
- nghiên cứu thông tin mục I – Thảo luận trả lời:
+ ĐK thụ tinh: Trứng gặp được tinh trùng (gặp ở 1/3 ống dẫn trứng)
ĐK thụ thai: trứng được thụ tinh tạo thành hợp tửà di chuyển xuống tử cung.
+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử; Thụ thai là sự thụ tinh làm tổ trong tử cung tạo thành thai
I. Thụ tinh và thụ thai
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử.
- Thụ thai là sự thụ tinh làm tổ trong tử cung tạo thành thai
Kiến thức 2: (10 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu sự phát triển của thai và nuôi dưỡng thai 
Nội dung: Sự phát triển của thai và nuôi dưỡng thai.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 62-2 và trả lời câu hỏi: 
+ Thai được nuôi dưỡng và phát triển nhờ bộ phận nào?
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi mục ▼
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết 
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 62-2 và trả lời câu hỏi:
+ Nhờ nhau thai, nhau thai giúp cho quá trình TĐC giữa mẹ với thai
HS thảo luận trả lời câu hỏi mục ▼
+ Sức khỏe thai nhi thuộc vào cơ thể mẹ
+ Khi mang thai và cho con bú người mẹ cần ăn, uống đủ chất dinh dưỡng
+ Không sử dụng chất gây nghiện
II. Sự phát triển của thai
- Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai
- Khi mang thai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chánh các chất kích thích có hại cho thai: Rượu, bia, thuốc lá, 
Kiến thức 3: (6 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt
Nội dung: Hiện tượng kinh nguyệt
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
+ Kinh nguyệt xảy ra khi nào?
+ Do đâu có kinh nguyệt?
- Nhận xét, tiểu kết
- GV: GD ý nghĩa vệ sinh, sức khỏe khi có kinh nguyệt cho các em hiểu.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Là trứng không thụ tinh lớp niêm mạc ở tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhày
+ Khi nữ đến tuổi dậy thì và theo chu kỳ 28-32 ngày 
+ Các hoocmôn ơstrôgen hoạt động tạo nên.
III. Hiện tượng kinh nguyệt
- Kinh nguyệt: Là trứng không thụ tinh lớp niêm mạc ở tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhày
- Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ 28 – 32 ngày
- Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở nữ 
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm (3 phút)
a) Mục đích hoạt động: Hệ thống kiến thức.
Nội dung: Luyện tập
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Thế nào là thụ tinh và thế nào là thụ thai?
- Thai được nuôi dưỡng và phát triển nhờ bộ phận nào?
- Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử; Thụ thai là sự thụ tinh làm tổ trong tử cung tạo thành thai
- Nhờ nhau thai, nhau thai giúp cho quá trình TĐC giữa mẹ với thai
- Là trứng không thụ tinh lớp niêm mạc ở tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhày
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (2 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiển.
Nội dung: Vận dụng và mở rộng
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Ở giai đoạn nào của chu kì kinh nguyệt sẽ thụ tinh tốt nhất?
- Trứng thụ tinh vòa giữa chu kì kinh nguyệt.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Về nhà học bài và làm bài tập SGK
 + Xem tiếp và soạn bài 63 chuẩn bị xem trước nội dung ý nghĩa của việc tránh thai, nguy cơ có thaiowr tuổi dậy thành niên, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Thế nào là thụ tinh và thế nào là thụ thai? Thai được nuôi dưỡng và phát triển như thế nào trong tử cung của mẹ?
- Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM	
GV:......
	HS:... 
Châu Thới, ngày ... tháng 4 năm 2019
DUYỆT TUẦN 33:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_33_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc