Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

 Kiến thức: 

     - Cây trồng ngày nay bắt nguồn từ cây hoang dại và do con người chọn lọc. 

     - Cây trồng với cây hoang dại,cải tạo cây trồng. 

    Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

    Thái độ:  Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập   

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

Năng lực tự học 

        - Năng lực  hợp tác

II. Chuẩn bị

       GV: - Tranh vẽ phóng to hình 45.1 Cải dại biến đổi dần thành cây cải trồng. 

       HS: Chuẩn bị bài 

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

   1. Ổn định lớp(1’)

   2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

     Quá trình xuất hiện và phát triển của thực vật diễn ra như thế nào? Giới thực vật từ Tảo đến Hạt kín đã tiến hoá như thế nào về cơ quan sinh sản? 

doc 11 trang Khánh Hội 16/05/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 12/02/2019
Tiết: 55 đến tiết: 56 	Tuần: 29	 	 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức:
 - HS củng cố và khắc sâu kiến thức ở 5 chương.
 - Phân biệt được lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm 
 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
 Thái độ:
- GD ý thức cẩn thận, trung thực trong kiểm tra.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ để trình bày
II. Chuẩn bị:
-Thầy: Đề kiểm tra, thang điểm, đáp án.
-Trò: Viết, thước, giấy nháp,
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số học sinh, thu tài liệu liên quan đến môn Sinh học.
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
a) Ma trận đề: Kèm theo
b) Đề: Kèm theo
c). Đáp án – thang điểm: Kèm theo
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài 46
- Kẻ nội dung bảng trang 147
- Thu thập thông tin thực tế về vai trò của thực vật đối với điều hòa khí hậu
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học 
 - Kiểm tra:
- Đánh giá giờ học:
.......................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0-dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7-dưới 9
Từ 9-10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng (%)
Giảm (%)
6A
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN SINH HỌC 6
Thời gian làm bài: 45 phút
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính
1c/0,5đ
Chương VII: Quả và Hạt
3c/1,5đ
1c/0,5đ
1c/3,0đ
Chương VIII: Các nhóm thực vật
2c/1,0đ
1c/0,5đ
1c/3,0đ
Tổng số câu: 10
Tổng số điểm: 10
Số câu: 6 câu
Số điểm: 3,0đ
Số câu: 3 câu
Số điểm: 4,0đ
Số câu: 1 câu
Số điểm: 3đ
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . 
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy
 ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................................................................................... 
Mã đề: 1
	A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
 Câu 1: Sau khi thụ tinh bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả?
A. Đầu nhụy B. Vòi nhụy C. Bầu nhụy 	D. Noãn
 Câu 2: Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả khô?
A. Quả mận, đu đủ, dừa 	 B. Quả đậu xanh, đậu đen, đậu bắp
C. Quả cam, quả chi chi, quả bưởi 	 D. Quả mướp, quả chanh, quả ớt
 Câu 3: Hạt gồm những bộ phận nào?
 	A.Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ 	B.Vỏ, phôi, thân mầm, lá mầm
 	C. Lá mầm, thân mầm, chồi mầm 	 D. Phôi, chất dinh dưỡng, rễ mầm
 Câu 4: Quả cà chua, đu đủ, dưa hấu thuộc nhóm quả gì?
A. Quả khô 	 B. Quả thịt C. Quả mọng D. Quả hạch
 Câu 5: Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì ?
 	A. Nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc túm lông 	B. Có gai, móc
 	C. Có hương thơm, vị ngọt 	D. Nhỏ, nhẹ, có gai, móc
 Câu 6: Những cây nào dưới đây chúng đều thuộc nhóm cây hai lá mầm?
A. Cây cam, cây dừa, cây cải 	B. Cây mít, cây đậu, cây cải
C. Cây lúa, cây chanh, cây hành 	D. Cây mận, cây cam, cây ngô
 Câu 7: Cơ quan sinh sản của thông là gì?
 	A.Túi bào tử B. Nón đực và nón cái C. Hoa D. Quả, hạt
 Câu 8: Cơ quan sinh dưỡng của Rêu có đặc điểm gì?
 	A. Có rễ, thân, lá thật sự 	B. Chưa có rễ, thân, lá thật sự
 	C. Có rễ giả, thân, lá có mạch dẫn 	D. Có rễ giả, thân, lá chưa có mạch dẫn 
II. Phần tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: (3 điểm) Có mấy loại quả chính? Nêu đặc điểm của mỗi loại quả. Cho ví dụ.
 Câu 2: (3 điểm) Hãy phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm? cho ví dụ.
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . 
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy
 ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................................................................................... 
Mã đề: 2
	A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
 Câu 1: Cơ quan sinh dưỡng của Rêu có đặc điểm gì?
 	A. Có rễ, thân, lá thật sự 	B. Chưa có rễ, thân, lá thật sự
 	C. Có rễ giả, thân, lá có mạch dẫn 	D. Có rễ giả, thân, lá chưa có mạch dẫn 
 Câu 2: Quả cà chua, đu đủ, dưa hấu thuộc nhóm quả gì?
A. Quả khô 	 B. Quả thịt C. Quả mọng D. Quả hạch
Câu 3: Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả khô?
A. Quả mận, đu đủ, dừa 	 B. Quả đậu xanh, đậu đen, đậu bắp
C. Quả cam, quả chi chi, quả bưởi 	 D. Quả mướp, quả chanh, quả ớt
 Câu 4: Hạt gồm những bộ phận nào?
 	A.Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ 	B.Vỏ, phôi, thân mầm, lá mầm
 	C. Lá mầm, thân mầm, chồi mầm 	D. Phôi, chất dinh dưỡng, rễ mầm
 Câu 5: Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì ?
 	A. Nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc túm lông 	B. Có gai, móc
 	C. Có hương thơm, vị ngọt 	D. Nhỏ, nhẹ, có gai, móc
 Câu 6: Cơ quan sinh sản của thông là gì?
 	A.Túi bào tử B. Nón đực và nón cái C. Hoa D. Quả, hạt
Câu 7: Những cây nào dưới đây chúng đều thuộc nhóm cây hai lá mầm?
A. Cây cam, cây dừa, cây cải 	B. Cây mít, cây đậu, cây cải
C. Cây lúa, cây chanh, cây hành 	D. Cây mận, cây cam, cây ngô
 Câu 8: Sau khi thụ tinh bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả?
A. Đầu nhụy B. Vòi nhụy C. Bầu nhụy 	D. Noãn
II. Phần tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: (3 điểm) Có mấy loại quả chính? Nêu đặc điểm của mỗi loại quả. Cho ví dụ.
 Câu 2: (3 điểm) Hãy phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm? cho ví dụ.
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . 
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy
 ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................................................................................... 
Mã đề: 3
	A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
 Câu 1: Quả cà chua, đu đủ, dưa hấu thuộc nhóm quả gì?
A. Quả khô 	 B. Quả thịt C. Quả mọng D. Quả hạch
Câu 2: Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả khô?
A. Quả mận, đu đủ, dừa 	 B. Quả đậu xanh, đậu đen, đậu bắp
C. Quả cam, quả chi chi, quả bưởi 	 D. Quả mướp, quả chanh, quả ớt
 Câu 3: Sau khi thụ tinh bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả?
A. Đầu nhụy B. Vòi nhụy C. Bầu nhụy 	D. Noãn
Câu 4: Hạt gồm những bộ phận nào?
 	A.Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ 	 B.Vỏ, phôi, thân mầm, lá mầm
 	C. Lá mầm, thân mầm, chồi mầm 	D. Phôi, chất dinh dưỡng, rễ mầm
 Câu 5: Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì ?
 	A. Nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc túm lông 	B. Có gai, móc
 	C. Có hương thơm, vị ngọt 	D. Nhỏ, nhẹ, có gai, móc
 Câu 6: Cơ quan sinh dưỡng của Rêu có đặc điểm gì?
 	A. Có rễ, thân, lá thật sự 	B. Chưa có rễ, thân, lá thật sự
 	C. Có rễ giả, thân, lá có mạch dẫn 	D. Có rễ giả, thân, lá chưa có mạch dẫn 
Câu 7: Cơ quan sinh sản của thông là gì?
 	A.Túi bào tử B. Nón đực và nón cái C. Hoa D. Quả, hạt
Câu 8: Những cây nào dưới đây chúng đều thuộc nhóm cây hai lá mầm?
A. Cây cam, cây dừa, cây cải 	B. Cây mít, cây đậu, cây cải
C. Cây lúa, cây chanh, cây hành 	D. Cây mận, cây cam, cây ngô
II. Phần tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: (3 điểm) Có mấy loại quả chính? Nêu đặc điểm của mỗi loại quả. Cho ví dụ.
 Câu 2: (3 điểm) Hãy phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm? cho ví dụ.
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . 
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy
 ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................................................................................... 
Mã đề: 4
	A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
 Câu 1: Cơ quan sinh sản của thông là gì?
 	A.Túi bào tử B. Nón đực và nón cái C. Hoa D. Quả, hạt
Câu 2: Những cây nào dưới đây chúng đều thuộc nhóm cây hai lá mầm?
A. Cây cam, cây dừa, cây cải 	B. Cây mít, cây đậu, cây cải
C. Cây lúa, cây chanh, cây hành 	D. Cây mận, cây cam, cây ngô
 Câu 3: Quả cà chua, đu đủ, dưa hấu thuộc nhóm quả gì?
A. Quả khô 	 B. Quả thịt C. Quả mọng D. Quả hạch
 Câu 4: Cơ quan sinh dưỡng của Rêu có đặc điểm gì?
 	A. Có rễ, thân, lá thật sự 	B. Chưa có rễ, thân, lá thật sự
 	C. Có rễ giả, thân, lá có mạch dẫn 	D. Có rễ giả, thân, lá chưa có mạch dẫn 
Câu 5: Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả khô?
A. Quả mận, đu đủ, dừa 	 B. Quả đậu xanh, đậu đen, đậu bắp
C. Quả cam, quả chi chi, quả bưởi 	 D. Quả mướp, quả chanh, quả ớt
 Câu 6: Sau khi thụ tinh bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả?
A. Đầu nhụy B. Vòi nhụy C. Bầu nhụy 	D. Noãn
Câu 7: Hạt gồm những bộ phận nào?
 	A.Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ 	B.Vỏ, phôi, thân mầm, lá mầm
 	C. Lá mầm, thân mầm, chồi mầm 	D. Phôi, chất dinh dưỡng, rễ mầm
 Câu 8: Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì ?
 	A. Nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc túm lông 	B. Có gai, móc
 	C. Có hương thơm, vị ngọt 	D. Nhỏ, nhẹ, có gai, móc
II. Phần tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: (3 điểm) Có mấy loại quả chính? Nêu đặc điểm của mỗi loại quả. Cho ví dụ.
 Câu 2: (3 điểm) Hãy phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm? cho ví dụ.
BÀI LÀM
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút 
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
	Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu hỏi
ĐÁP ÁN
Mã đề 01
Mã đề 02
Mã đề 03
Mã đề 04
Câu 1
C
D
C
B
Câu 2
B
C
B
B
Câu 3
A
B
C
C
Câu 4
C
A
A
D
Câu 5
A
A
A
B
Câu 6
B
B
D
C
Câu 7
B
B
B
A
Câu 8
D
C
B
A
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
Có 2 loại quả chính	(0,5điểm)
- Quả khô: Khi chín vỏ khô, cứng và mỏng. 	(0,5điểm)
Có 2 loại quả khô:
+ Quả khô nẻ như: Quả đậu đen, đậu xanh, quả cải	(0,25điểm)
+Quả khô không nẻ như: Quả mướp, quả me	(0,25điểm)
- Quả thịt: Khi chín vỏ mềm, dày, chứa đầy thịt quả. 	(0,5điểm)
Có 2 loại quả thịt:
+ Quả mọng: Chứa đầy thịt quả như: Cà chua, đu đủ, dưa hấu..	(0,5điểm)
+ Quả hạch: Hạt được bọc trong 1 lớp vỏ cứng gọi là hạch như: Quả xoài, quả táo..	(0,5điểm)
(Học sinh lấy ví dụ khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
Câu 2. (3 điểm) Học sinh nêu đung
Phân biệt cây thuộc lớp một lá mầm và cây thuộc lớp hai lá mầm
 Đặc điểm phân biệt
Cây thuộc lớp Hai lá mầm 
Cây thuộc lớp Một lá mầm 
Kiểu rễ
Rễ cọc (0,25đ)
Rễ chùm (0,25đ)
Kiểu gân lá
Gân hình mạng (0,25đ)
Gân song song hoặc hình cung
 (0,25đ)
Số cánh hoa
5(4) cánh hoa (0,25đ)
6(3) cánh hoa (0,25đ)
Dạng thân
Đa dạng (0,25đ)
Thân cỏ hoặc thân cột (0,25đ)
Số lá mầm trong phôi của hạt
2 lá mầm (0,25đ)
1 lá mầm (0,25đ)
Ví dụ
Cây đậu, cam,  (0,25đ)
Lúa, dừa, hành. (0,25đ)
Tiết: 56 (GDMT) 	 
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức: 
 - Vai trò của thực vật trong việc điều hoà khí hậu. 
 - Thực vật rừng có vai trò cân bằng oxi và CO2 trong không khí, góp phần điều hoà khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường. 
 Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích. 
 Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Có ý thức bảo vệ thực vật thể hiện bằng các hành động cụ thể.
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
 	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 	- Năng lực thẫm mỹ, năng lực giao tiếp.
II.Chuẩn bị: 
 Thầy : - Tranh vẽ phóng to hình 46.1 “Sơ đồ trao đổi khí” và tranh về sự ÔNMT
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 147. 
 Trò: Thu thập thông tin thực tế.
 III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Thực vật luôn gắn liền với đời sống con người và các hoạt động khác, nếu không có thực vật thì không có sự tồn tại của các sinh vật khác. Vậy thực vật có vai trò gì? Học sinh trình bày ý kiến, GV tổng hợp. Vào bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
HĐ1: (13’)Tìm hiểu vai trò quan trọng của thực vật trong việc ổn định lượng oxi và cacbonic trong không khí.
Mục đích: Biết được vai trò của thực vật trong việc ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí.
Nội dung:
- Treo tranh hình 46.1 
- Việc điều hoà lượng oxi và cacbônic trong không khí diễn ra như thế nào? 
- Xem tranh, thảo luận trả lời 3 câu hỏi:
+ Lượng O2 sinh ra trong QH, được sử dụng trong quá trình hô hấp của TV, ĐV, sự cháy.
+ Ngược lại khí CO2 thải ra trong quá trình hô hấp và đốt cháy được TV sử dụng trong QH.
1. Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định? 
Trong quá trình quang hợp TV lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại nên đã góp phần cân bằng các khí này trong không khí. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
- Nếu không có thực vật thì điều gì xảy ra? 
- Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định
+ Nếu không có TV: lượng khí CO2 tăng và lượng khí O2 giảm " SV không tồn tại được.
HĐ2: (13’)Tìm hiểu vai trò của thực vật với việc điều hoà khí hậu.
Mục đích: Biết được vai trò của thực vật trong việc giúp điều hòa khí hậu.
Nội dung:
- Y/c hs xem thông tin mục 2 
- Lượng mưa ở 2 nơi A và B khác nhau như thế nào? 
- Nguyên nhân nào khiến khí hậu ở 2 nơi A và B khác nhau? 
- Từ đó rút ra kluận gì? 
- Treo bảng phụ, HD hs trả lời. 
- Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm, thống nhất trả lời. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
2. Thực vật góp phần điều hoà khí hậu: 
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa cho khu vực. 
HĐ3: (14’) Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc làm giảm ÔNMT
Mục đích: Biết được vai trò của thực vật trong việc làm giảm ÔNMT
Nội dung:
-Yêu cầu hs đọc thông tin cuối trang 147: 
- Lấy ví dụ về hiện tượng ÔNMT mà em biết? 
- ÔNMT là do đâu?
- (K-G) Cần làm gì để giảm ÔNMT? (Y-K) GV hướng dẫn
- Đọc thông tin, trao đổi nhóm. 
" Thấy được hiện tượng ÔNMT là do hoạt động sống của con người.
3. TV làm giảm ÔNMT: 
Thực vật góp phần làm không khí trong lành vì: lá cây giúp ngăn bụi, khí độc, một số lá cây còn có tác dụng diệt khuẩn.
* GDMT: GD cho hs có ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây ở vườn nhà, vườn trường, phủ xanh đồi trọc, đất trồng,để tăng số lượng cây trồng góp phần giảm ÔNMT. 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2’)
- Sử dụng câu hỏi SGK tr.148. 
- Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì? Hãy nêu biện pháp để bảo vệ cây xanh ở địa phương, và ở những nơi công cộng? Em phải làm gì để mọi người hiểu tác dụng của cây xanh và tích cực bảo vệ cây xanh?
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
 IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: (3’)
 - Kiểm tra:
+ Sử dụng câu hỏi 1sgk/148
+ Câu 4: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
Đáp: Vì cây xanh giúp cân bằng lượng oxi và cacbonic, giúp điều hòa khí hậu, giảm ÔNMT
- Đánh giá giờ học:
.......................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm: 
Duyệt tuần 29
Ngày: / /2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc