Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây.

- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng

- Xác định được con đường hút nước và muối khoáng của rễ.

- Vận dụng kiến thức đã học giải thích 1 số hiện tượng trong thiên nhiên.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng :  + Quan sát tranh, hình và mẫu vật

                                + Tư duy logic và trìu tượng.

                                + Liên hệ thực tế

3. Thái độ.

- Có ý thức yêu thích bộ môn

- Có ý thức bảo vệ một số động vật trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường

- Vai trò của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên

- Nghiêm túc tự giác trong học tập 

 

doc 4 trang Khánh Hội 23/05/2023 40
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 10- 9- 2018
Tuần: 6; tiết: 11
Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG
CỦA RỄ (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng
- Xác định được con đường hút nước và muối khoáng của rễ.
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích 1 số hiện tượng trong thiên nhiên.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, hình và mẫu vật
 + Tư duy logic và trìu tượng.
 + Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Có ý thức bảo vệ một số động vật trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường
- Vai trò của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên
- Nghiêm túc tự giác trong học tập 
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - Soạn giáo án 
2. Trò: Đọc trước bài 11. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của miền hút?
- Có phải tất cả rễ cây đều có miền hút? Vì sao? 
3. Nội dung bài mới: (31’) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ hút nước và muối khoáng (16’)
Treo hình 11.2 không có đường mũi tên.
+ Yêu cầu HS nêu các bộ phận của miền hút.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.2 SGK ghi nhớ con đường hút nước và muối khoáng của rễ.
- Yêu cầu HS lên bảng xác định con đường hút nước và muối khoáng của rễ.
- Yêu cầu HS làm bài tập phần 6SGK trang 37.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bộ phận nào của rễ hút nước và muối khoáng?
+ Rễ hút nước hoặc muối khoáng hay cả 2? Vì sao?
+ Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
- HS quan sát hình 11.2 và ghi nhớ.
+ Nêu các bộ phận của miền hút( lông hút, vỏ, mạch gỗ,)
- HS lên bảng xác định.
- HS làm bài tập phần6 SGK trang 37.
- HS trả lời:
+ Lông hút.
+ Cả hai. Vì rễ chỉ hút được muối khoáng khi hòa tan trong nước.
+ Vì hút nước và muối khoáng ở trong đất
II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ:
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng:
- Rễ hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút.
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây (15’)
- Yêu cầu HS đọc phần <à trả lời câu hỏi:
:
+ Các điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
+ Giải thích các hiện tượng do điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến cây?
- Yêu cầu HS kết luận.
- Yêu cầu HS giải ô chữ trang 39 và giải thích ý nghĩa nội dung ô chữ.
*THGMT: Liên hệ: nước, muối khoáng có vai trò quan trọng đối với thực vật. Do đó chúng ta cần có ý thức bảo vệ ĐV trong đất, bảo vệ môi trường, chống thoái hóa, rửa trôi đất. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của cây trong bảo vệ chu trình nước.
- HS đọc phần <. 
+ Thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau
- HS trả lời và bổ sung.
- HS kết luận.
- Giải ô chữ trang 39 Sgk
2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây:
- Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau, có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây 
- Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt.
4. Củng cố: (5’)
- Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?
- Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
- Đọc mục : Em có biết
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3/) 
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 12 “Biến dạng của rễ”.
- Kẻ bảng trang 40 vào tập.
- Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 khoai mì, 1 củ cà rốt, dây trầu không, tranh ảnh cây bụt mọc, bần, mắm, tơ hồng
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 10- 9- 2018
Tuần: 6; tiết: 12
Bài 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
- Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ phù hợp với chức năng.
- Giải thích được vì sao phải thu hoạch rễ củ trước khi có hoa.
- Nhận dạng 1 số loại rễ biến dạng đơn giản thường gặp.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh ,hình và mẫu vật
 + Tư duy logic và trìu tượng.
 + Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
1.Thầy:
	- Hình 12.1. Một số loại cây có rễ biến dạng
	- Một số loại rễ biến dạng. 
2. Trò:
- Đọc trước bài 12.
- Sưu tầm 1 số loại rễ biến dạng: Rễ cây bần, cây tầm gửi, cây mắm, cây trầu 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu con đường hút nước và muối khoáng hòa tan qua lông hút của rễ?
- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ?
 3. Nội dung bài mới: (31’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng. (15’)
- Yêu cầu HS quan sát các loại rễ đã sưu tầm và hình 12.1, thảo luận:
- Phân loại các loại rễ thành các nhóm dựa vào đặc điểm riêng của chúng.
- Chúng được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào? 
+ Vị trí của rễ: trên mặt đất, dưới mặt đất, trên thân, trên cây chủ?
- Hướng dẫn các em nhận biết các rễ biến dạng
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
- HS quan sát các loại rễ đã sưu tầm và hình 12.1 và thảo luận (5’) trả lời các câu hỏi:
+ Chia làm 4 loại: Rễ củ, rễ thở, rễ móc, rễ giác mút.
+ Vị trí:
+ Đặc điểm:
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Ghi nhận thông tin
1. Một số loại rễ biến dạng 
- Rễ củ : Rễ phình to. Ví dụ: cà rốt, khoai mì
- Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân cành trên mặt đất móc vào trụ bám. Ví dụ: Dây trầu bà, trầu không
- Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất. Ví dụ: Cây bần, mắm, đước
- Rễ giác mút: Rễ biến đổi thành các giác mút đâm vào thân cành cây khác. Ví dụ: tơ hồng, tầm gửi
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng.(16’)
- Yêu vầu HS làm phần bảng trang 40 SGK.
+ Tại sao cây có rễ biến dạng?
+ Quan hệ giữa cấu tạo và chức năng rễ biến dạng?
+ Tại sao phải thu họach cây có rễ củ trước khi ra hoa?
- Yêu cầu HS kẻ bảng vào vở.
- HS làm phần bảng trang 40 SGK.
 - HS làm bài tập trang 41 SGK.
+ Thích nghi với điều kiện sống.
+ Phù hợp, liên quan mật thiết với nhau.
+ Vì khi cây ra hoa sẽ lấy hết chất dinh dưỡng trong củ.
- HS chép bài.
2. Chức năng
- Rễ củ : Chứa chất dự cho cây khi ra hoa, tạo quả
- Rễ móc: Giúp cây leo lên
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí
- Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ
4. Củng cố: (5’)
	- Đọc ghi nhớ SGK
	a. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
	b. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
	- Đọc mục : Em có biết
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3/) 
	- Học bài cũ.
	- Đọc trước bài 13 “ Cấu tạo ngoài của thân”., Xem trước cành, thân có cấu tao như thế nào.
	- Mỗi nhóm mang 1 số cành mang lá.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................
Châu Thới, ngày....tháng....năm 2018
ký duyệt tuần 6
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_6_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc