Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức:
- Điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần thiết )
- Một số ví dụ về nấm có ích và có hại đối với con người.
Kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát, vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
Thái độ:
- Biết cách ngăn chặn sự pht triển của nấm cĩ hại, phịng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-Kĩ năng phân tích: Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết (ngăn chặn sự phát triển của một số nấm có hại hoặc gây trồng một số nấm có lợi. Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người. Liên hệ thực tế: Biết cách giữ gìn thức ăn, quần áo, đồ đạc khỏi bị nấm làm hỏng, giữ gìn vệ sinh cơ thể để phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm (hắc lào, nước ăn chân)
-Kĩ năng hợp tác ứng xử /giao tiếp trong thảo luận .
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Mẫu vật: + Nấm có ích: Nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi.
+ Một số bộ phận cây bị bệnh nấm.
Tranh một số nấm ăn được, nấm độc.
- Trò: xem trước bài Nấm (tt)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 22/3/2019 Tiết: 63 đến tiết: 64 Tuần 33 BÀI 51: NẤM ( TT ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Kiến thức: - Điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần thiết ) - Một số ví dụ về nấm có ích và có hại đối với con người. Kỹ năng: - Kỹ năng quan sát, vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. Thái độ: - Biết cách ngăn chặn sự pht triển của nấm cĩ hại, phịng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: -Kĩ năng phân tích: Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết (ngăn chặn sự phát triển của một số nấm có hại hoặc gây trồng một số nấm có lợi. Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người. Liên hệ thực tế: Biết cách giữ gìn thức ăn, quần áo, đồ đạc khỏi bị nấm làm hỏng, giữ gìn vệ sinh cơ thể để phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm (hắc lào, nước ăn chân) -Kĩ năng hợp tác ứng xử /giao tiếp trong thảo luận . -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin II. Chuẩn bị: - Thầy: Mẫu vật: + Nấm có ích: Nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi. + Một số bộ phận cây bị bệnh nấm. Tranh một số nấm ăn được, nấm độc. - Trò: xem trước bài Nấm (tt) III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì? 3. Bài mới : Nấm có số lượng lớn trong tự nhiên, vậy nấm có vai trò gì đối với tự nhiên và con người? Học sinh trình bày ý kiến. GV tổng hợp. Vào bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò KL của thầy HĐ1: (20 phút) Điều kiện phát triển của nấm. Mục đích: HS biết được đặc điểm sinh học của nấm. I. ĐĐSH và cách dinh dưỡng của nấm - Nội dung: - Yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi: + (K-G)Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước? + Tại sao quần áo lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc? + Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được? (Y-K) hướng dẫn trả lời câu hỏi trên - Tổng kết lại → Đặt câu hỏi: Nêu các điều kiện phát triển của nấm? - Cho HS đọc thông tin mục 1 để củng cố kết luận Cách dinh dưỡng của nấm -YCHS đọc thông tin mục 2 → trả lời câu hỏi: + Nấm không có diệp lục vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào? → Cho HS lấy VD về nấm hoại sinh và nấm kí sinh - Hoạt động nhóm. Trả lời câu hỏi: + Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm. + Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn. -Các nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung. Kết luận: Ngoài thức ăn là chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển. Đọc thông tin, nêu được các hình thức dinh dưỡng: hoại sinh, ký sinh, cộng sinh. - HS phát biểu → HS khác bổ sung. Kết luận: Nấm dinh dưỡng bằng cách: Hoại sinh, ký sinh và cộng sinh. 1. Điều kiện phát triển của nấm Ngoài thức ăn là chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển. 2. Cách dinh dưỡng Nấm dinh dưỡng bằng cách: hoại sinh, ký sinh và cộng sinh. HĐ2: Tầm quan trọng của nấm (17 phút) Mục đích: HS nắm được tầm quan trọng của nấm. II. Tầm quan trọng của nấm Nội dung: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 tr. 169. Trả lời câu hỏi: Nêu công dụng của nấm? Lấy ví dụ? - Tổng kết lại công dụng của nấm có ích. → Giới thiệu một số nấm có ích trên tranh. - Đọc thông tin. Trả lời câu hỏi: (nêu được 4 công dụng). HS khác bổ sung. - Nhận dạng một số nấm có ích. Kết luận: Nấm có công dụng: 1. Nấm có ích: Nấm có công dụng: + Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Ví dụ: các nấm hiển vi trong đất. + Sx rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò KL của thầy * Nấm có hại - Cho HS quan sát trên mẫu hoặc tranh: một số bộ phận cây bị bệnh nấm → trả lời câu hỏi: Nấm gây những tác hại gì cho TV? - Tổng kết, bổ sung. - Giới thiệu một vi nấm có hại gây bệnh ở TV. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. → Trả lời câu hỏi: Kể 1 số nấm có hại cho người? Cho HS quan sát nhận dạng một số nấm độc. - Cho HS thảo luận: + (K-G) Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào? + (K-G) Muốn đồ đạc, quần áo không bị nấm mốc phải làm gì? QS nấm mang đi kết hợp với tranh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Nêu được những bộ phận cây bị nấm. + Tác hại của nấm. + Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. → Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng. - HS đọc thông tin SGK. → Kể tên 1 số nấm gây hại + Yêu cầu: nấm kí sinh gây bệnh cho người (hắc lào, lang ben, nấm tóc). Nấm độc: gây ngộ độc + HS phát biểu, lớp bổ sung Thảo luận đề ra các biện pháp cụ thể. Kết luận: Nấm gây 1 số tác hại như: + Nấm ký sinh gây bệnh cho thực vật và người. + Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng. + Nấm độc có thể gây ngộ độc. Ví dụ: một số nấm men. + Làm thức ăn: men bia, nấm rơm, + Làm thuốc: mốc xanh, nấm linh chi, 2. Nấm có hại: Nấm gây một số tác hại như: + Nấm ký sinh gây bệnh cho TV và người. + Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng. + Nấm độc có thể gây ngộ độc 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị thu thập một vài mẫu địa y trên thân cây to. Hoạt động nối tiếp: (1’) Học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài IV. Kiểm tra, đánh giá bài học - Kiểm tra: (3’) 1. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? 2. Kể một số nấm có ích và nấm có hại cho người? - Đánh giá giờ học: .............................................................................................................................................. V. Rút kinh nghiệm: . Tiết: 64 Bài 52: ĐỊA Y I. Mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: - Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc. - Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y. - Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh. * Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát. - Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. * Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học - Năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: - Tranh phóng to địa ý. - Tranh hình dạng và cấu tạo của địa y. 2. Trò: Sưu tầm một số địa y. III. Tổ chức hoạt động của học sinh: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) 1. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? 2. Kể một số nấm có ích và nấm có hại cho người? 3. Bài mới : Chúng ta thường thấy trên những cành cây thường mọc ra một số dạng giống như nấm nhưng thật sự nó không phải là nấm. Vậy đó là gì? và có cấu tạo ra sao? Học sinh trả lời, GV ghi nhận. Vào bài. HĐ của thầy HĐ của trò Kêt luận của thầy HĐ 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo của địa y (23 phút) Mục đích: HS nhận dạng địa ý trong tự nhiên, hiểu được cấu tạo của địa y Giải thích được thế nào gọi là sống cộng sinh. - Yêu cầu HS quan sát mẫu, tranh hình 52.1; 52.2 và trả lời câu hỏi: + Mẫu địa y em lấy ở đâu? + Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y? + Nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y? - Cho HS trao đổi với nhau. - Bổ sung chỉnh lý (nếu cần) - Tổng kết lại hình dạng, cấu tạo của địa y. - Yêu cầu HS đọc thông tin trang 171 và trả lời câu hỏi: + Vai trò của nấm và tảo trogn đời sống địa y? + Thế nào là hình thức sống cộng sinh? - Cho HS thảo luận, tổng kết lại khái niệm cộng sinh. - HS hoạt động nhóm, quan sát mẫu địa y mang đi, đối chiếu với hình 51.1 và trả lời câu hỏi các ý 1,2. Yêu cầu nêu được: + Nơi sống + Thuộc dạng địa y nào. Mô tả hình dạng. - Quan sát hình 52.2, nhận xét về cấu tạo,yêu cầu nêu được: Cấu tạo gồm tảo và nấm. - Gọi 1-2 nhóm khác bổ sung. - Tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: + Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo + Tảo quang hợp, tạo chất hữu cơ và nuôi sống hai bên. - Nêu khái niệm cộng sinh: là hình thức sống chung giữa hai cơ thể sinh vật (cả hai bên đều có lợi). - 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung. - Hình dạng: Có hình vảy hoặc hình cành. - Cấu tạo gồm những sợi nấm xen kẽ các tế bào tảo. HĐ 2: Vai trò Mục tiêu: HS nắm được vai trò của nấm. (17 phút) Nội dung: - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi: + Địa y có vai trò gì trong tự nhiên? - Tổ chức thảo luận lớp, tổng kết lại vai trò của địa y. - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. + Tạo thành đất + Là thức ăn của hươu Bắc Cực + Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm - 1-2 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. Địa y có vai trò: + Tạo thành đất + Là thức ăn của hươu Bắc Cực + Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị ôn lại kiến thức ở HKII giờ sau làm bài tập Hoạt động nối tiếp: (1’) - GV củng cố lại nội dung bài. - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo và vai trò của địa y. IV. Kiểm tra, đánh giá bài học - Kiểm tra: - Đánh giá giờ học: .............................................................................................................................................. V. Rút kinh nghiệm: . Duyệt tuần 33
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_33_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc