Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Biết: Xác định được vị trí và chức năng của tuyến yên, cấu tạo của tuyến giáp.
+ Hiểu: Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động các tuyến.
+ Vận dụng: Giải thích được nguyên nhân các bệnh do các tuyến tiết ra nhiều hoặc ít.
- Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm.
- Thái độ: Yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : + Kế hoạch dạy học, SGK, phấn màu
+ Tranh vẽ phóng to hình 56-2,3(sgk).
- Học sinh : + Kỹ năng tìm hiểu kiến thức, quan sát tranh, mô hình.
+ Xem trước bài ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết? Kể tên một số tuyến nội và ngoại tiết?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn:15/03/2019 Tiết 61. Tuần 31 BÀI 56 : TUYẾN YÊN - TUYẾN GIÁP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Biết: Xác định được vị trí và chức năng của tuyến yên, cấu tạo của tuyến giáp. + Hiểu: Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động các tuyến. + Vận dụng: Giải thích được nguyên nhân các bệnh do các tuyến tiết ra nhiều hoặc ít. - Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm. - Thái độ: Yêu thích môn học 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác II. Chuẩn bị: - Giáo viên : + Kế hoạch dạy học, SGK, phấn màu + Tranh vẽ phóng to hình 56-2,3(sgk). - Học sinh : + Kỹ năng tìm hiểu kiến thức, quan sát tranh, mô hình. + Xem trước bài ở nhà. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết? Kể tên một số tuyến nội và ngoại tiết? Đáp án: + Tuyến nội tiết: chất tiết (hoocmon) ngấm thẳng vào máu đến thẳng cơ quan phản ứng. Ví dụ: tuyến yên, tụy, trên thận, + Tuyến ngoại tiết: Chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động. Ví dụ: Tuyến mồ hôi, tuyến gan, tuyến nhờn, - Trình bày tính chất và vai trò của hoocmon? Lấy ví dụ minh họa ? Đáp án: - Tính chất của hoocmon: + Tính đặc hiệu của hoocmon. + Hoocmon có hoạt tính sinh học cao + Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài. - Vai trò của hoocmon: + Duy trì tính ổn định của môi trường trong, + Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. 3. Bài mới:( 29’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản *Hoạt động 1: Tìm hiểu tuyến yên ( 14’) - Mục đích giúp HS quan sát tranh, xác định được tuyến yên. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð. - Hãy nêu: Vị trí, cấu tạo của tuyến yên ? - Tuyến yên có những chức năng gì ? (khá – giỏi) - Treo tranh vẽ phóng to hình 55-3, thuyết trình về cấu tạo và hoạt động của tuyến yên. - Kết luận HS rút ra được kiến thức. - Cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu, bổ sung. - Nghe giáo viên thông báo về chức năng của tuyến yên. I. Tuyến yên: - Vị trí: Nằm trên nền sọ, vùng dưới đồi. - Chức năng: + Tiết hoocmon kích thích hoạt động các tuyến nội tiết khác, + Tiết hoocmon ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucozơ, chất khoáng, trao đổi nước và sự co thắt cơ trơn (tử cung). *Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khác nhau giữa tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. ( 15’) - Mục đích giúp HS quan sát tranh, xác định được tuyến giáp. - Cá nhân đọc thông tin, đại diện trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. ( HD Yếu – TB) - Quan sát tranh theo hướng dẫn, đại diện phát biểu. - Kết luận HS rút ra được kiến thức. - êu cầu học sinh đọc thông tin ô ð, mục II. Hãy nêu ý nghĩa cuộc vận động toàn dân dùng muối iốt ? - Treo tranh phóng to hình 56-2, thuyết trình cấu tạo và hoạt động của tuyến giáp. - Hướng dẫn học sinh phân biệt bệnh bazơdô với bệnh bướu cổ. II. Tuyến giáp: - Vị trí: nằm trước sụn giáp của thanh quản, - Chức năng: + Tiết hoocmon là tiroxin (TH, có thành phần là iốt) có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào. + Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp tham gia điều hòa trao đổi canxi và photpho trong máu. 4. Hướng dẫn về nhà hoạt động nối tiếp: ( 5’) - Mục đích: Kỹ năng tìm hiểu kiến thức. - Nội dung: - GV hướng dẫn HS câu hỏi học sinh tham gia hoàn chỉnh nội dung câu hỏi theo hướng dẫn. - Về học bài và trả lời câu hỏi cuối sgk. - Đọc mục em có biết, tìm hiểu bệnh ưu năng tuyến yên. - Xem trước nội dung bài 57 - Kết luận học sinh nắm đươc nội dung kiến thức bài học. IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (5’). - Kiểm tra: - Trả lời câu hỏi sgk . - Đánh giá giờ học: V. Rút kinh nghiệm: GV: HS: --------------@&?-------------- Ngày soạn:15/03/2019 Tiết 62. Tuần 31 Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Biết: Nêu được chức năng của tuyến tụy và tuyến trên thận, + Hiểu: Phân biệt được chức năng của tuyến nội tiết với ngoại tiết dựa trên cấu tạo của những tuyến này. + Giải thích được nguyên nhân các bệnh Cushing, tiểu đường, hạ đường huyết - Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Thái độ: Có ý thức học 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Hình thành cho học sinh năng lực tìm tòi kiến thức, trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác II. Chuẩn bị: - Giáo viên : + Kế hoạch dạy học, SGK, phấn màu + Tranh vẽ phóng to hình 57-1,2(sgk). - Học sinh : + Kỹ năng tìm hiểu kiến thức, quan sát tranh, mô hình. + Xem trước bài ở nhà. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Nêu vị trí, chức năng của tuyến yên? Khi tuyến yên hoạt động mạnh tiết nhiều hooc mon có ảnh hưởng như thế nào với cơ thể? Đáp án: Tuyến yên: - Vị trí: Nằm trên nền sọ, vùng dưới đồi. - Chức năng: + Tiết hoocmon kích thích hoạt động các tuyến nội tiết khác, + Tiết hoocmon ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi Hoocmon tiết nhiều cơ thể tăng trưởng quá khổ. - Tuyến giáp nằm ở đâu? Có chức năng gì trong cơ thể? Khi thiếu iốt cơ thể bị ảnh hương như thế nào? Đáp án: Tuyến giáp: - Vị trí: nằm trước sụn giáp của thanh quản, - Chức năng: + Tiết hoocmon là tiroxin có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào. + Tiết hoocmon canxitonin cùng với hoocmon của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu. => Thiếu iốt dẫn đến bệnh bướu cổ. 3. Bài mới: ( 32’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản *Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tuyến tụy ( 16’) - Mục đích giúp HS quan sát tranh, xác định được tuyến tụy. - Hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em đã biết ? - Tuyến tụy còn tiết hooc môn. - Treo tranh. Yêu cầu học sinh quan sát tranh hình 57-1; đọc thông tin ô ð. - Hãy nêu chức năng của đảo tụy ? (HD Yếu – TB) - Kết luận HS rút ra được kiến thức. - Cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu, bổ sung. - Giáo viên thông báo về chức năng của tuyến tụy. I. Tuyến tụy: - Tuyến tụy là một tuyến pha: vừa tiết dịch tiêu hóa (dịch tụy) vừa tiết hoocmon - Chức năng nội tiết do đảo tụy thực hiện: + Tế bào α: tiết glucagôn làm tăng đường huyết + Tế bào β: tiết insulin làm giảm đường huyết. => Điều hòa lượng đường huyết ổn định để đảm bảo các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. *Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm tuyến trên thận. ( 16’) - Mục đích giúp HS quan sát tranh, xác định được tuyến trên thận. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 57-2, mục II. - Hãy nêu khái quát cấu tạo của tuyến trên thận ? (khá – giỏi) - Tuyến trên thận có những chức năng nào ? - Treo tranh phóng to hình 57-2, thuyết trình cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận. - Kết luận HS rút ra được kiến thức. - Cá nhân đọc thông tin, đại diện trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. - Quan sát tranh theo hướng dẫn, đại diện phát biểu. II. Tuyến tên thận: - Vị trí: một đôi nằm trên hai quả thận. - Chức năng: + Phần vỏ: · Lớp cầu tiết hoocmon điều hòa lượng muối Na, K trong máu, · Lớp sợi: tiết hoocmon điều hòa đường huyết (tạo glucozơ từ protein, lipit) · Lớp lưới: tiết hooc mon điều hòa các đặc tính sinh dục nam. + Phần tủy: tiết ađrênalin và noađrênalin điều hòa hoạt động tim mạch, góp phần cùng với glucagon điều chỉnh lượng đường huyết. 4. Hướng dẫn về nhà hoạt động nối tiếp: ( 5’) - Mục đích: Kỹ năng tìm hiểu kiến thức. - Nội dung: - GV hướng dẫn HS câu hỏi học sinh tham gia hoàn chỉnh nội dung câu hỏi theo hướng dẫn. - Về học bài và trả lời câu hỏi cuối sgk. - Đọc mục em có biết, tìm hiểu bệnh Cushing. - Xem trước nội dung bài 58. - Kết luận học sinh nắm đươc nội dung kiến thức bài học. IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (5’). - Kiểm tra: - Trả lời câu hỏi sgk . - Đánh giá giờ học: V. Rút kinh nghiệm: GV: HS: KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc