Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

 Kiến thức 

- Biết được một số dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì đối với nam và nữ; biết tên hoocmôn sinh dục nam và nữ

- Rõ ảnh hưởng của hoocmôn nam và nữ đến những biến đổi ở tuổi dậy thì

Kỹ năng:   Vận dụng; Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình

Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

 - Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.

 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác.                 

II. CHUẨN BỊ: 

1. GV: Soạn giáo án

2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định lớp: 1 phút.

 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

           Vị trí và vai trò của hoocmôn tuyến tụy và tuyến trên thận

doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 26- 3- 2019
Tiết số: 63 Tuần: 32 
Bài 58: TUYẾN SINH DỤC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 Kiến thức: 
- Biết được một số dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì đối với nam và nữ; biết tên hoocmôn sinh dục nam và nữ
- Rõ ảnh hưởng của hoocmôn nam và nữ đến những biến đổi ở tuổi dậy thì
Kỹ năng: Vận dụng; Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình
Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
 - Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.
 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. 	
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Soạn giáo án
2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: 1 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
 Vị trí và vai trò của hoocmôn tuyến tụy và tuyến trên thận
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài .....
Nội dung:
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Tuyến sinh dục có vai tròn như thế nào trong sinh sản.
- Đảm bảo được quá trình sinh sản...
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: Tìm hiểu về tinh hoàn hoocmô sinh dục nam (13 phút)
a) Mục đích hoạt động: Học sinh nắm được chức năng tinh hoàn; Biết được một số dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì đối với nam 
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS quan sát H58-1, H58-2à làm bài tập điền từ
- Thông báo đáp án
+ Chức năng của tinh hoàn?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 58-1 và đánh dấu ü mà em thấy xuất hiện ở bảng thân (đối với nam)
+ Trong các dấu hiệu trên đáng chú ý và quan trọng đối với nam là dấu hiệu nào? Vì sao?
=> GD học sinh giữ gìn vệ sinh sức khỏe.
- HS quan sát H 58-1, H58-2à làm bài tập điền từ:
+ LH, FSH
+ Tế bào kẽ
+ Testôtêrôn
+ Chức năng: Sinh tinh trùng và tiết hoocmôn sinh dục nam
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS nghiên cứu bảng 58-1 và đánh dấu ü mà em thấy xuất hiện ở bảng thân (đối với nam): Các dấu hiệu trong bảng 58-1 đều là những dấu hiệu của nam ở tuổi dậy thì
+ Dấu hiệu : Xuất tinh lần đầu. Vì có khả năng sinh sản
I. Tinh hoàn hoocmô sinh dục nam
 1. Chức năng của tinh hoàn:
+ Sinh tinh trùng 
+ Tiết hoocmôn sinh dục nam testôtêrôn 
* Hoocmôn testôtêrôn gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam
2. Các dấu hiệu ở tuổi dậy thì của nam:
 Bảng 58-1 SGK/183
Kiến thức 2: Tìm hiểu về buồng trứng hoocmôn sinh dục nữ (12 phút)
a) Mục đích hoạt động: Học sinh nắm được chức năng buồng trứng; Biết được một số dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì đối với nữ:
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS quan sát H58-3à làm bài tập điền từ
+ Chức năng của buồng trứng
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 58-2 và đánh dấu ü mà em thấy xuất hiện ở bảng thân (đối với nữ)
+Trong các dấu hiệu trên dấu hiệu nào quan trọng đối với tuổi dậy thì nữ?
+ Điều đó chứng tỏ điều gì ở nữ?
=> GD học sinh giữ vệ sinh và sức khỏe sinh sản.
- HS quan sát H58-3 làm bài tập điền từ: 
- Tuyến yên; nang trứng; ơstrôgen; prôgestêsrôn
+ Chức năng: Sản sinh trứng và tiết hoocmôn sinh dục ơstrôgen
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS nghiên cứu bảng 58-2 và đánh dấu ü mà em thấy xuất hiện ở bảng thân (đối với nữ)
+ Dấu hiệu: Bắt đàu hành kinh
+ Chứng tỏ nữ có khả năng sinh sản.
- Nhận xét, bổ sung
II. Buồng trứng và hoocmôn sinh dục nữ
1. Chức năng buồng trứng:
+ Sản sinh ra trứng
+ Tiết hoocmôn sinh dục ơstrôgen
* Hoocmôn ơstrôgen gây biến đổi cơ thể tuổi dậy thì ở nữ
2. Dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở nữ:
 Bảng 58-2 SGK/184
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: Giúp học sinh phân biệt hooc môn sinh dục của nam và nữ
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Hoocmôn sinh dục nam và nữ có tên gọi là gì?
- Hoocmôn sinh dục nam testôtêrôn, hoocmôn sinh dục nữ ơstrôgen
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: 
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Khi nào thì người ta có khã năng sinh sản.
- Con người bắt đầu sinh sản khi bắt đầu tuổi dậy thì.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Về nhà học bài và làm bài tập 1,2 SGK, đọc mục em có biết
- Xem tiếp và soạn bài 59 chuẩn bị xem trước sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết, sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Chức năng của tinh hoàn? Dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì của nam?
- Chức năng của buồng trứng? Dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì của nữ?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM	
GV:......
HS:... 
Ngày Soạn: 26- 3- 2019
Tiết số: 63; Tuần: 32 
Bài 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG 
CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 Kiến thức: 
 	- Biết được ý nghĩa sự điều hòa và phối hợp hoạt động của tuyến nội tiết là duy trì sự ổn đinh của môi trường bên trong cơ thể
- Hiểu: quá trình điều hòa và phối hợp hoạt động của một số tuyến nội tiết.
- Vận dụng: Nêu một số ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hòa và phối hợp trong hoạt động nội tiết
 Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình
 Thái độ: Giáo dục HS ý thưc giữ gìn sức khỏe
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Soạn giáo án
2. HS: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1. Ổn định lớp: 1 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Chức năng của tinh hoàn? Dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì của nam?
 - Chức năng của buồng trứng? Dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì của nữ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài .....
Nội dung:
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Các tuyến nội tiết có điều hòa và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào? Đi tìm hiểu.
- Chú ý theo giỏi
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động của cá tuyến nội tiết (13 phút)
a) Mục đích hoạt động: Giúp học sinh nắm được sự điều hòa hoạt động của cá tuyến nội tiết.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và thực hiện ▼à trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên?
+ Vai trò của tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết khác? 
- Yêu cầu HS nhìn vào H 59 -1,2
+ Cơ chế điều hòa hoạt dộng tuyến cận giáp và tuyến trên thận?
 (lưu ý: dùng từ tăng cường hay kiềm hãm để trả lời hoạt động của các tuyến)
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS nghiên cứu thông tin và thực hiện ▼à trả lời câu hỏi:
+ Tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận, tuyến sinh dục, 
+ Tiết ra hoocmôn điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết khác và ngược lại
+ HS dựa vào hình và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết
- Tuyến yên tiết ra hoocmôn điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết 
khác và ngược lại 
- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kiềm hãm cũng chịu sự chi phối của hoocmôn các tuyến này tiết ra => cơ chế điều hòa tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.
Kiến thức 2: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (15 phút)
a) Mục đích hoạt động: Giúp học sinh nắm được sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Lượng đường trong máu luôn ổn định là do đâu?
- Đưa thông tin thực tế: Khi lượng đường trong máu bị giảm mạnh à nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động => tăng cường đường huyết.
- Yêu cầu HS quan sát H59-3 
+ Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm?
+ Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết 
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
- (vận dụng kiến thức chức năng tuyến tụy trình bày)
+ Lượng đường trong máu ổn định là do sự phối hợp hoạt động của các TB α, β (đảo tụy) trong tuyến tụy.
- Lớp lắng nghe nhận xét, bổ sung
- HS quan sát H59-3, trả lời câu hỏi:
+ Nêu sự phối hợp của: Tuyến tụy tiết glucagôn và 2 tuyến trên thận tiết cootizôn chuyển hóa lipit, protêin thành glucôzơ => làm tăng đường huyết lên mức bình thường
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
 - Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động với nhau nhằm đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường
- Ví dụ: SGK
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: Giúp học sinh nắm được các tuyến nội tiết có điều hòa và phối hợp hoạt động với nhau. Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Các tuyến nội tiết có điều hòa và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào?
- HS nhắc lại sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (0 phút) 
a) Mục đích hoạt động: 
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: Về nhà học bài và làm bài tập 1,2 SGK
- Xem tiếp và soạn bài 60 chuẩn bị xem trước nội dung các bộ phận sinh dục nam; tinh hoàn và tinh trùng
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Cơ chế hoạt động của tuyến tụy diễn ra như thế nào?
- Mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM	
GV:......
	HS:... 
Châu Thới, ngày 02 tháng 03 năm 2019
DUYỆT TUẦN 32:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc