Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

  1. Kiến thức

   - Con  đường hấp thụ nước và muối khoáng của rễ. 

   - Những  điều kiện ảnh hưởng  đến sự hút nước và muối khoáng.   

   - 1 số hiện tượng trong thiên nhiên liên quan  đến  điều kiện hút nước và muối khoáng của cây.   

  2. Kỹ năng:  rèn kỹ năng quan sát, tư duy. 

  3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thực vật. 

II. Chuẩn bị

             - Thầy:

                - Tranh vẽ phóng to Hình 11.2 trang 37. 

               - Bảng phụ ghi nội dung bảng kết quả thí nghiệm tr34 vả bảng trang 36 sgk.    

            - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.

III. Các bước lên lớp

  1. Ổn định lớp: (1 phút)

  2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

     - Cây có nhu cầu nước và các loại muối khoáng như  thế nào? 

        - Cây cần nước và các loại muối khoáng tùy thuộc vào giai  đoạn sống, loại cây

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 6 - Tiết: 11	Ngày soạn: 05/9/2018
Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (tt)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Con đường hấp thụ nước và muối khoáng của rễ. 
 - Những điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng. 
 - 1 số hiện tượng trong thiên nhiên liên quan đến điều kiện hút nước và muối khoáng của cây. 
 2. Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, tư duy. 
 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thực vật. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy:
 - Tranh vẽ phóng to Hình 11.2 trang 37. 
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng kết quả thí nghiệm tr34 vả bảng trang 36 sgk. 
 - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
III. Các bước lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 - Cây có nhu cầu nước và các loại muối khoáng như thế nào? 
 - Cây cần nước và các loại muối khoáng tùy thuộc vào giai đoạn sống, loại cây
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ hút nước và muối khoáng hòa tan. (20 phút)
II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ: 
- Treo Tranh vẽ phóng to hình 11.2, Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: 
- Hãy quan sát tranh tìm hiểu con đường vận chuyển nước và muối khoáng trong rễ, đọc thông tin, hoàn thành bài tập điền từ mụcÑ. 
- Y/c HS đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Bộ phận nào của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng? 
(K – G)- Chỉ lên tranh con đường vận chuyển nước và 
- Quan sát hình 11.2, thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập điền từ: (1) ® lông hút; (2) ® vỏ; 
(3) ® mạch gỗ; (4) ® lông hút. 
- Trao đổi nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Nghe GV thuyết trình con đường vận chuyển nước và muối khoáng của rễ. 
Rễ cây hút nước và muối khoáng từ đất nhờ lông 
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng. 
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút. 
- Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi đến các bộ phận của cây. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
muối khoáng từ đất vào rễ? 
- Bổ sung hoàn chỉnh nội dung: 
 + Nước và muối khoáng vận chuyển từ lông hút ® vỏ ® mạch gỗ của rễ ® thân ® lá. 
 + Lông hút là bộ phận chủ yếu hút nước và muối khoáng của rễ. 
 + Sự hút nước và muối khoáng là 2 quá trình không tách rời nhau, vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hòa tan trong nước. 
hút ® vỏ ® mạch gỗ của rễ ® các bộ phận của cây. 
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng. 
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút. 
- Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi đến các bộ phận của cây. 
HĐ2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. 
(16 phút)
2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây: 
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, liên hệ ở địa phương; thảo luận nhóm câu hỏi mục Ñ. 
(Y)- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và m.khoáng của rễ?
- Cho vd? 
- Lấy vd: Mùa đông ở vùng ôn đới, cây rụng lá hết là vì nhiệt độ thấp làm nước đóng băng ® rễ không hút nước và muối khoáng được ® không có chất dinh dưỡng nuôi cây ® lá rụng.
- Cá nhân đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Nghe GV bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
- Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau, đều ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng. 
- Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
GDMT: Nước, muối khoáng, vsv rất cần đối với TVàcác em có ý thức hơn trong việc bảo một số ĐV trong đấtàBảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, chống rửa trôiàTạo mạch nước ngầm
 4. Củng cố: (2 phút)
 (K-G) Cho học sinh chơi trò giải ô chữ trang 39 sgk.
 Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 39.
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
 - Học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 39.
 - Đọc mục “Em có biết”, giải ô chữ. 
 - Xem trước nội dung bài mới. 
 - Chuẩn bị dây tầm gửi, dây trầu không, củ sắn, khoai mì, khoai lang 
 - Chuẩn bị thí nghiệm H 14.1 trang 46 ( trồng cây đậu xanh vào 2 chậu)
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 6 - Tiết: 12 	Ngày soạn: 05/9/2018
Bài 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Dấu hiệu nhận biết rễ biến dạng, cho ví dụ. 
 - Đặc điểm của biến dạng phù hợp với chức năng. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật có ích, tiêu diệt cây có hại. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: 
 - Tranh vẽ phóng to Hình 12 trang 41. “Một số loại rễ biến dạng”
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 40 sgk 
 - Vật mẫu: các loại các rễ biến dạng như: tầm gửi, tơ hồng... 
 - Trò:
 - Mang các loại các rễ biến dạng như: tầm gửi, tơ hồng, trầu không, khoai mì 
III. Các bước lên lớp: 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 - Rễ cây hút nước và muối khoáng trong đất như thế nào ?
 - Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng ? 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái các loại rễ biến dạng. (20 phút)
*Một số loại rễ biến dạng: 
- Cho HS đọc thông tin
- Treo Tranh vẽ phóng to hình 12.1, hướng dẫn học sinh quan sát. 
Yêu cầu học sinh: Hãy để các vật mẫu lên bàn; đọc thông tin, thảo luận nhóm trong 5’ phân loại theo yêu cầu mục Ñ trang 40 sgk: 
 - Từng nhóm quan sát vật mẫu của mình. 
 - Căn cứ vào những đặc điểm giống nhau, hãy phân chia chúng thành các nhóm riêng? 
 + Cho biết từng chức năng của rễ biến dạng đó? 
(K-G) Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa?
HS nghiên cứu thông tin, Quan sát hình ,thảo luận nhóm theo yêu cầu mục Ñ. 
Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
Nghe gv bổ sung 
- Có 4 loại rễ biến dạng:
+ Rễ củ
+ Rễ móc
+ Rễ thở
+ Giác mút
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm các loại rễ biến dạng, cấu tạo và chức năng. (17 phút) 
Treo Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 40. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 5’ hoàn thành bảng (điền tên cây và chức năng đối với cây). 
Quan sát bảng phụ nghe gv hướng dẫn cách tiến hành. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Yêu cầu đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung theo bảng:
Thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung.
Stt
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
Chức năng đối với cây
1
Rễ củ
Cà rốt, cải củ, 
Rễ phình to.
Chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa , tạo quả.
2
Rễ móc
Trầu, tiêu, vạn niên thanh
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
Giúp cây leo lên cao
3
Rễ thở
Bần, mắm, bụt mọc, 
Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất
Lấy khí oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất.
4
Giác mút
Tầm gửi, tơ hồng, 
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác.
Lấy thức ăn từ cây chủ.
 4. Củng cố: (2 phút)
 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2 sgk trang 4.
 - HS đọc kết luận cuối bài.
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
 - Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập cuối trang 42.
 - Học bài, kể được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. 
 - Chuẩn bị theo nhóm: cành ổi, cam, có lá (mầm hoa, lá)
IV. Rút kinh nghiệm: 
Duyệt tuần 6
Ngày: /9/2018
 ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_6_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc