Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Phát tán
- Cách phát tán của quả và hạt
- Đặc điểm quả thích nghi với các cách phát tán.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng qs, nhận biết, hoạt động nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập
II.Chuẩn bị:
Thầy : + Tranh vẽ phóng to hình 34.1 sgk
+ Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 111 sgk.
Trò : Học bài, soạn bài, mang 1 số quả: đậu bắp, quả tram bầu…
III. Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Vẽ sơ đồ nửa hạt đậu xanh bóc vỏ? Hạt gồm những bộ phận nào?
- Phân biệt hạt 1 LM với hạt 2 LM?
Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm. Vd: đậu xanh, cải, cà chua…
Cây một lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm. Vd: lúa, ngô, mía…
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 1/1/2019 Tuần 22 Tiết 41 Bài 34: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Phát tán - Cách phát tán của quả và hạt - Đặc điểm quả thích nghi với các cách phát tán. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng qs, nhận biết, hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập II.Chuẩn bị: Thầy : + Tranh vẽ phóng to hình 34.1 sgk + Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 111 sgk. Trò : Học bài, soạn bài, mang 1 số quả: đậu bắp, quả tram bầu III. Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (4’) Vẽ sơ đồ nửa hạt đậu xanh bóc vỏ? Hạt gồm những bộ phận nào? Phân biệt hạt 1 LM với hạt 2 LM? Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm. Vd: đậu xanh, cải, cà chua Cây một lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm. Vd: lúa, ngô, mía 3. Nội dung bài mới: Hoạt dộng 1: (15’)Tìm hiểu các cách phát tán của quả và hạt: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản - Treo bảng phụ, treo tranh vẽ phóng to hình 34.1. Hướng dẫn hs cách hoàn thành bảng; Yêu cầu hs thảo luận nhóm : - Quả và hạt có những cách phát tán nào? - Cá nhân quan sát tranh, thảo luận nhóm hoàn thành bảng. - Đ.diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 1. Các cách phát tán quả và hạt: có 3 cách: - Tự phát tán, - Phát tán nhờ động vật, - Phát nhờ gió. Hoạt động 2: (20’)Tìm hiểu đặc điểm thích nghi các cách phát tán của quả và hạt: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản - Yêu cầu hs thảo luận nhóm: 4 câu hỏi mục Ñ cuối trang 111. - Hướng dẫn hs cách thực hiện. - Yêu cầu hs đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. * GDMT: HS cần có ý thức bảo vệ động vật. Vì chúng có vai trò quan trọng trong sự phát tán của quả và hạt. - Cá nhân đọc thông tin từ bảng trên, thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt: - Phát tán nhờ gió: có cánh hoặc túm lông nhẹ. Vd: quả chò, quả trâm bầu, quả bồ công anh, - Phát tán nhờ động vật: có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, có nhiều gai móc. Vd: quả ổi, quả thông, ké đầu ngựa, trinh nữ, - Tự phát tán: vỏ quả tự nứt để tung hạt ra ngoài. Vd: quả đậu, quả nổ, * Con người góp phần phát tán quả hạt chuyển đến nhiều nơi. Vd: hoa tulip, lan, 4.Củng cố: (3’) Hướng dẫn hs, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 112. (K-G) trả lời câu 4 sgk trang 112. Điều đó đúng vì những hạt có rơi chậm thường nhẹ do đó bị gió thổi đi xa hơn 5. Hướng dẫn tự học – làm bài tập và soạn bài mới (2’) Yêu cầu hs làm hoàn thành thí nghiệm trang 113: cho hạt đậu nẩy mầm ở những điều sống: khô, ngập nước, ẩm. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 1/1/2019 Tuần 22 Tiết 42 (GDMT) Bài 35: NHŨNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm. - Những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm. - Một số biện pháp trong gieo trồng và bảo quản hạt giống. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập II. Chuẩn bị: Thầy: +Vật mẫu: (thí nghiệm về điều kiện nảy mầm của hạt đậu) 30 hạt đậu xanh, Dụng cụ: 3 cốc nhựa, bông ẩm. Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 113 sgk. Trò: Học bài, soạn bài, làm hoàn thành thí nghiệm trang 113: cho hạt đậu nảy mầm ở những điều sống: khô, ngập nước, ẩm. III. Các bước lên lớp: Ổn định lớp: :1’) Kiểm tra bài cũ: (3’) - Kể tên các cách phát tán? Quả đậu xanh thuộc cách phát tán nào? - Nêu đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt ? Cho ví dụ minh hoạ? Nội dung bài mới Hoạt động 1 (20’) TN về những điều kiện nảy mầm của hạt nảy mầm: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản - Yêu cầu hs báo cáo kết quả thí nghiệm vào bảng. - Hạt đậu ở cốc nào đã nảy mầm? - Giải thích tại sao hạt đậu ở cốc 1 và cốc 2 hạt không nảy mầm? - Hạt muốn nảy mầm tốt cần có những điều kiện gì? - TN2:Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm? - Yêu cầu hs đọc thông tin cuối mục 1. - Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. - Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm vào bảng theo hướng dẫn. - Thảo luận nhóm , đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. + Không nảy mầm vì nhiệt độ quá lạnh. - Nghe gv bổ sung. 1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: Thí nghiệm 1: - Chọn hạt đậu tốt cho vào 3 cốc, để chổ mát: + Cốc 1 để khô, + Cốc 2 cho nước ngập hạt đậu, + Cốc 3 có lót ít bông ẩm bên dưới hạt đậu. Kết quả: + Cốc 1, 2 hạt không nảy mầm, + Cốc 3 hạt nẩy mầm tốt. Thí nghiệm 2: làm thí nghiệm như cốc 3 thí nghiệm 1, nhưng để vào cốc nước đá. Kết quả: hạt không nảy mầm được. *Kết luận: hạt nảy mầm tốt thì hạt giống phải tốt, có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Hoạt dộng 2: (16’)Vận dụng kiến thức vào sản xuất: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản - Yêu cầu hs đọc và giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kỹ thuật sản xuất . - Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung . * GDMT: Nước, không khí, nhiệt độ thích hợp có vai trò quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt, nên HS cần có ý thức bảo vệ môi trường cần rhiết cho sự nảy mầm của hạt. - Cá nhân đọc thông tin ; trao đổi nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 2. Vận dụng những kiến thức về điều kiện nảy mầm của hạt vào sản xuất: - Gieo hạt cần làm đất tơi xốp, chăm sóc hạt gieo: chống úng, hạn, rét, phải gieo hạt đúng thời vụ. 4. Củng cố: (3’) Hướng dẫn hs, trả lời câu hỏi 1, 2, sgk trang 115. (K-G) trả lời câu 3/115 Muốn chứng minh sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống cần thiết kế thí nghiệm sau Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước , đủ không khí , có nhiệt độ thích hợp ), chỉ khác nhau về chất lượng hạt giống ,vd : cốc hạt giống tốt , cốc hạt giống xấu 5. Hướng dẫn tự học – làm bài tập và soạn bài mới (2’) - Yêu cầu hs đọc mục “Em có biết” cuối trang 115. - Xem trước nội dung bài 36. IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 22 Ngày: /1/2019 Phạm Thị Chanh
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc