Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức.

  - HS nắm được cấu tạo của da. Trình bày được các chức năng của da

  - Giải thích được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của da 

2. Kĩ năng.

  - Rèn luyện được kĩ năng quan sát phân tích so sánh để tiếp thu kiến thức từ hình vẽ.

3. Thái độ.

  - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to H41 SGK

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài mới

3. Phương pháp:

- Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK

docx 5 trang Khánh Hội 23/05/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
- Soạn ngày: 15/01/2018
- Tuần: 23
- Tiết: 45
Chương VIII: DA
Bài 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức.
 - HS nắm được cấu tạo của da. Trình bày được các chức năng của da
 - Giải thích được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của da 
2. Kĩ năng.
 - Rèn luyện được kĩ năng quan sát phân tích so sánh để tiếp thu kiến thức từ hình vẽ.
3. Thái độ.
 - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to H41 SGK
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài mới
3. Phương pháp:
- Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Khi cầu thận bị viên và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả như thế nào về sức khỏe?
- Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả thế
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1(17’): Tìm hiểu cấu tạo của da.
- GV treo tranh phóng to H41 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em hoạt động độc lập: tự đọc thông tin SGK để thực hiện s SGK
- GV vừa chỉ trên tranh vừa phân tích cho HS cấu tạo của da gồm 3 lớp (lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da) ngoài ra lông và móng cũng là sản phẩm của da
- GV nghe HS tra lời chỉnh lí bổ sung và đưa ra đáp án
- HS theo dõi sự giảng giải phân tích của HS suy nghĩ rồi thảo luận nhóm để thống nhất các câu trả lời 
- Một vài HS được GV chỉ định trình bày các câu trả lời 
- Các HS khác nghe bổ sung để hoàn chỉnh đáp án 
1. Cấu tạo của da.
* Kết luận
- Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống 
+ Lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết điều hòa thân nhiệt 
+ Trong cùng là lớp mỡ dưới da 
Hoạt động 2(17’): Tìm hiểu chức năng của da
- GV cho HS trả lời các câu hỏi 
? Da có chức năng gì ?
? Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện bảo vệ
? Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận kích thích ? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?
? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào ?
- GV nghe HS trình bày nhận xét và xác nhận đáp án
- HS độc lập su luận và nghe những gợi ý của GV rồi thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời 
- Một vài nhóm được GV chỉ định trình bày kết quả 
- Các nhóm khác góp ý kiến để cùng đưa ra đáp án chung cho cả lớp 
2. chức năng của da.
* Kết luận.
- Da tạo lên vẻ đẹp của người và có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, các lớp của da điều phối hợp thực hiện chức năng này .
4. Củng cố: 3’
 - GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
 - Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài 
 - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
 - Đọc mục "Em có biết"
 - Chuẩn bị bài 42: các hình thức rèn luyện da trong bản 42-1 có những hình thức nào là đúng?
IV. Rút kinh nghiệm:
	1. GV: ..........................................................................................................
................................................................................................................................
	2. HS: ..........................................................................................................
................................................................................................................................
- Soạn ngày: 15/01/2018
- Tuần: 23
- Tiết: 46
Bài 42: VỆ SINH DA
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:	
 - HS trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da 
 - Có ý vệ sinh, phòng tránh các bện về da.
2. Kĩ năng.
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế.
 - Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
 - Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công 
cộng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Sưu tầm tranh ảnh về các bệnh ngoài da 
 - Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung bảng 42.1-2 SGK
2. Học sinh:
 - Sưu tầm tranh ảnh về các bệnh ngoài da
III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 - Da có chức năng gì ? Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện bảo vệ
 - Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận kích thích ? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1(6’): Tìm hiểu phương pháp bảo vệ da
- GV cho HS thực hiện s SGK trả lời 2 câu hỏi:
? Da bẩn có hại như thế nào 
? Da bị xây xát có hại như thế nào?
- GV gợi ý: Có những tác nhân nào có thể làm hại cho da? Chung thâm nhập bằng cách nào ?
- GV nghe HS trình bày nhận xét và xác nhận đáp án
- GV nêu câu hỏi tiếp :
? để giữ sạch da cần làm gì 
GV gợi ý HS nghiên cứu thông tin SGK và chú ý : da sạch có khả năng diệt khuẩn.
- GV nghe HS trình bày nhận xét và xác nhận đáp án
- HS bằng kiến thức đã có suy nghĩ và trao đổi nhóm rồi cử đại diện trả lời các câu hỏi 
- Các nhóm khác nghe bổ sung để xây dựng đáp án chung 
- HS nghe GV gợi ý suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- Một vài em được GV chỉ định trình bày câu trả lời 
- Các em khác nghe bổ sung để hoàn chỉnh đáp án 
1. Các phương pháp bảo vệ da.
- Phải thường xuyên tắm rửa thay quần áo và giữ gìn da sạch để tránh bệnh ngoài da.
Hoạt động 2 (11’):Tìm hiểu phương pháp rèn luyện da.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và thực hiện sSGK
- GV gợi ý bằng nêu câu hỏi phụ
? Vì sao phải rèn luyên da - GV nghe HS trình bày nhận xét và xác nhận đáp án
Tiếp đó GV cho HS tìm hiểu nguyên tắc rèn luyện da bằng cách làm bài tập SGK
- GV nghe HS trình bày nhận xét và nêu đáp án
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi dưới sự hướng dẫn của H- GV nghe HS trình bày nhận xét và xác nhận đáp GV và yêu cầu nêu được 
- HS đánh dấu + vào các hình thức rèn luyện da mà các em cho là đúng vào bảng 41.1 SGK ghi ở phiếu học tập
- Một vài em được GV chỉ định báo cáo kết quả
2. Phương pháp rèn luyện da.
- Phải rèn luyên cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da
Hoạt động 3 (7’): Tìm hiểu cách phòng chống bệnh ngoài da.
- GV yêu cầu HS nghiên cưu thông tin SGK tìm các từ cụm từ phù hợp điền vào ô trống hoàn thành bảng 42.2 ghi vào phiếu học tập
- GV lưu ý HS: tìm các bệnh cách biểu hiện và phương pháp phòng chống
- GV nghe HS trình bày nhận xét và xác nhận đáp án
- HS nghe GV lưu ý trao đổi nhóm để điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng 42.2 SGK ở phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung
3. Cách phòng chống bệnh ngoài da.
- tránh làm da bị xây xát hoặc bị bỏng
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
 4. Củng cố: 3’
- GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài.
- Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
- Đọc mục "Em có biết".
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 43.
 	+ Hãy xác định đâu là bộ phận thần kinh trung ương, đâu là bộ phận ngoại biên.
	+ Cấu tạo của nơron điển hình gồm các bộ phận nào? 
IV. Rút kinh nghiệm:
	1. GV: ..........................................................................................................
................................................................................................................................
	2. HS: ..........................................................................................................
................................................................................................................................
	 KÝ DUYỆT
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_23_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.docx