Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động. Rút ra được kết luận từ kết quả thí nghiệm với đối chứng.
- Xác định được tác dụng của men với tinh bột, điều kiện hoạt động của men.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện các thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học.
- Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình thí nghiệm hoặc qua băng hình
3. Thái độ: Nghiêm túc trong thực hành
II. Chuẩn bị
1. Giaos viên: Mỗi nhóm gồm:
- 12 ống nghiệm có dán A, B, C, D; A1, B1, C1, D1; A2, B2, C2, D2; + 2 kẹp gỗ
- 2 giá để ống nghiệm
- 1 chậu thuỷ tinh, một bình thủy nước ấm + 1 nhiệt kế
- 1 đèn cồn + 1 giá đun + 2 phễu + bông lọc
- 2 ống đong chia độ (10 ml) + 1 cuộn giấy đo pH.
- Nước bọt hoà loãng (25%) qua bông lọc + DD hồ tinh bột (1%)
- DD HCl (2%) + DD iốt (1%)
- Thuốc thử Strôme (3ml dd NaOH 10% + 3ml dd CuSO4 2%)
- Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung bài thực hành.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 07 - 11 - 2018 Tiết: 27 - Tuần: 14 Bài 23: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động. Rút ra được kết luận từ kết quả thí nghiệm với đối chứng. - Xác định được tác dụng của men với tinh bột, điều kiện hoạt động của men. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện các thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học. - Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình thí nghiệm hoặc qua băng hình 3. Thái độ: Nghiêm túc trong thực hành II. Chuẩn bị 1. Giaos viên: Mỗi nhóm gồm: - 12 ống nghiệm có dán A, B, C, D; A1, B1, C1, D1; A2, B2, C2, D2; + 2 kẹp gỗ - 2 giá để ống nghiệm - 1 chậu thuỷ tinh, một bình thủy nước ấm + 1 nhiệt kế - 1 đèn cồn + 1 giá đun + 2 phễu + bông lọc - 2 ống đong chia độ (10 ml) + 1 cuộn giấy đo pH. - Nước bọt hoà loãng (25%) qua bông lọc + DD hồ tinh bột (1%) - DD HCl (2%) + DD iốt (1%) - Thuốc thử Strôme (3ml dd NaOH 10% + 3ml dd CuSO4 2%) - Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung bài thực hành. 2. Học sinh: Soạn, xem trước nội dung bài học và 3ml nước bọt loãng 25% lọc qua bông lọc. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản Hoạt động 1: Chuẩn bị dụng cụ thực hành (3 phút) - GV hướng dẫn HS chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ thực hành - Chuẩn bị vật liệu GV yêu cầu I. Chuẩn bị SGK/ 84 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và các bước tiến hành thí nghiệm? (26 phút) - Hướng dẫn học sinh: + Cách lấy các dung dịch cho vào các ống nghiệm, + Trình tự lấy các chất bổ sung sau đó. - Hướng dẫn học sinh: + Dùng giấy đo độ pH, + Đặt các ống nghiệm vào chậu, + Cách quan sát, ghi nhận và giải thích các hiện tượng. - Quan sát các nhóm thực hiện, nhắc nhở, hướng dẫn. - Theo dõi và ghi nhận trình tự các bước giáo viên hướng dẫn - Các nhóm quan sát 3 thao tác thực hiện “Phương pháp ấn lồng ngực” - Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn - Các nhóm thực thành theo hướng dẫn của giáo viên II. Nội dung và cách tiến hành 1. Cách tiến hành: 1. 1Bước 1: Chuẩn bị 4 ống nghiệm - Dùng ống đong 2ml dd tinh bột vào các ống nghiệm A, B, C, D. + Ống A cho thêm 2 ml nước lã, + Ống B cho thêm 2 ml nước bọt, + Ống C cho thêm 2 ml nước bọt đun sôi để nguội, + Ống D cho thêm 2 ml nước bọt + Vài giọt HCl 2 %. 2. Bước 2: Tiến hành thí nghiệm: - Đo pH của dd trong các ống nghiệm rồi ghi vào bài tường trình. - Đặt các ống nghiệm vào chậu thủy tinh như hình 26 trong 15’. - Quan sát kết quả các ống nghiệm rồi ghi vào bảng 26 – 1 “Kết quả thí nghiệm về hoạt động của emzim trong nước bọt”. Thống nhất ý kiến, giải thích ? 3. Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm như sau: Chia dung dịch trong ống nghiệm thành hai: * Lô 1: Các ống: A1, B2, C3, D4 + vài giọt Iốt 1% * Lô 2: Các ống A1, B2, C3, D4 + Vài giọt dd strôme rồi đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn 2. Thực hành: HS thực hành theo các bước nêu trên Hoạt động 3: Thu hoạch (10 phút) - Hướng dẫn học sinh làm bài thu hoạch theo nhóm: Trả lời câu hỏi kiến thức và ghi lại các bước thực hành - Các nhóm thực hiện làm bài thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên III. Thu hoạch - Kiến thức: + Enzim trong nước bọt có tên là gì? + Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột? + Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào? - Ghi lại các kết quả thực hành 4. Củng cố: (5 phút) - Cho học sinh dọn dẹp, vệ sinh. Nhận xét tinh thần làm việc của học sinh. - Kết quả đạt được của một số nhóm. Rút kinh nghiệm chung. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Chuẩn bị và soạn bài 27 tiết sau học IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV:............ HS:..................... Ngày soạn: 07 /11 /2018 Tiết: 28 - Tuần: 14 Bài 27: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ở dạ dày và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do tuyến tiêu hóa tiết ra. - Giải thích được cấu tạo dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hóa; phân biệt được những biến đổi lí và hoá học ở dạ dày. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh, phân tích thí nghiệm, khái quát hoá kiến thức 3. Thái độ: Biết bảo vệ dạ dày trong ăn uống II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút) 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của dạ dày (15 phút) - Yêu cầu học sinh quan sát hình 27-1đọc thông tin ô ð, trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi mục Ñ trong 3’ + Dạ dày có hình dạng như thế nào và dung tối da khoảng bao nhiêu? + Trình bày các đặc điểm cấu tạo của dạ dày. - Treo tranh, thuyết trình về những đặc điểm cấu tạo của dạ dày. - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết + Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa ở dạng nào? (GV ghi lại ý kiến trả lời của HS – học xong mục II sẽ so sánh) ` - Quan sát hình 27-1đọc thông tin ô ð, trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi mục Ñ trong 3’ + Hình túi, thất 2 đầu dung tích tối đa khoảng 3 lit, + Gồm 4 lớp: Ngoài có lớp màng bọc; lớp cơ rất dày và khỏe (gồm 3 lớp cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo); có 2 lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị. - Nhận xét, bổ sung, kết luận + Nêu theo ý HS (Không cần đúng vì mục II sẽ giải quyết) I. Cấu tạo dạ dày - Dạ dày có hình túi, thắt 2 đầu dung tích tối đa khoảng 3 lit, - Thành dạ dày có 4 lớp: + Lớp màng bên ngoài, + Lớp cơ dày, có 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo. + Lớp dưới niêm mạc + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị. Tế bào tiết chất nhầy. Tế bào tiết pepsinogen Tế bào tiết HCl Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tiêu hóa ở dạ dày? (16 phút) - Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H27-2,3 - Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm của Paplốp và biến đổi hóa học ở dạ dày. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục Ñ trong 3’ + Điền cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng bảng 27 + Tiêu hóa ở dạ dày về mặt lí học như thế nào? + Tiêu hóa ở dạ dày về mặt hóa học như thế nào + Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào? + Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào? + Thử giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không phân hủy? - Liên hệ thực tế về cách ăn uống để bảo vệ dạ dày (Ăn thức ăn mềm, nhai kĩ để thức ăn dễ tiêu hóa) - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết. + Hiểu vì sao những người bị bệnh cắt nhỏ dạ dày phải chia bữa ăn thành nhiều buổi? - Đọc thông tin và quan sát H27-2,3 – Tìm hiểu thí nghiệm của Paplốp và biến đổi hóa học ở dạ dày. - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục Ñ trong 3’ Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lí học - Sự tiết dịch vị - Sự co bóp của dạ dày - Tuyến vị - Các lớp cơ của dạ dày - Hòa loãng t/ăn - Đảo trộn t/ăn thấm điều dịch vị Biến đổi hóa học Hđ của enzm pepsin Enzm pepsin Phân cắt các pro chuỗi dài thành chuỗi ngắn từ 3-10 axit amin + Hoạt động co bóp của dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị. + Thức ăn gluxit tiếp tục tiêu hóa một phần nhỏ ở giai đoạn đầu (không lâu) khi dịch vị chứa HCl làm pH thấp chưa được trộn đều với thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải thành đường mantôzơ; Thức ăn lipit không được tiêu hóa trong dạ dày vì trong dịch vị không có men tiêu hóa lipit. + Proten trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào chất nhayfowr cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn các tế bào niêm mạc với pepsin. - Nhận xét, bổ sung. + Vì sức chứa thức ăn của dạ dày bị giảm nên phải chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày. II. Tiêu hóa ở dạ dày - Biến đổi lí học: + Tuyến vị tiết dịch vị để hòa loãng thức ăn, + Các lớp cơ của dạ dày co bóp để đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị. - Biến đổi hóa học: Enzim pepsin phân cắt protein trong thức ăn thành chuỗi có từ 3 – 10 axit amin Thức ăn tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non. 4. Củng cố: (5 phút) Dạ dày có cấu tạo như thế nào? Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? Biến đổ lí học và hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 3, 4 SGK+ đọc phần em có biết - Xem tiếp và soạn bài 28 chuẩn bị tiết sau học - Chuẩn bị: gạc y tế, gói IV. RÚT KINH NGHIỆM: - GV: - HS: Châu Thới, ngày tháng năm 2018
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_14_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc