Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Nêu ý nghĩa hô hấp.
+ Mô tả được cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- KN: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
- TĐ: Giữ gìn vệ sinh đường hô hấp
II/ Chuẩn bị:
- Giáo Viên: + Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan
+ Tranh: Cấu tạo cơ quan hô hấp
- Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 16/10 /2018 Tiết số: 21 Tuần: 11 Chương IV: HÔ HẤP Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP I/ Mục tiêu: - KT: + Nêu ý nghĩa hô hấp. + Mô tả được cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi) liên quan đến chức năng của chúng. - KN: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - TĐ: Giữ gìn vệ sinh đường hô hấp II/ Chuẩn bị: Giáo Viên: + Soạn giáo án và tìm các thông tin có liên quan + Tranh: Cấu tạo cơ quan hô hấp Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học III/ Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ I: TH khái niệm về hô hấp và ý nghĩa của nó đối với cơ thể sống (22 phút) - Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð mục 1; trao đổi nhóm trả lời 3 câu hỏi mục Ñ trong 3’ + Hô hấp có liên quan như thế nào với hoạt động sống của tế bào và cơ thể? + Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? + Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? - Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung . - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh - Hô hấp là gì ? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào với cơ thể? - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Học sinh đọc thông tin ô ð mục 1; trao đổi nhóm trả lời 3 câu hỏi mục Ñ + Liên quan đến sự trao đổi khí. Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào để tham gia các phản ứng để tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể. + 3 giai đoạn: - Sự thở (sự thông khí ở phổi) - Sự TĐK ở phổi - Sự TĐK ở tế bào + Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho thông khí diễn ra liên tục ở tế bào - Học sinh đại diện phát biểu, bổ sung . - Quan sát tranh + HS tóm tắc các ý chính - Nhận xét, bổ sung, kết luận I. Khái niệm hô hấp - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại khí cacbonic do tế bào thải ra ngoài cơ thể. - Quá trình hô hấp gồm: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào. - Ý nghĩa: Sự hô hấp giúp cung cấp khí oxi ® oxi hoá các hợp chất hữu cơ ® tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. HĐ II: Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng của chúng.(14 phút) - Treo tranh cấu tạo cơ quan hô hấp. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Hệ hô hấp được chia thành mấy bộ phận chính? Tên gọi bộ phận đó là gì? + Câu tạo đường dẫn khí từ ngoài vào và từ trong ra ngoài là gì? + Cấu tạo của 2 lá phổi như thế nào? + Mũi có đặc điểm cấu tao như thế nào? + Họng có đặc điểm cấu tao như thế nào? + Thanh quản có đặc điểm cấu tao như thế nào? + Khí quản có đặc điểm cấu tao như thế nào? + Phế quản có đặc điểm cấu tao như thế nào? + Chức năng của đường dẫn khí là gì? + Hai lá phổi có đặc điểm cấu tạo như thế nào? + Chức năng của 2 lá phổi là gì? + Đặc điểm cấu tạo nào của phổi giúp tăng bề mặt trao đổi khí? - GV bổ sung Giữa 2 lớp màng là lớp dịch mỏng có áp suất = 0 làm cho phổi có thể nở rộng và xốp, - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi + Có 2 bộ phận chính là: * Đường dẫn khí. * 2 lá phổi. + Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và ngược lại + Phổi: Có 2 lá phổi, lá trái 2 thuỳ, lá phổi phải 1 thuỳ, trong phổi có nhiều phế nang và mao mạch. + Trong bảng 20 phần đặc điểm cấu tạo. + Trong bảng 20 phần đặc điểm cấu tạo. + Trong bảng 20 phần đặc điểm cấu tạo. + Trong bảng 20 phần đặc điểm cấu tạo. + Trong bảng 20 phần đặc điểm cấu tạo. + Chức năng của đường dẫn khí là: Dẫn khí vào và ra; Làm ấm, ẩm không khí và bảo vệ phổi + Trong bảng 20 phần đặc điểm cấu tạo. + Phổi: là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. + Phổi có tới 700 – 800 triệu phế nang làm cho diện tích trao đổi khí lên đến 70 – 80 m2. - Nhận xét, bổ sung, kết luận II. Các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng của chúng. - Cấu tạo gồm: + Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang. + Phổi: Có 2 lá phổi, lá trái 2 thuỳ, lá phổi phải 1 thuỳ, trong phổi có nhiều phế nang và mao mạch. - Chức năng: + Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra; Làm ấm, ẩm không khí và bảo vệ phổi + Phổi: là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. 4. Củng cố: (5 phút) - Hô hấp là gì ? Ý nghĩa của quá trình hô hấp ? - Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi chẳng có O2 để mà nhận. GIẢI THÍCH: Trong 3 – 5 phút ngừng thở, không khí ngừng lưu thông qua phổi, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua mạng mao mạch phổi, sự trao đổi khí không ngừng diễn ra giữa CO2 và O2, làm cho nồng độ O2 thấp không thể khuếch tán được vào máu nữa. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) + Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 4 SGK+ đọc phần em có biết + Xem tiếp và soạn bài 21 tiết sau học IV. Rút kinh nghiệm: 1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày Soạn: 16/10/2018 Tiết số: 22 Tuần: 11 Bài 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP I/ Mục tiêu: - KT: + Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở + Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. - KN: rèn kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, giải thích các hiện tượng thực tế. - TĐ: Bảo vệ cơ thể, tránh các tác nhân gây hại cho mạch máu. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo Viên: Soạn giáo án, tìm các thông tin có liên quan 2. Học sinh: Soạn và xem trước nội dung bài học III/ Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: 1 phút. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Hô hấp là gì? Quá trình hô hấp chủ yếu gồm những giai đoạn nào? - Trình bày được cơ chế thông khí ở phổi và ở tế bào? Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi(16 phút) + Thông khí ở phổi có tác dụng gì? - Yêu cầu HS thực hiện hít thở sâu bản thân mình và nhận xét + Qua trên các em hãy hoàn thành bảng sau: - GV: Treo bảng phụ. - Nhận xét hoàn thiện bảng. + Trình bày động tác hít, thở và sự tham gia của các cơ quan thở + Thế nào là nhịp hô hấp? + Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - Đọc thông tin ô ð mục 1+ quan sát H21-1 SGK- điền bảng. - Thực hiện hít thở, nhận xét. - Thảo luận nhóm 3'. Hít vào Thở ra Cơ liên sườn Cơ hoành Thể tích lòng ngực - Đại diện nhóm báo cáo. Hít vào Thở ra Cơ liên sườn Co => Xương sườn nâng lên và ra 2 bên Dãn => Xương sườn hạ xuống, 2 bên hẹp lại Cơ hoành Co => lòng ngực nở rộng về phía khoang bụng Dãn => lòng ngực hẹp lại từ phía khoang bụng lên Thể tích lòng ngực Tăng Giảm - Nhịp hô hấp là số lần cử động hô hấp trong 1 phút. + Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau: Tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, sự luyện tập. - Nhận xét, bổ sung, kết luận I. Thông khí ở phổi: - Hoạt động thông khí ở phổi có tác dụng: Không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới có đủ khí oxi cung cấp cho tế bào. - Hoạt động hít vào thở ra: + Hít vào: Cơ liên sườn Co => Xương sườn nâng lên và ra 2 bên Cơ hoành Co => lòng ngực nở rộng về phía khoang bụng. + Thở ra: ngược lại với hít vào. HĐ: Tìm hiểu về sự hoạt động trao đổi khí ở phổi và tế bào (15 phút) - Yêu cầu HS đọc thông tin mục II- Treo bảng 21để học sinh so sánh khí O2 và CO2 khi hít vào và thở ra ở phổi - Yêu cầu HS quan sát H21- 4 quan sát H21- 4 a,b- trả lời câu hỏi: + Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần khí khi hít vào thở ra. + Thở ra khí O2 giảm, CO2, N2 tăng là do đâu? - Hướng dẫn HS quan sát H21- 4. + Hãy mô tả sự khuyết tán O2 vào máu khi hô hấp. + Hãy mô tả sự khuyết tán CO2 từ máu vào khí ở phế nang. + Thế nào là Trao đổi khí ở phổi. + Hãy mô tả sự khuyết tán O2 từ máu vào tế bào. + Hãy mô tả sự khuyết tán CO2 từ tế bào vào máu. + Thế nào là Trao đổi khí ở tế bào. - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết - Vì sao ta không nhịn thở được lâu? - HS đọc thông tin mục II - so sánh khí O2 và CO2 khi hít vào và thở ra ở phổi Hít vào Thở ra Khí O2 tăng Khí O2 giảm Khí CO2, N2 Khí CO2, N2 giảm tăng ít - HS quan sát H21- 4 quan sát H21- 4 a,b- trả lời câu hỏi: + Giải thích: - Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch. - Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ tế bào vào máu, mao mạch ra phế nang. - Hơi nước bảo hòa trong khí thở ra do được làm ẩm ở lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí - Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học. + Mô tả sự khuyếch tán: - Trao đổi khí ở phổi: @ Nồng độ O2 trong khí ở phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu @ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán vào không khí phế nang - Trao đổi khí ở tế bào: @ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào @ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Thở ra là để thải ra ngoài khí CO2, hít vào không khí giàu khí O2 được đem đến cung cấp cho tế bào để đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của, do đó nếu nính thở lâu thì không có năng lương đẻ hoạt động di trì sự sống. II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào - Trao đổi khí ở phổi: Sự khuyết tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang theo cơ chế từ nồng độ cao đến nồng độ thấp. - Trao đổi khí ở tế bào: Sự trao đổi khí ở tế bào là sự khuyết tán O2 từ máu vào tế bào và CO2 từ tế bào vào máu theo cơ chế từ nồng độ cao đến nồng độ thấp. 4. Củng cố: (5 phút) Hãy chọn cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống để trở nên hoàn chỉnh và hợp lí: Tế bào; B. Máu vào tế bào; C. Phổi; D. Không khí ở phế nang; E. Từ máu; G. Máu 1. Trao đổi khí ở . . . . . . Phổi . . . . . . . . . . gồm sự khuếch tán của O2 từ . . . . . Không khí ở phế nang. . . . . . . . . . . . .vào máu và của CO2 từ . .. . . . . . Từ máu . . . . . . . . . . . . . . vào không khí phế nang 2. Trao đổi khí ở . . . . . . Tế bào . . . . . . . . . gồm khuếch tán của O2 từ . . . . Máu vào tế bào . . . . . . . . của CO2 từ tế bào vào . . . . . . Máu 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK, đọc mục em có biết - Xem trước và soạn bài 22 tiết sau học IV. Rút kinh nghiệm: 1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Châu Thới, ngày tháng năm 2018 Ký duyệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_11_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc