Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Biết: Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp
+ Hiểu:
Xác định rõ thành phần của một cơ quan phân tích thị giác.
Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ (chú ý cấu tạo của màng lưới) và chức năng của chúng.
- Kĩ năng: Quan sát, phân tích kênh hình
- Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn sinh học và bảo vệ mắt.
II/ Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn giáo án, tranh cấu tạo cầu mắt
- Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm Tra bài cũ: (4 phút)
- Cấu tạo của một cung phản xạ sinh dưỡng?
- Cấu tao hệ thần kinh sinh dưỡng? Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-sinh-hoc-lop-8-tuan-27-nam-hoc-2018-2019-truong-thcs_el1A3B2qaI.jpg)
Ngày Soạn: 19 / 02 / 2019 Tiết số: 53 Tuần: 27 Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC I/ Mục tiêu: - Kiến thức: + Biết: Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp + Hiểu: Xác định rõ thành phần của một cơ quan phân tích thị giác. Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ (chú ý cấu tạo của màng lưới) và chức năng của chúng. - Kĩ năng: Quan sát, phân tích kênh hình - Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn sinh học và bảo vệ mắt. II/ Chuẩn bị: Thầy: Soạn giáo án, tranh cấu tạo cầu mắt Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học III/ Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm Tra bài cũ: (4 phút) - Cấu tạo của một cung phản xạ sinh dưỡng? - Cấu tao hệ thần kinh sinh dưỡng? Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dumg cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu cơ quan phân tích (10 phút) - Yêu cầu học sinh đọc thông tin. + Cơ quan phân tích là gì? Gồm các bộ phận nào? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - HS đọc thông tinà trả lời: + Nhận biết tác động của môi trường ngoài và trong cơ thể. Gồm: Cơ quan thụ cảm và dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương thần kinh. - Nhận xét, bổ sung, kết luận. I. Cơ quan phân tích - Nhận biết được những tác động của môi trường ngoài cũng như môi trường trong cơ thể. - Gồm: + Cơ quan thụ cảm. + Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm) + Bộ phận phân tích ở trung ương (ở thùy chẩm). HĐ II: Tìm hiểu về cơ quan phân tích thị giác (22 phút) + Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào? - Yêu cầu HS quan sát H49-2 + Cầu mắt có cấu tạo như thế nào? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - Yêu cầu HS quan sát H49-3+ nghiên cứu thông tin + Vì sao ảnh của vật rơi trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? + Cấu tạo của màng lưới có các tế bào thụ cảm thị giác nào?chức năng là gì? + Cấu tạo của màng lưới có các điểm nào? chức năng là gì? - GV thông báo về sự tạo ảnh ở màng lưới trong cầu mắt - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - Yêu cầu HS đọc thông tin + Sự tạo ảnh ở màng lưới diễn ra như thế nào? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết + Tế bào thụ cảm thị giác; dây thần kinh thị giác; vùng thị giác. - HS quan sát H49-2 + Cấu tạo gồm 3 lớp: Màng cứng, màng mạch, màng lưới - Nhận xét, bổ sung, kết luận - HS quan sát H49-3 + nghiên cứu thông tinà trả lời: + Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ trong vùng ngoại vi nhiều tế bào nón và que hoặc nhiều tế bào que mới gửi về não các thông tin nhận được qua một vài tế bào thần kinh thị giác - HS lắng nghe - Bổ sung, kết luận - Đọc thông tin + Khi các tia sáng phản chiếu từ vật đến mắt đi qua thể thủy tinh và tới màng lưới sẽ kích thích tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật - Nhận xét, bổ sung, kết luận II. Cơ quan phân tích thị giác 1. Cấu tạo của cầu mắt Gồm: 4 lớp màng từ ngoài vào. - Màng màng giác: trong suốt. - Màng cứng. - Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen - Màng lưới: có tế bào nón và tế bào que. 2. Cấu tạo của màng lưới: - Tế bào thụ cảm thị giác: + Tế bào hình nón: Tiếp nhận các kích thích mạnh về màu sắc. + Tế bào hình que: Tiếp nhận ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm - Điểm vàng: Nơi tập trung nhiều tế bào hình nónà là nơi tiếp nhận rõ hình ảnh của vật. - Điểm mù: Chủ yếu tập trung các tế bào hình que à không tiếp nhận hình ảnh của vật 3. Sự tạo ảnh ở màng lưới: Khi các tia sáng phản chiếu từ vật đến mắt đi qua thể thủy tinh và tới màng lưới sẽ kích thích tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật 4. Củng cố: (4 phút) - Vì sao ảnh rơi trên điểm vàng thì nhìn rõ, còn điểm mù thì không nhìn rõ? - Sự tạo ảnh trên màng lưới diễn ra như thế nào? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Về nhà học bài và làm bài tập 3 SGK, đọc phần em có biết - Xem tiếp và soạn bài 50 chuẩn bị tiết sau học; Tìm hiểu một số bệnh và tật của mắt IV. Rút kinh nghiệm: 1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . Ngày Soạn: 19/ 02 / 2019 Tiết số: 54 Tuần: 27 Bài 50: VỆ SINH MẮT I/ Mục tiêu: - Kiến thức: Biết: Một số bệnh về mắt Trình bày được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục. Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đương lây truyền và cách phòng chống. - Kĩ năng: Quan sát và phân tích kênh hình - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh mắt II/ Chuẩn bị: 1. Thầy: Soạn giáo án, tranh 2. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học III/ Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm Tra bài cũ: (4 phút) Vì sao ảnh rơi trên điểm vàng thì nhìn rõ, còn điểm mù thì không nhìn rõ? Sự tạo ảnh trên màng lưới diễn ra như thế nào? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dumg cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu về các tật của mắt (nguyên nhân và cách khắc phục) (20 phút) + Ở người mắt thường bị những tật gì? Yêu cầu HS đọc thông tin mục I + quan sát H50-1 + Nguyên nhân nào dẫn đến tật cận thị của mắt? - Yêu cầu HS quan sát H50-2 + Biện pháp khắc phục tật cận thị - Nhận xét, tiểu kết. Yêu cầu HS quan sát H50-3 + Nguyên nhân của tật diễn thị + Biện pháp khắc phục tật diễn thị là gì? - Nhận xét, bổ sung, kết luận + Các tật của mắt cận thị và diễn thị - HS đọc thông tin mục I+ quan sát H50-1 + Nguyên nhân: * Bẩm sinh: Do cầu mắt dài * Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường: Làm thể thủy tinh luôn phòng, lâu dần mất khả năng dãn - Quan sát H50-2 + Đeo kính cận (kính có mặt lõm- kính phân kì) - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - HS quan sát H50-3 à trả lời: + Nguyên nhân: * Bẩm sinh: Do cầu mắt ngắn * Do lão hóa: Làm thể thủy tinh bị lão hóa, mất độ đàn hồi + Biện pháp: Đeo kính lão (kính hội tụ) - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết I. Các tật của mắt 1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần - Nguyên nhân: + Bẩm sinh: Do cầu mắt dài + Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường: Làm thể thủy tinh luôn phòng, lâu dần mất khả năng đàn hồi - Khắc phục: Đeo kính cận (kính có mặt lõm- kính phân kì) 2. Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị): - Nguyên nhân: + Bẩm sinh: Do cầu mắt ngắn + Do lão hóa: Làm thể thủy tinh bị lão hóa, mất độ đàn hồi - Biện pháp: Đeo kính lão (kính hội tụ) HĐ II: Xác định và cách phòng tránh những bệnh về mắt (13 phút) - Yêu cầu HS đọc thông tin + Hãy nêu một số bệnh về mắt mà em biết? +Nguyên nhân mắt bệnh? + Tác hại của bệnh đau mắt hột? + Hãy nêu cách phòng bệnh về mắt? - Nhận xét, bổ sung, kết luận TH: Các em cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. - HS nghiên cứu thông tin, + Nhậm mắt, đau mắt hột, lẹo,.. + Nguyên nhân: Do một loại vi khuẩn, virut gây nên. + Nặng có thể bị mù lòa + Phòng bệnh: Rửa mặt thường xuyên bằng nước muối loãng; không dùng chung khăn để tránh bệnh về mắt. - Nhận xét, bổ sung, kết luận. II. Bệnh về mắt: - Tên bệnh: Nhậm mắt, đau mắt hột, lẹo - Nguyên nhân: Do một loại vi khuẩn, virut gây nên. - Hậu quả: có thể bị mù lòa. - Phòng bệnh: Rửa mặt thường xuyên bằng nước muối loãng; không dùng chung khăn để tránh bệnh về mắt. 4. Củng cố: (4 phút) - Cận thị là gì? Viễn thị là gì? Nguyên nhân dẫn đến các tật của mắt? - Phòng tránh các tật của mắt như thế nào? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Học bài và làm bài tập 3,4 sgk/161, đọc mục em có biết biết thêm một số bênh về mắt - Xem trước và soạn bài 51; xem trước phần cấu tạo của tai và vệ sinh tai IV. Rút kinh nghiệm: 1. GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ký duyệt của tổ
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc