Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu

   1. Kiến thức:

     + Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.

     + Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện TDTT đúng cách và đề ra được các biện pháp luyện tập TDTT để có hệ hô hấp khoẻ mạnh 

   2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

   3. Thái độ: Giữ gìn vệ sinh đường hô hấp và tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. 

II. Chuẩn bị

   1. Giáo viên: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan

   2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học

III. Các bước lên lớp

   1. Ổn định lớp: (1 phút)

   2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

           Trình bày quá trình hô hấp ở cơ thể người?

doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
- Ngày soạn: 23/10/2018
- Tiết: 23 
- Tuần: 12
Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
	+ Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
	+ Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện TDTT đúng cách và đề ra được các biện pháp luyện tập TDTT để có hệ hô hấp khoẻ mạnh 
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 3. Thái độ: Giữ gìn vệ sinh đường hô hấp và tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. 
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	Trình bày quá trình hô hấp ở cơ thể người?
 3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy 
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản 
HĐ1: Xây dựng hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại. (15 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ð và nghiên cứu nội dung bảng 22 SGK. 
+ Nêu các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là gì?
+ Nguồn gốc gây ra các tác nhân có hại đó là gì? 
+ Những tác nhân đó có tác hại gì?
+ Hãy đề ra biện pháp bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kế
GDMT: 
+ Theo em việc chặt phá cây xanh, phá rừng và các chất thải công nghiệp có ảnh hưởng gì tới đường hô hấp của chúng ta?
- GV: Giáo dục HS ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất độc hại vào không khí, cản bụi
`
- Đọc thông tin ð và nghiên cứu nội dung bảng 22 SGK àtrả lời câu hỏi:
+ Tác nhân: Bảng 22 sgk
+ Nguồn gốc: Bảng 22 sgk
+ Tác hại: Bảng 22 sgk
+ Biện pháp: Trồng nhiều cây xanh ở nơi công cộng, trường học điều hòa thành phần khí (O2,CO2) theo hướng có lợ cho hô hấp.
+ Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ra đường à hạn chế ô nhiễm bụi từ không khí.
+ Nơi ở và nơi làm việc cần đủ nắng gió, tránh ẩm thấp, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi  à hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây hại
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra khí độc, không hút thuốc lá và mọi người không hút thuốc lá à hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất độc (NO2, SO2, CO, nicotin)
- Nhận xet, bổ sung, kết luận.
+ HS tự liên hệ trả lời
I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
- Trồng nhiều cây xanh 
- Không xả rác bừa bãi 
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá. 
- Đeo khẩu trang chống bụi, vi khuẩn khi làm vệ sinh, lao động môi trường có nhiều bụi, vi khuẩn.
- Nơi ở và nơi làm việc phải sạch sẽ thoáng khí
HĐ2: Xây dựng biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. (16 phút)
- Hãy đọc thông tin ð mục II và trả lời câu hỏi mục Ñ. 
+ Dung tích sống là gì? 
+ Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách điều dặn từ bé có thể có có dung tích sống lí tưởng?
+ Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
+ Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh?
- Bổ sung: Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích khí cặn. Dung tích phổi thuộc vào dung tích lòng ngực, mà dung tích lòng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé. Do đó, cần tích cực luyện tập thể dục, thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
- Nhận xét, kết luận.
- Đọc và thu nhận thông tin, thảo luận thực hiện trả lời câu hỏi mục Ñ.
+ Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra
+ Dung tích sống phụ thuộc vào diện tích phổi và thể tích khí cặn. => diện tích lồng ngực, liên quan đến các khung xương sườn => Cần luyện tập TDTT từ nhỏ . 
- Thở sâu và giảm nhịp thở làm  
- Người bình thường thở 18 nhịp / phút – mỗi nhịp hít vào 400 ml khí. 
+ Khí lưu thông / phút: 400 x 18 = 7200 ml 
+ Khí chết: 150 ml x 18 = 2700 ml 
+ Khí có ích: = 7200 – 2700 = 4500 ml 
- Nếu thở sâu 12 nhịp / phút, mỗi nhịp hít vào 600 ml khí. 
+ Khí lưu thông: 600 x 12 = 7200 ml 
+ Khí chết: 150 ml x 12 = 1800 ml 
+ Khí có ích: = 7200 – 1800 = 5400 ml
* Kết luận: Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp.
+ Tích cực luyện tập thể dục, thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
- Nhận xét, bổ sung
II. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh: 
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra
- Để có dung tích sống lý tưởng cần:
+ Tích cực luyện tập TDTT 
+ Tập hít thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên.
4. Củng cố: (5 phút)
- Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại như thế nào?
- Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
+ Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 2,3 SGK+ đọc phần em có biết
+ Xem tiếp và soạn bài 23 chuẩn bị tiết sau thực hành
+ Chuẩn bị: gạc y tế, gói
IV. Rút kinh nghiệm:
 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Ngày soạn: 23/10/2018
- Tiết: 24 
- Tuần: 12
 Bài 23: THỰC HÀNH: HÔ HẤP NHÂN TẠO 
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
 + Thực hiện được các bước tiến hành hô hấp nhân tạo. 
 + Hiểu được cơ sở khoa học các biện pháp hô hấp nhân tạo 
 + Tập hô hấp nhân tạo cho người bị nạn bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực. 
 2. Kỹ năng: Sơ cứu ngạt thở - làm hô hấp nhân tạo. Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở
 3. Thái độ: Giúp đỡ, cứu người bị nạn
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Gạc y tế, chiếu, gói
 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại như thế nào?
 3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy 
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ1: Chuẩn bị dụng cụ thực hành. (3 phút)
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị các dụng cụ thực hành
- Chuẩn bị các dụng cụ GV yêu cầu
I. Chuẩn bị:
- Chiếu cá nhân
- Gói cá nhân
- Gạc cứu thương hay mảnh vải sạch có kích thước 40 x 40cm
HĐ2: Tìm hiểu tình huống và cách tiến hành hô hấp nhân tạo (18 phút)
- Yêu cầu học sinh: 
- Hãy đọc thông tin bước 1 và nêu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp cần được hô hấp nhân tạo? 
- Hướng dẫn học sinh cách loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp.
- Treo bảng phụ ghi tóm tắt các bước thực hiện. 
- Hướng dẫn học sinh thao tác thực hiện mẫu theo trình tự 4 bước. “Phương pháp hà hơi thổi ngạt” 
- Lưu ý: 2 trường hợp xử lí khi: miệng nạn nân khó mở và khi tim nạn nhân ngừng đập 
- Quan sát các nhóm thực hiện, đánh giá sự thực hiện của các nhóm. 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện 3 thao tác của “Phương pháp ấn lồng ngực” 
- Lưu ý: Có thể đặt nạn nhân nằm sấp và hướng dẫn cách thực hiện. 
- Cá nhân đọc thông tin, các trường hợp thường gặp gây gián đoạn hô hấp. 
- Nghe giáo viên hướng dẫn cách loại bỏ.
- Quan sát 4 bước thực hiện “Hà hơi thổi ngạt”
- Đại diện thực hiện thao tác theo hướng dẫn. 
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn. 
- Các nhóm quan sát 3 thao tác thực hiện “Phương pháp ấn lồng ngực”
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn 
II. Nội dung và cách tiến hành:
1. Bước 1: 
- Loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp: 
- Chết đuối: loại bỏ nước ra khỏi phổi bằng cách cõng nạn nhân ngược đầu vừa chạy. 
- Điện giật: ngắt dòng điện 
- Ngạt (do môi trường khí độc hoặc thiếu khí oxi): khiên nạn nhân ra khỏi khu vực. 
2. Bước 2: Tập hô hấp nhân tạo: 
* Phương pháp hà hơi thổi ngạt: 
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau, 
- Dùng 2 ngón tay bịt mũi nạn nhân rồi mở miệng nạn nhân. 
- Tự hít một hơi thật đầy rồi ghé sát miệng nạn nhân thổi hết sức vào miệng nạn nhân (không để khí thoát ra ngoài chồ tiếp xúc với miệng nạn nhân) 
- Thực hiện liên tục từ 12 – 20 lần / phút đến khi nạn nhân tự thở. 
2. Phương pháp ấn lồng ngực: 
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê một gối mềm để đầu ngửa ra phía sau. 
- Cầm nơi 2 cẳng tay (hoặc cổ tay) nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài. Sau đó, dang tay nạn nhân về phía đầu nạn nhân. 
- Thực hiện liên tục từ 12 – 20 lần / phút đến khi nạn nhân tự thở.
HĐ3: Thu hoạch. (10 phút)
- Hướng dẫn học sinh làm bài thu hoạch theo nhóm.
- Các nhóm thực hiện làm bài thu hoạch theo hướng dẫn
III. Thu hoạch: 
- Hướng dẫn học sinh trả lời 3 câu hỏi trang 77. 
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng 23. 
- Nêu các thao tác cấp cứu hô hấp
4. Củng cố: (5 phút)
 - Cho học sinh dọn dẹp, vệ sinh. Nhận xét tinh thần làm việc của học sinh. 
 - Kết quả đạt được của một số nhóm. Rút kinh nghiệm chung. 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
 - Chuẩn bị và soạn bài 24 tiết sau học
IV. Rút kinh nghiệm
 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
	 Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2018
 Tổ ký duyệt
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_12_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc