Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu

   1. Kiến thức:

+ Nêu được: Các nhóm chất có trong thức ăn, các hoạt động trong qúa trình tiêu hoá, vai trò hệ tiêu hoá.

+ Trình bày vai trò của các cơ quan tiêu hóa tỏng sự biến đổi thức ăn về 2 mặt lí học (chủ yếu là biến đổi cơ học) và biến đổi hóa học (trong đó biến đổi lí học đã tạo điều kiện cho biến đổi hóa học).

   2. Kỹ năng: Xác định được các cơ quan hô hấp trên hình vẽ.

   3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

II. Chuẩn bị

   1. Giáo viên:  + Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan

                  + Sơ đồ cấu tạo hệ tiêu hóa

   2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học

III. Các bước lên lớp

   1. Ổn định lớp: (1 phút)

   2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)

doc 5 trang Khánh Hội 20/05/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 30 /10 /2018
Tiết: 25 - Tuần: 13
Chương V: TIÊU HÓA
Bài 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức:
+ Nêu được: Các nhóm chất có trong thức ăn, các hoạt động trong qúa trình tiêu hoá, vai trò hệ tiêu hoá.
+ Trình bày vai trò của các cơ quan tiêu hóa tỏng sự biến đổi thức ăn về 2 mặt lí học (chủ yếu là biến đổi cơ học) và biến đổi hóa học (trong đó biến đổi lí học đã tạo điều kiện cho biến đổi hóa học).
 2. Kỹ năng: Xác định được các cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: + Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
 + Sơ đồ cấu tạo hệ tiêu hóa
 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
 3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy 
HĐ của trò 
Nội dumg cơ bản 
HĐ1: Tìm hiểu về thức ăn và các hoạt động của quá trình tiêu hóa (19 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ð 
+ Con người thường ăn những loại thức ăn nào?
+ Sự ăn và biến đổi thức ăn trong cơ thể người gọi tên là gì? 
- Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu sơ đồ 24-1; 24-2 à thảo luận nhóm 3' thực hiện ▼
+ Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
+ Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
+ Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
+ Sự tiêu hóa có vai trò gì trong cơ thể?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
`
- Đọc thông tin ð àtrả lời câu hỏi:
+ Thức ăn thô: Ngũ cốc, rau, củ, quả, thịt, cá
+ Gọi là hoạt động tiêu hóa.
- Quan sát và nghiên cứu sơ đồ 24-1; 24-2 à thảo luận nhóm thực hiện ▼
+ Vitamin, nước, muối khoáng.
+ Gluxit, lipit, protein, axit nulêic
+ Ăn đưa vào ống tiêu hóa tiêu hóa T/ăn à Hấp thụ chất dinh dưỡng à thải phân
+ Vai trò: Tiêu hóa thức
 ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Thức ăn và sự tiêu hóa.
- Thức ăn gồm các chất hữu cơ và chất vô cơ. 
- Hoạt động tiêu hoá gồm:
+ Ăn và uống 
+ Đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá 
+ Tiêu hoá thức ăn: Biến đổi lí học, tiết dịch tiêu hoá ® Biến đổi hoá học. 
+ Hấp thụ chất dinh dưỡng, 
+ Thải phân. 
- Sự tiêu hoá làm biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã.
HĐ2: Tìm hiểu về các cơ quan tiêu hóa? (17 phút)
- Yêu cầu HS quan sát H24-3
- Treo tranh câm các cơ quan tiêu hóa – yêu cầu HS lên bảng xác định các cơ quan trên tranh
- Yêu cầu HS thảo luận thực hiện ▼
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
- Quan sát tranh - lên bảng xác định các cơ quan tiêu hóa trên tranh
- thảo luận thực hiện ▼
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa
Miệng, họng
Tuyến nước bọt
Thực quản
X
Dạ dày
Tuyến vị
Ruột
Tá tràng
Tuyến tụy, tuến mật
Ruột non
Tuyến ruột
Ruột già, ruột thừa
X
Ruột thẳng
X
Hậu môn
X
- Nhận xét, bổ sung.
II. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
- Ống tiêu hóa: Miệng àhọng à thực quản -à dạ dày à ruột (ruột non, ruột già, ruột thẳng) àhậu môn.
- Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy, tuyến mật, tuyến ruột
4. Củng cố: (5 phút)
- Quá trình hoạt động tiêu hóa được thực hiện nhờ hoạt động của cơ quan nào?
- Quá trình hoạt động tiêu hóa gồm các hoạt động nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK+ đọc phần em có biết
- Xem tiếp và soạn bài 25 chuẩn bị tiết sau học
+ Ở khoang miệng thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
+ Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
IV. Rút kinh nghiệm 
 - GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 - HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 30 / 10 / 2018
Tiết: 26 - Tuần: 13
 Bài 25: TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG 
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
- Trình bày sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học trong khoang miệng và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do tuyến tiêu hóa tiết ra.
- Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. 
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, phân tích, khái quát hoá kiến thức. 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ răng miệng, không cười đùa khi ăn.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Soạn giáo án và sưu tầm các nội dung các liên quan
 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp 
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
- Quá trình hoạt động tiêu hóa được thực hiện nhờ hoạt động của cơ quan nào?
- Quá trình hoạt động tiêu hóa gồm các hoạt động nào?
 3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu về hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng? (16 phút)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 25-1và nghiên cứu thông tin – trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo khoang miệng gồm có những bộ phận nào?
+ Quá trình tiêu hóa được bắt đầu từ cơ quan nào?
- Đọc thông tin bảng 25, trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi mục Ñ có bảng 25 trong 5’ 
+ Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
+ Vậy enzim amilaza là gì?
+ Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 25 (3')
- Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung . 
+Thức ăn ở khoang miệng được biến đổi về mặt vật lý như thế nào?
+Thức ăn ở khoang miệng được biến đổi về mặt vật lý như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Quan sát hình 25-1 và nghiên cứu thông tin – trả lời câu hỏi:
+ Từ miệng, răng, lưỡi, nước bọ.t
- Đọc thông tin bảng 25, trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi mục Ñ có bảng 25 trong 5’ 
+ Là vì tinh bột trong cơm tác dụng với emzim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantozơ tác dụng vào gai vị giác trên đầu lưỡi => ta có cảm giác ngọt.
+ Enzim là chất xúc tác sinh học, chỉ với một lượng rất nhỏ có thể thúc đẩy tốc độ phản ứng tăng lên nhiều lần. Mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định, trong điều kiện pH và nhiệt độ nhất định. 
Biến đổi t/ăn ở khoang miệng
Các h/ động tham gia
Các thành phần tham gia h/động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Tiết n/ bọt
- Nhai
- Đảo trộn T/ăn
- Tạo viên t/ăn
Tuyến n/ bọt
- Răng
-Răng, lưỡi, các cơ môi, má
 -ướt,
mền t/
- làm mềm,
nhuyễn 
- thấm đẫm n/bọt
- t/viên vừa nuốt
Biến đổi hóa học
HĐ của emzim amilaza trong nước bọt
emzim amilaza 
Biến đổi một phần tinh bột trong t/ă thành đường mantozơ
- Nhận xét, bổ sung.
I. Tiêu hoá ở khoang miệng 
 1. Cấu tạo khoang miệng:
 - Răng: gồm có răng (cửa, nanh, hàm)
 - Lưỡi
 - Tuyến nước bọt
 - Nơi tiết nước bọt.
2. Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng:
- Biến đổi lí học: Nhờ hoạt động của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. 
- Biến đổi hoá học: Enzim (men) amilaza biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozơ. 
HĐ2: Tìm hiểu hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản? (15 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin + quan sát H 25-3 à thực hiện ▼trả lời câu hỏi:
+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
+ Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã tạo ra như thế nào?
+ Thức ăn qua thực quản có những biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?
- GV giáo dục HS khi ăn uống không nên cười giỡn sẽ làm thức ăn lọt vào khí quản
+ Nuốt và đẩy thức ăn từ miệng qua thực quản đến dạ dày diễn ra như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Đọc thông tin + quan sát H 25-3 à thực hiện ▼trả lời câu hỏi:
+ Nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.
+ Tạo ra được nhờ sự co dãn, phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản
+ Thời gian đi qua thực quản rất nhanh (2-4 giây) nên có thể coi thức ăn không biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.
- Nhận xét, bổ sung.
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
- Thức ăn được đẩy xuống thức quản nhờ hoạt động của lưỡi 
- Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ vòng ở thực quản. 
 4. Củng cố: (5 phút)
A. Câu hỏi:
 Khi ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể biến đổi trong khoang miệng như thế nào? 
B. Trả lời:
 - Với cháo: Thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị emzim amilaza phân giải thành đường mantozơ.
 - Với sữa: Thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là protein và đường đôi hoặc đường đơn.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Về nhà học bài và làm bài tập 3 SGK. 
 - Xem trước và chuẩn bị bài 26 tiết sau thực hành; Mỗi nhóm chuẩn bị 6ml nước bọt lọc
 - Hướng dẫn HS lọc nước bọt: Cuốn miếng giấy thấm dạng hình phiểu để trên miệng keo thủy tinh để lọc nước bọt
IV. Rút kinh nghiệm: 
 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
	Châu Thới, ngày tháng năm 2018
	 KÝ DUYỆT
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_13_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc