Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

- KT: + Trình bày các bước thành  lập khẩu phần ăn dựa trên nguyên tắc lập khẩu phần.

         + Đánh giá được định mức đáp ứng của mmotj khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân

 - KN: Rèn luyện kĩ năng xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày

 - TĐ: bảo vệ cơ thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng

II/ Chuẩn bị:

1. Thầy:  Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan

  1. Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học

III/ Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút.

  1. Kiểm Tra bài cũ: (5 phút)
  • Khẩu phần là gì? Lập khẩu phần cần dựa trên những nguyên tắc nào?

Đáp án:

- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

- Lập khẩu phần cần dựa trên những nguyên tắc :

+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng

+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.

+ Đảm bảo bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. 

doc 6 trang Khánh Hội 23/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 2 / 01 / 2018
Tiết số: 41 Tuần: 21
Bài 37: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH 
MỘT KHẨU PHẦN ĂN CHO TRƯỚC
I/ Mục tiêu:
- KT: + Trình bày các bước thành lập khẩu phần ăn dựa trên nguyên tắc lập khẩu phần.
 + Đánh giá được định mức đáp ứng của mmotj khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân
 - KN: Rèn luyện kĩ năng xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày
 - TĐ: bảo vệ cơ thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm Tra bài cũ: (5 phút)
Khẩu phần là gì? Lập khẩu phần cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Đáp án:
- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
- Lập khẩu phần cần dựa trên những nguyên tắc :
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.
+ Đảm bảo bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. 
3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần (11 phút)
- GV giới thiêu mục tiêu: SGK
- Khẩu phần là gì?
- Thành lập khẩu phần cần dựa trên nguyên tắc nào?
- Lập khẩu phần ăn cho một người cần thực hiện mấy bước?
- GV giới thiệu lần lượt các bước tiến hành: 
+ Hướng dãn nội dung bảng 37.1
- Phân tích ví dụ thực phẩm là đu đủ chín theo 2 bước như SGK:
. Lượng cung cấp A
. Lượng thải bỏ A1
. Lượng ăn được A2 
VD: Nếu ăn 150g đu đủ chín. Tính A1 và A2 . Biết tỉ lệ thải bỏ là 12%
Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp vào cột A
A1 = 150 x 12 : 100 = 18g
A2 = 150 – 18g = 132g
VD: Nếu ăn 200g gà ta. Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp vào cột A
A1 = 200 x 52 : 100 = 104g
A2 = 200 – 104 = 96g 
Tính 100g gạo tẻ à 7,9g protein
400g gạo tẻ à ? g Protein
400 . 7,9
Pr= = 316g
 100
* Lưu ý: Hệ số hấp thụ của cơ thể đối với protein là 60% và tỉ lệ thất thoát do chế biến của vitamin C là 50%
- HS nghe và ghi nhận
- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
- Nguyên tắc:
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn, phù hợp nhu cầu từng đối tượng
+ Đẩm bảo căn đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
- Lập khẩu phần ăn cho một người cần thực hiện theo 4 bước:
+ Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu bảng 37-1
- Bước 2: Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp A
+ Xác định lượng thải bỏ A1
A1 =A x tỉ lệ % thải bỏ
+ Xác định lượng ăn được A2 
A2 = A - A1
- Bước 3 : Tính giá trị của từng loại thực phẩm đã kê 
(bảng 37-2)
- Bước 4: đánh giá chất lượng khẩu phần
. Cộng số liệu thống kê
. Đối chiếu với bảng “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người VN’ từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn uống cho
I. Mục tiêu: SGK
II. Nội dung và cách tiến hành
1. Các bước lập khẩu phần:
- Bước 1: Kẻ bảng 37-1 SGK
Tên TP
Khối lượng
TP dinh dưỡng
A
A1
A2
Pr
Li
gl
Đu đủ
Cá chép
Gạo tẻ
Năng lượng
Muối khoáng
Vitamin
Ca
Sắc
A
B1
B2
pp
c
- Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định thực phẩm ăn được A2 (dùng bảng 37-2 để lấy ví dụ)
+ Xác định lượng thải bỏ A1
A1 = A x tỉ lệ % thải bỏ
+ Xác định lượng ăn được A2 
A2 = A - A1
- Bước 3: Tính giá trị của từng loại thực phẩm đã kê (bảng 37-2)
Tính 100g gạo tẻ à 7,9g protein
400g gạo tẻ à ? g Protein
- Bước 4: đánh giá chất lượng khẩu phần
+ Cộng số liệu thống kê
+ Đối chiếu với bảng “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người VN’ từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.
HĐ II: Tập đánh giá một khẩu phần cho trước (15 phút) 
- Đánh giá 1 khẩu phần ăn cho trước của một HS lớp 8
+ Y/c HS nghiên cứu bảng 37.2 để lập bảng số liệu
- Yêu cầu HS đối chiếu bảng 37-3 thay đổi thức ăn rồi lập một khẩu phần ăn cho phù hợp
- Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu của khẩu phần ăn giả sử của một nữ sinh lớp 8
1. Bữa sáng: 
- Bánh mì: 65g
- Sữa đặc có đường: 15g
2. Bữa phụ: 10 giờ
Sữa su su: 65g
3. Bữa trưa:
- Cơm (gạo tẻ): 200g
- Đậu phụ: 75g
- Thịt lợn ba chỉ: 100g
- Dưa cải: 100g
4. Bữa phụ lúc 15 giờ
- Nước chanh 1 cốc
- quả chanh: 20g
- Đường kính: 15g
5. Bữa tối:
- Cơm gạo tẻ: 200g
- Cá chép: 100g
- Rau muống: 200g
- Đu đủ chín: 100g
+ Đọc kĩ bảng 37.2 bảng số liệu khẩu phần
+ Tính toán số liệu điền vào các ô có dâu (?) ở bảng 37.2
- Đ/d nhóm lên hoàn thiện bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung
2. Tập đánh giá khẩu phần của một nữ sinh lớp 8
- So sánh kết quả tính toán và nhu cầu đề nghị
- Thay đổi loại thức ăn hoặc khối lượng thức ăn rồi tính lại cho phù hợp
HĐ III: Làm bài thu hoạch (10 phút)
- Em hãy dự kiến thay đổi khẩu phần như thế nào (về các thực phẩm và khối lượng từng loại) so với khẩu phần của bạn nữ sinh kể trên, cho phù hợp với bản thân?
- Làm bài thu hoach theo hướng dẫn của GV
III. Thu hoạch
Xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân
Củng cố: (3 phút)
- Nhận xét về thái độ và tinh thần học tập của các em.
- Nhận xét về sự hợp tác nhóm 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
+ Về nhà xem trước và soạn bài 38 tiết sau học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày Soạn: 02 / 01 / 2018
Tiết số: 42 Tuần: 21
Chương VII: BÀI TIẾT
Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO 
HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/ Mục tiêu:
- KT: Trình bày được khái niệm về bài tiết. Nêu rõ vai trò sự bài tiết
- KN: Quan sát hình và trả lời câu hỏi
- TĐ: Bảo vệ hệ bài tiết.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án
Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm Tra bài cũ: (0 phút)
Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm bài tiết của cơ thể người (16 phút)
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin à Thực hiện ▼
+ Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
+ Những sản phẩm thải chủ yếu là sản phẩm nào? Được bài tiết qua cơ quan nào?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Nghiên cứu thông tin và nội dung bảng 36-1à trả lời câu hỏi:
+ Phát sinh từ chính các hoạt động TĐC của tế bào và cơ thể (CO2,, H2O, mồi hôi ), từ hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, colesteron, ) 
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Bài tiết.
- Là quá thải trình các chất cặn bã và các chất độc hại khác của cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong.
- Qúa trình này do phổi, thận, da đảm nhiệm. trong đó phổi đóng vai trò thải CO2, thận bài tiết các chất qua nước tiểu, da bài tiết mồ hôi.
HĐ II: Tìm hiểu cấu tạo hệ bài tiết (20 phút) 
- Yêu cầu HS quan sát hình 38-1
+ Hệ bài tiết gồm có những cơ quan nào?
- Hướng dẫn Hs quan hình 38-1 à Cấu tạo của từng cơ quan bài tiết
- Yều cầu HS thực hiện ▼: Chọn câu trả lời đúng nhất.
- Tại sao nói thận là cơ quan, quan trọng nhất tại sao?
- HS quan sát hình 38-1- trả lời:
+ Gồm: 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đáy, ống đáy
- HS thực hiện ▼: Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. d
2. a
3. d
4. d
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
Gồm: 
- 2 quả thận
- Ống dẫn nước tiểu
- Bóng đáy
- Ống đáy
+ Thận là cơ quan quan trọng nhất, cấu tạo gồm phần vỏ, phần tủy, các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp về bể thận.
+ Đơn vị chức năng của thận: cầu thận, nang cầu thận, ống thận
Củng cố: (5 phút)
Bài tiết có vai trò gì đối với cơ thể sống?
Bài tiết ở người do các cơ quan nào đảm nhận?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
+ Về nhà học bài và làm bài tập 2 SGK
+ Xem tiếp và soạn bài 39 chuẩn bị tiết sau học
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
	 KÝ DUYỆT
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_21_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc