Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Phân biệt sự trao đổi chất với môi trường trong với tế bào và sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa có mối quan hệ thống nhất với nhau.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy logic
3. Thái độ: Biết bảo vệ hệ tiêu hóa
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn giáo án
2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Ở cấp độ cơ thể và tế bào, sự TĐC diễn ra như thế nào?
- Hệ tuần hoàn đóng vai trò gì trong quá trình trao đổi chất ở tế bào?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 25/11/2018 Tiết: 33 - Tuần: 17 Bài 32: CHUYỂN HÓA I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Phân biệt sự trao đổi chất với môi trường trong với tế bào và sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa có mối quan hệ thống nhất với nhau. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy logic 3. Thái độ: Biết bảo vệ hệ tiêu hóa II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Soạn giáo án 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Ở cấp độ cơ thể và tế bào, sự TĐC diễn ra như thế nào? - Hệ tuần hoàn đóng vai trò gì trong quá trình trao đổi chất ở tế bào? 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ1: Tìm hiểu quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng (14 phút) - Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin + quan sát h 32-1-thực hiện ▼ + Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào? + Đồng hóa và dị hóa biểu hiện như thế nào? + Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng? + Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? + Nêu mối quan giữa đồng hóa và dị hóa. + Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết ` - Nghiên cứu thông tin + quan sát h 32-1, thực hiện ▼ + Gồm hai quá trình đối lập đồng hóa và dị hóa + TĐC ở tế bào là hiện tượng TĐC giữa tế bào với môi trường trong, còn chuyển hóa là quá trình biến đổi vật chất có tích lũy và giải phóng năng lượng. + Năng lượng được sử dụng cho hoạt động co cơ, hoạt động sinh lí và sinh nhiệt. + Phụ thuộc vào lứa tuổi: Trẻ em đang lớn quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa, người già thì ngược lại. Thời điểm lao động dị hóa lớn hơn đồng hóa, ngược lại lúc nghỉ ngơi thì đồng hóa lớn hơn dị hóa. - Nhận xét, bổ sung, kết luận I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Gồm 2 quá trình: Đồng hóa và dị hóa + Đồng hóa là biến đổi chất dinh dưỡng thành sản phẩm đặc trưng của tế bào (tích lũy năng lượng) + Dị hóa: là quá trình phân giải các chất được tích lũy (giải phóng năng lượng) - Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẩn nhau nhưng thống nhất với nhau: Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại nếu không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa hoạt động HĐ2: Tìm hiểu khái niệm chuyển hóa cơ bản và ý nghĩa của nó? (10 phút) - Các em nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi sau. + Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao? + Chuyển hóa cơ bản là gì? + Ý nghĩa của nó? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết + Có sử dụng năng lượng để duy trì sự sống vì tim và hô hấp vẫn hoạt động, thân nhiệt vẫn duy trì. + Khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi thì một phần năng lượng cũng được sử dụng để duy trì sự sống cho cơ thể. + Ý nghĩa để KT sự chuyển hóa cơ bản ở một người, nếu có sự chênh lệch quá lớn với những người cùng lứa tuổi thì đó là bệnh lý. - Nhận xét, bổ sung II. Chuyển hóa cơ bản - Khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi thì một phần năng lượng cũng được sử dụng để duy trì sự sống cho cơ thể. - Ý nghĩa để kiểm tra sự chuyển hóa cơ bản ở một người, nếu có sự chênh lệch quá lớn với những người cùng lứa tuổi thì đó là bệnh lý. HĐ3: Tìm hiểu vai trò của thần kinh thể dịch trong điều hòa chuyển hóa vật chất và năng lượng: (8 phút) + Quá trình cuyển hóa vật chất và năng lượng được điều khiển bởi hoạt động nào? - Nhận xét, bổ sung, kết + Hoạt động của hệ thần kinh và hoocmôn do tuyến nội tuyến tiết ra - Nhận xét, bổ sung. III. Điều hòa chuyển hóa vật chất và năng lượng Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được điều hòa bằng hai cơ chế: Cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch 4. Củng cố: (4 phút) - Chuyển hóa là gì? Gồm có quá trình nào? - Vì sao 2 quá trình đồng hóa và dị hóa đối lập nhau nhưng thống nhất với nhau? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) + Về nhà học bài và làm bài tập 2,3 SGK + Xem tiếp và soạn bài 33 chuẩn bị tiết sau học IV. Rút kinh nghiệm - GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày Soạn: 25 /11/2018 Tiết: 34 - Tuần: 17 Bài 33: THÂN NHIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Trình bày mối quan hệ giữa dị hóa với thân nhiệt. Giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt, bảo đảm cho thân nhiệt luôn ổn định 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng khái hóa, tư duy trìu tượng. 3. Thái độ: bảo vệ cây xanh, trồng và tạo bóng mát ở trường học và xung quanh nhà ở. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Chuyển hóa là gì? Gồm có quá trình nào? - Vì sao 2 quá trình đồng hóa và dị hóa đối lập nhau nhưng thống nhất với nhau? 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của trao đổi chất và môi trường ngoài? (11 phút) - Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: + Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì? + Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào? + Thân nhiệt là gì? - Nhận xét, bổ sung, kết luận ` - Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: + Dùng nhiệt kế để đo. Đo nhiệt độ cơ thể người để xác định người bình thường hay có bệnh. + Người khỏe mạnh hay bình thường, trời nóng hay lạnh thì nhiệt độ cơ thể người đều khoảng 370c (dao động lên xuống không quá 0,50c) + SGK/ 105 - Nhận xét, bổ sung, kết luận I. Thân nhiệt - Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể - Thân nhiệt ổn định: ở người bình thường là 370c (dao động lên xuống không quá 0,50c) HĐ2: Tìm hiểu các cơ chế điều hòa thân nhiệt? (10 phút) - Yêu cầu HS thảo luận thực hiện ▼ + Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì? + Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? + Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc ? + Khi trời nóng độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào? + Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Yêu cầu HS đọc thông tin mục II.2 + Vai trò của HTK trong điều hòa thân nhiệt? * BS: Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. - HS thảo luận thực hiện ▼ + Phân phối cho cơ thể và tỏa ra môi trường: qua da, hô hấp, bài tiết à để đảm bảo cho thân nhiệt được ổn định + Tỏa nhiệt qua da, hô hấp, qua sự bóc hơi của mồ hôi + Da hồng hào là do mạch máu ở dưới da dãn, lưu thông máu qua da nhiều à tạo điều kiện cho cơ thể tỏa nhiệt. Mùa lạnh mao mạch máu co lại, lưu lượng máu qua da ít nên tím tái, đồng thời cơ chân lông co lại tạo nên sởn gai ốc làm giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da. + Trời nóng độ ẩm KK cao, mồ hôi tiết ra nhiều khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng, sự tỏa nhiệt khó khăn ta cảm thấy bức bói khó chịu - Nhận xét, bổ sung - HS đọc thông tin – trả lời câu hỏi: SGK/105 - Bổ sung, kết luận - Nhận xét, bổ sung, kết luận II. Sự điều hòa thân nhiệt 1. vai trò điều hòa thân nhiệt - Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt. - Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể. - Khi trời rét mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt. - Ngoài ra, khi trời quá lạnh còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt 2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt. Hệ thần kinh có vai trò chủ đạo trong điều hòa thân nhiệt. Đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt HĐ3: Tìm hiểu các phương pháp phòng chóng nóng lạnh? (11 phút) - Đọc thông tin – trả lời c/h: + Chế độ ăn uống vào mùa đông và mùa hè khác nhau như thế nào? + Vào mùa hè chúng ta làm gì để chóng nóng? + Để chóng rét chúng ta cần phải làm gì? + Nêu các biện pháp chống nóng lạnh cụ thể. TH: + Việc xây nhà ở, công sở cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chóng nóng, chóng lạnh? + Việc trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở và trường học, nơi làm việc, công viên có ý nghĩa gì với nhiệt độ trái đất ngày nóng lên như hiện nay? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - Đọc thông tin – trả lời c/h: + Mùa đông ăn nhiều hơn và ăn nhiều đồ nóng đẻ giữ ấm cơ thể, còn mùa hè thì ngược lại + Ăn đồ mát, mặt đồ rộng, thoáng . + Mặt dày để giữ ấm + Lưu ý: Hướng gió, cửa đủ rộng, có nhiều của sổ, làm trần nhà + Trồng nhiều cây xanh có tác dụng: điều hòa khí hậu, chóng nóng, lạnh - Nhận xét, bổ sung III. Phương pháp phòng chóng nóng lạnh - Đi nắng cần đội nón, mũ - không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ cao - Không tắm ngay khi mới lao động nặng, đi nắng nhiều mồ hôi ra nhiều - Không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt quá mạnh - Trời rét nên giữ ấm cho cơ thể: Cổ, ngực, chân - Rèn luyện thể dục để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể - Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư 4. Củng cố: (4 phút) - Nguyên nhân dẫn đến cảm nóng, cảm lạnh? - Hãy giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời lạnh chóng đói”, “Rét run cầm cập” 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) + Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 3 SGK + Ôn lại các kiến thức đã học phần cơ thể người, vận động cơ thể, tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp tiết sau ôn tập IV. Rút kinh nghiệm: - GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Châu Thới, ngày tháng năm 2018 KÝ DUYỆT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_17_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.docx