Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

1. KT: 

   - Biết được vị trí cấu tạo và chức năng của đại não

      - Nêu được đặc điểm cấu tạo của não người, đặc biệt là về đại não (thể hiện ở sự tiến hóa hơn so với các động vật thuộc lớp thú)

2. KN: Quan sát, phân tích kênh hình

3. TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn sinh học và bảo vệ cơ thể

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy:  Soạn giáo án, tranh cấu tạo đại não
  2. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học

III/ Các bước lên lớp:

    1. Ổn định lớp: 1 phút.

    2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian.

doc 5 trang Khánh Hội 20/05/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 12 / 02 / 20149
Tiết số: 53 Tuần: 26
Bài 47: ĐẠI NÃO
I/ Mục tiêu:
1. KT: 
 - Biết được vị trí cấu tạo và chức năng của đại não
 - Nêu được đặc điểm cấu tạo của não người, đặc biệt là về đại não (thể hiện ở sự tiến hóa hơn so với các động vật thuộc lớp thú)
2. KN: Quan sát, phân tích kênh hình
3. TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn sinh học và bảo vệ cơ thể
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án, tranh cấu tạo đại não
Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 1 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu về cấu tạo của đại não (17 phút)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 47- 1, 2,3.
Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập điền khuyết
+ Cấu tạo ngoài của đại não như thế nào?
 - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng xác định các bộ phận của đại não.
+ Cấu tạo trong của đại não như thế nào?
- Học sinh quan sát hình 47-2,3.
- Thảo luậnàhoàn thiện bài tập:
1. Khe; 3. Trán
2. Rảnh; 4. Đỉnh
5. Thùy thái dương
6. Chất trắng
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
- 1 HS lên bảng xác định còn lại nhận xét góp ý.
I. Cấu tạo của đại não
1. Cấu tạo ngoài: 
 Đại não là phần lớn nhất có nhiều khe, rảnh chia đại não thành nhiều vùng khác nhau.
 - Rảng liên bán cầu: chia đại não thành 2 nửa và 4 thùy đó là thùy (trán, đỉnh, chấm, thái dương)
 - Khe và rảnh tạo thành khúc cuộn não dẫn đến tăng diện tích bề mặt não.
2. Cấu tạo trong của đại não: 
 - Chất xám: (ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3mm gồm 6 lớp.
 - Chất trắng: (trong) là các đường dẫn truyền nối các vùng vỏ não và 2 nữa đại não. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.
Hoạt động 2: tìm hiểu sự phân vùng chức năng của đại não(16')
- Yêu cầu đọc thông tin SGK + quan sát H 47-1
+ Ở vỏ não gồm có những vùng chức năng nào có ở người và động vật? Vị trí như thế nào?
+ Những vùng chức năng chức năng chỉ có ở người là vùng nào? Vị trí nằm ở đâu?
- Yêu cầu HS xác định trên tranh hình
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- đọc thông tin SGK + quan sát H 47-1
+ Vùng thị giác.
+ Vùng thính giác.
+ Vùng cẩm giác.
+ Vùng vân động.
+ Vùng vận động ngôn ngữ (nói và viêt), nằm gần vùng vận động.
+ Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết: nằm gần vùng thính giác; thị giác.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
II. Sự phân vùng chức năng trên vỏ não
 1. Vùng chức năng có ở người và động vật:
 + Vùng thị giác: ở thùy chẩm.
 + Vùng thính giác: ở thùy thái dương.
 + Vùng cảm giác: ở hồi đỉnh lên.
 + Vùng vận động nằm ở hồi trán lên (trước rảnh đỉnh)
2. Vùng chức năng chỉ có ở người:
 + Vùng vận động ngôn ngữ (nói và viêt): nằm gần vùng vận động.
 + Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết: nằm gần vùng thính giác và thị giác.
Củng cố: (4 phút)
- Nêu cấu tạo của đại não và các vùng chức năng của đại não?
- Xác đinh các vùng chức năng trên tranh.
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
+ Về nhà học bài và làm bài tập 3 SGK, đọc phần em có biết
+ Xem tiếp và soạn bài 48 chuẩn bị tiết sau học: Xác dịnh các thành phần của cung phản xạ sinh dưỡng; cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
IV. Rút kinh nghiệm: 
1. GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2. HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 12/ 02 / 2019
Tiết số: 52 Tuần: 26
Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I/ Mục tiêu:
- KT: 
+ Biết được một cung phản xạ sinh dưỡng và chức năng của chúng
+ Phân biệt được một cung p/x sinh dưỡng với một cung phản xạ vận động
+ Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu trúc và chức năng.
- KN: Quan sát và phân tích kênh hình
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ hệ thần kinh 
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án, tranh 
2. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: 1 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 Nêu cấu tạo của đại não và các vùng chức năng của đại não?
Xác đinh các vùng chức năng trên tranh.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động (10 phút)
- Yêu cầu HS quan sát H48-1 và trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo cung px sinh dưỡng gồm có những bộ phận nào?
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ trên tranh xác định một cung phản xạ. 
+ So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động H48-1
+ Chức năng của cung phản xạ sinh dưỡng là gì?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS quan sát H48-1- trả lời câu hỏi:
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
+ Đường hướng tâm đi qua rễ sau đến sừng bên của tuỷ sống, đến rễ trước qua hạch giao cảm cơ qua sinh dưỡng. 
- Nhận xét, bổ sung.
* Gồm: 
 - Cung phản xạ sinh dưỡng:
 + Đường hướng tâm: Chỉ có một nơron liên hệ với sừng bên chất xám
 + Đường li tâm: gồm 2 nơron tiếp giáp nhau trong các hạch thần kinh sinh dưỡng.
 - Cung phản xạ vận động:
 Từ cơ quan thụ cảm → trung ương (sừng sau) đến rễ trước đến cơ quang vận động.
- Trả lời câu hỏi.
I. Cung phản xạ sinh dưỡng
1. Cấu tạo: 
 Gồm có hạch thần kinh, đường hướng tâm, đường li tâm có 2 nơron tiếp xúc nhau qua hạch giao cảm. 
2. Chức năng:
 Điều hoà hoạt động nội quang (không có ý thức).
HĐ II: So sánh các bộ phận giao cảm và đối giao cảm (13 phút)
- Yêu cầu HS qaun sát H 48-1,3 nghiên cứu thông tin 
+ Cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng gồm những phần nào?
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia làm mấy phân hệ? gọi là gì? 
+ Cấu tạo của 2 phân hệ như thế nào?
+ Tìm ra điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và đối giao cảm.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát H48-1,3
- Trả lời câu hỏi GV.
+ Tìm hiểu điểm sai khác 
PH giao cảm PH đối GC 
 - Hạch TK 	- Nằm gần
nằm xa cq 
phụ trách
- nơron trước	- Sợi trục 
trục sợi trục dài
ngắn 
- nơron sau - Sợi trục 
hạch sợi trục ngắn
dài
+ SGK
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng
- Gồm:
+ Phần trung ương: não và tủy sống
+ Phần ngoại biên: Dây thần kinh và hach thần Kinh 
- Chia làm 2 phân hệ: giao cảm và đối giao cảm
+ Phân hệ giao cảm: Tế bào thần kinh nằm ở sừng bên của tủy sống (Từ đốt ngực I à đốt thắt lưng III)
+ Phân hệ đối giao cảm: tế bào thần kinh trong trụ não và đoạn cùng của tủy sống.
HĐ III: Tìm hiểu chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm (10 phút)
- Yêu cầu HS quan sát H48-1,3 
+ Nhận biết chức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm có ý nghĩa gì trong đời sống? 
+ Chức năng của hệ thần kinh dưỡng là gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- HS quan sát H48-1,3 
+ Điều hòa hoạt động của các cơ quan. Hai phân hệ này hoạt động đối lập
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
III. Chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng
 Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập với nhau. Nhờ vậy mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim, các tuyến)
4. Củng cố: (4 phút)
- Nêu cấu tạo của cung phản xạ sinh dưỡng 
- Cấu tạo và chức anwng của hệ thần kinh sinh dưỡng 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Học bài và làm bài tập sgk/146, đọc mục em có biết biêt thêm về hệ thần kinh sinh dưỡng
- Xem trước và soạn bài 49; xem trước phần cấu tạo của cầu mắt
IV. Rút kinh nghiệm: 
1. GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 
2. HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	 Ký duyệt của tổ

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc