Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Trình bày sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ở ruột non và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do tuyến tiêu hóa tiết ra.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tư duy dự đoán.
3. Thái độ: Biết bảo vệ ruột non trong ăn uống
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Dạ dày có cấu tạo như thế nào? Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?
- Biến đổ lí học và hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 13 /11/ 2018 Tiết: 29 - Tuần: 15 Bài 28: TIÊU HÓA Ở RUỘT NON I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Trình bày sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ở ruột non và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do tuyến tiêu hóa tiết ra. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tư duy dự đoán. 3. Thái độ: Biết bảo vệ ruột non trong ăn uống II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Dạ dày có cấu tạo như thế nào? Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? - Biến đổ lí học và hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của ruột non và dự đoán về các hoạt động tiêu hóa ở ruột non (15 phút) - Yêu cầu học sinh quan sát hình 28-1,2 + đọc thông tin ô ð, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi + Trong ống tiêu hóa, tiếp theo dạ dày là cơ quan nào? + Ruột non có cấu tạo như thế nào? + Cấu tạo ruột non có những điểm nào giống và khác dạ dày? + Trong ruột non có những tuyến tiêu hóa nào? - Nhận xét, bổ sung và ghi bảng + Căn cứ vào thông tin trên, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa ở dạng nào? (GV ghi lại ý kiến trả lời của HS – học xong mục II sẽ so sánh) ` - Quan sát hình 28 - 1, 2đọc thông tin ô ð, trả lời câu hỏi + Ruột non + Gồm: 4 lớp giống dạ dày, lớp cơ chỉ có hai lớp: cơ dọc, cơ vòng. + Giống dạ dày: Có 4 lớp cơ bản + Khác dạ dày: không có cơ ché và lớp cơ mỏng + Tá tràng là đoạn đầu của ruột non là nơi ống dịch tụy và dịch mật đổ vào. Lớp niêm mạc chứa nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhày - Nhận xét, bổ sung, kết luận + HS dự đoán (Không cần đúng vì mục II sẽ giải quyết) I. Cấu tạo ruột non: - Có 4 lớp cơ bản: màng bọc, lớp cơ (doc, vòng) lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. HĐ2: Tìm hiểu về quá trình tiêu hóa ở ruột non? (16 phút) - Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H 28- 3- thực hiện Ñ + Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào? + Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào? + Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì? - So sánh với kết quả dự đoán ở phần I - Đọc thông tin và quan sát H28-3, thực hiện Ñ + Thức ăn đến ruột non vẫn còn biến đổi về lí học. Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với dịch vị tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột). Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ và biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hóa. + Những chất: Tinh bột, đường đôi, prôtêin, lipit. Biểu hiện sự biến đổi H 28- 3 SGK + Vai trò: Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hóa. Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột - Nhận xét, so sánh với kết quả dự đoán => rút ra kết quả đúng II.Tiêu hóa ở ruột non - Thức ăn à ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu - Có các tuyến tiêu hóa: Tuyến mật, tuyến tụy, các tuyến ruột hổ trợ nên ruột non có đủ loại enzim à phân giải các phân tử phút tạp của thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được: Đường đơn, glycerin, axit béo, axit amin 4. Củng cố: (5 phút) - Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? - Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào? (Môn vị sẽ thiếu tính hiệu nên thức ăn sẽ xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian thấm dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp) 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) + Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 2, 3 SGK+ đọc phần em có biết + Xem tiếp và soạn bài 29 chuẩn bị tiết sau học IV. Rút kinh nghiệm - GV: - HS: Ngày soạn: 13 /11/ 2018 Tiết: 30 - Tuần: 15 Bài 29: HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ, xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, phân tích thí nghiệm, khái quát hoá kiến thức 3. Thái độ: Biết bảo vệ hệ tiêu hóa trong ăn uống II. Chuẩn bị Giáo Viên: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút) - Ruột non có cấu tạo như thế nào? Những chất nào cần được tiêu hóa ở ruột non? - Hoạt động tiêu hóa ở ruột non là gì? Sự biến đổi hóa học trong ruột non được thực hiện với những chất nào trong thức ăn? 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ1: Tìm hiểu về hấp thụ chất dinh dưỡng? (12 phút) - Yêu cầu học sinh quan sát hình 29 -1đọc thông tin ô ð, trả lời 2 câu hỏi + Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở đâu? + Hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng có phụ thuộc diện tích bề mặt hấp thụ không? + Ruột non có cấu tạo gì đặc biệt làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ của nó? (so với dạ dày) + Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó? + Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? - Treo tranh, thuyết trình về những đặc điểm cấu tạo của ruột non. - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết + Cấu tạo ruột non như (niêm mạc, mao mạch, độ dài) như thế nào phù hợp cới nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng? - Nhận xét, bổ sung, kết luận ` - Quan sát hình 27-1đọc thông tin ô ð, trả lời 2 câu hỏi + Có, diện tích càng lớn hiệu quả hấp thụ càng cao + Ruột dài 2.8 – 3m, lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ. + Diện tích bề mặt bên trong của ruột non rất lớn là đều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian). Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mạch máu và mạch bạch huyết + Người ta khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là căn cứ vào các bằng chứng sau: - Ruột non có bề mặt hấp thụ rất cao (tơi 400 – 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác trong ống tiêu hóa. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc - Thực nghiệm phân tích các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong các đoạn ống tiêu hóa cũng chứng tỏ hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non. - Nhận xét, bổ sung. I. Hấp thụ chất dinh dưỡng - Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non - Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ: + Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và những lông ruột cực nhỏ + Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc. + Ruột non dài (khoảng 2,8 – 3 m). => tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 – 500 m2) HĐ2: Tìm hiểu con đường hấp thụ, vận chuyển các chất và vai trò của gan? (12 phút) - Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H29 – 3 thực hiện ▼ + Liệt kê những chất dinh dưỡng được vận chuyển về tim rồi theo hệ tuần hoàn đến các tế bào của cơ thể vào các cột phù hợp trong bảng 29 + Qua trên hãy cho biết hấp thụ và vận chuyển chất chất gì? - Nhận xét, bổ sung, kết luận + Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển chất dinh dưỡng về tim - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Đọc thông tin và quan sát H29 - 3 thực hiện ▼ - Điền bảng: Đường máu Đường bạch huyết - Đường - Axit báo và glycerin - Axit amin - Các vitamin tan trong nước - Các muối khoáng - Nước - Lipit (các giọt nhỏ đã được nhũ tương hóa) - Vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) - Nhận xét, bổ sung. + Gan đóng vai trò: Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng (đường glucozơ, axit béo) trong máu ở mức ổn định, phần dư sẽ được biến đổi để tích trữ hoặc thải bõ. Khử các chất độc bị lọt vào cùng các chất dinh dưỡng. II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan: 1. Con đường hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng: - Đường máu: đường đơn, 30 % lipit, axit amin, muối khoáng, nước và vitamin tan trong nước. - Đường bạch huyết: các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) và 70 % lipit. 2. Vai trò của gan: - Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định (glucozơ, axit béo) - Khử chất độc. HĐ3: Tìm hiểu về vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa? (8 phút) - Yêu cầu học sinh đọc thông tin ? Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì? - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: + Hấp thụ thêm phần nước còn lại cho cơ thể. + Thải phân ra môi trường ngoài - Nhận xét, bổ sung. III. Thải phân - Ruột già có vai trò tái hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể. - Thải phân: nhờ sự co bóp các cơ hậu môn và cơ thành bụng. 4. Củng cố: (4 phút) - Ruột non có đặc điểm gì giúp nó đảm nhiệm vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng ? - Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) + Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 2 SGK+ đọc phần em có biết + Xem tiếp và soạn bài 30 làm các bài tập trong bài 30 IV. Rút kinh nghiệm - GV: - HS: Châu Thới, ngày tháng năm 2018 KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_15_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc