Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

Củng cốmột số kiến thức cơ bản về thực vật

- Nắm được khái niệm đơn giản về quang hợp, hô hấp

- Giải thích được một số hiện tượng trong trồng trọt

2. Kỹ năng

-  Rèn kỹ năng : + Làm bài tập dạng tự luận, trắc nghiệm

                           + Tư duy logic và trìu tượng.

                                + Liên hệ thực tế

3.Thái độ.

- Nghiêm túc tự giác trong học tập 

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập chươngII, III, IV

2. Học sinh: Xem lại các kiến thức về: Rễ, thân, lá của cây xanh

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:  (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

      + Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của các loại lá biến dạng?

      + Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?

doc 7 trang Khánh Hội 23/05/2023 40
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 14 - 11-2018
Tuần: 15; tiết: 29
BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố một số kiến thức cơ bản về thực vật
- Nắm được khái niệm đơn giản về quang hợp, hô hấp
- Giải thích được một số hiện tượng trong trồng trọt
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng : + Làm bài tập dạng tự luận, trắc nghiệm
 + Tư duy logic và trìu tượng.
 	 + Liên hệ thực tế
3.Thái độ.
- Nghiêm túc tự giác trong học tập 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập chươngII, III, IV
2. Học sinh: Xem lại các kiến thức về: Rễ, thân, lá của cây xanh
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
	+ Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của các loại lá biến dạng?
	+ Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
3. Nội dung bài mới: (32’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2. Dạng bài tập trắc nghiệm (10’). 
.- GV: Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau: giáo viên treo bảng phụ
+ Hãy chọn câu trả lời đúng ứng với phương án (a, b,c hoặc d)
GV: Nhận xét đưa đáp án chuẩn.
Câu 1:c
Câu 2:c
Câu 3:a
Câu 4:c
Câu 5:a
Câu 6:a
Câu 7:b
- Học sinh làm các bài tập trắc nghiệm sau:
+ Chọn câu trả lời đúng
- Ghi nhận kết quả
II. Bài tập trắc nghiệm 
* Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì:
a. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
b. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất.
c. Có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.
d. Có ruột chứa chất dự trữ hoà tan.
2. Thân dài ra do.
a. Sự Lớn lên và phân chia tế bào.
b. Chồi ngọn
c. Mô phân sinh ngọn
d. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
3. Theo em những giai đoạn sống nào cây cần nhiều nước và muối khoáng. 
a. Cây sinh trưởng mạnh: mọc cành, đẻ nhánh
b. Cây sắp thu hoạch
c. Cây rụng lá
d.Cây sắp ra hoa, kết quả.
4.Bộ phận nào của lá có thể chế tạo ra tinh bột để nuôi cây
a. Biểu bì
b. Các lỗ khí 
c. Hạt lục lạp
d. Gân lá 
5. Mặt dưới của lá có các khoang chứa không khí để thực hiện chức năng gì của lá? 
a. Trao đổi khí
b. Trao đổi chất
c. Trao đổi nước
6. Quá trình quang hợp của lá cây xảy ra vào thời gian nào?
a. Ban ngày
b. Ban đêm
7. Loại khí nào làsản phẩm của quá trình quang hợp ?
a. Khí cacbonic	 
b. Khí oxi
Hoạt động 1. Dạng câu hỏi tự luận. (22’)
- GV yêu cầu hoạt động nhóm, hoàn thành một số câu hỏi sau:
- GV chia nhóm (2 bàn một nhóm), yêu cầu các nhóm hoàn thành và báo cáo kết quả.
- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết 
quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, đánh giá, cho đáp án đúng
HS hoạt động nhóm (3’), hoàn thành một số câu hỏi sau:
8 nhóm, mỗi nhóm 1 câu
Kq: Câu 1: Vật sống: Cơ thể có lớn lên, có sinh sản, có di chuyển, lấy các chất cần thiết, loại bõ các chất thải. Còn vật không sống không thực hiện các việc trên.
Câu 2: 
Câu 3: Các lá xếp so le nhau, có 3 kiểu xếp lá: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng
Câu 4:Rễ củ, rễ móc, rễ thở, rễ giác mút
Câu 5: Vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại 
Câu 6: 
+ Lần lượt đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung
I. Câu hỏi thảo luận.
1. Giữa vật sống và vật không sống khác nhau như thế nào?
2. Thực vật nước ta rất phong phú, nhưng vì sao nước ta vẫn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
3. Lá cây có cách sắp xếp như thế nào trên thân giúp nó nhận được nhiều ánh sáng
4. Cho biết tên các loại rễ biến dạng, cấu tạo và chức năng của chúng?
5.Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau?
6. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
4. Củng cố: (5’) 
- GV: yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung các bảng sau: giáo viên treo bảng phụ (có nội dung các bảng)
Bảng 1: Quan sát 5 cây xanh khác nhau, điền vào bảng sau.
STT
Tên cây
Nơi sống
Công dụng đối với người
1
2
3
4
5
Bảng 2: Hãy ghi tên những cây có hoa và cây không có hoa mà em đã quan sát được vào bảng sau:
STT
Cây có hoa
Cây không có hoa
1
2
3
4
5
Bảng 3: Hãy liệt kê 5 loại rễ mà em quan sát được vào trong bảng sau:
STT
Tên cây
Rễ cọc
Rễ chùm
1
2
3
4
5
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) 
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 26 “ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?”
Mỗi nhóm chuẩn bị: 	+ 1 củ gừng mọc mầm.
	+ 1 củ khoai lang mọc mầm.
	+ Lá thuốc bỏng mọc chồi.
	+ Một củ giềng mọc mầm
	+ Một rễ cây hồng mọc mầm
IV. Rút kinh nghiệm
GV:.....HS:.
Ngày soạn: 14 - 11-2018
Tuần: 15; tiết: 30
CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Tìm 1 số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại và cơ sở khoa học của biện pháp đó.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh ,hình và mẫu vật
 	 + Tư duy logic và trừu tượng.
 	 + Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án
2. Học sinh: Đọc trước bài 26. Chuẩn bị mẫu.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (7’) 
- Có những loại lá biến dạng nào?
- Nêu đặc điểm và chức năng của lá biến dạng?
- Ý nghĩa biến dạng của lá?
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở 1 số cây có hoa (15’) 
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và hình 26.1 -> 26.4 thảo luận trả lời phần 6SGK.
+ Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mấu thân có đặc điểm gì? Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành một cây mới không? Vì sao?
+ Củ gừng để ở nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không? Vì sao?
+ Củ khoai lang để ở nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không? Vì sao?
+ Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?
- Yêu cầu HS kết luận.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng SGK trang 88 
- Nhận xét, bổ sung
- HS quan sát mẫu và hình 26.1 -> 26.4 thảo luận (5’) trả lời phần 6SGK.
+Mỗi mấu thân có chùm lá và rễ phụ. Mỗi mấu thân khi tách ra có thể trở thành một cây mới vì đủ rễ, thân , lá
+Được. Vì trên thân rễ gừng có chồi non, các chồi này mọc nhô lên khỏi mặt đất và gốc chồi bén rễ sẽ thành cây mới.
+ Được. Đem rễ củ để đất ẩm một thời gian sẽ mọc ra chồi, mỗi chồi có thể phát triển thành cây mới
+ Được. Lá thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm sau một thời gian từ mép lá sẽ mọc nhiều chồi và rễ khi lá thối chồi sẽ phát triển thành cây mới
+ HS hoàn thành bảng SGK trang 88 
stt
Tên cây
sự tạo thành cây mới
Mọc... của cây?
phần....cơ quan nào?
Trong ĐK nào?
1
Rau má
Thân bò
Cơ quan sinh dưỡng
Có đất ẩm
2
gừng
Thân rễ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
3
Khoai lang
Rreex củ 
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
4
Lá thuốc bỏng
lá
Cơ quan sinh dưỡng
đủ độ ẩm
- Trình bày bảng, nhận xét, bổ sung
1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở 1 số cây có hoa:
 Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng sinh sản tạo thành cây mới từ cơ quan sinh dưỡng.
Hoạt động 2.Tìm hiểu khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây (15’) 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ. 
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
+ Có mấy hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Lấy ví dụ 
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+Muốn diệt cỏ dại phải làm thế nào? Vì sao?
 + Muốn khoai lang không mọc mầm phải cất giữ như thế nào? Cách trồng khoai lang?
*THGMT: Vì sao sinh sản sinh dưỡng tự nhiên cây con lại rất giống cây mẹ? 
- Để tránh làm thay đổi gen của chúng trong giai đoạn cây sinh sản con người tránh tác động để bảo vệ các nguồn gen quý của thực vật.
- Yêu cầu HS kết luận
- Học sinh làm bài tập: sinh dưỡng; Thân bò, thân rễ, thân củ, lá; Sinh dưỡng
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
+ Thân rễ, thân củ, thân bò, lá. Ví dụ: 
+ Nhặt hết rễ mọc ngầm trong đất vì cỏ có thể sinh sản bằng thân rễ.
+ Bảo quản nơi khô ráo. Trồng bằng dây hoặc củ nhưng chủ yếu bằng dây để tiết kiệm và rút ngắn thời gian thu hoạch, nhiều cây con.
- HS kết luận.
- Vì có bộ gen giống với cây mẹ.
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây:
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
- Các hình thức sinh sản bằng: Thân rễ, thân củ, thân bò, lá
4. Củng cố: (5’) 
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
	- Kể tên 1 số cây có khả năng sinh sản bằng thânbò, thân rễ, rễ củ, lá.
	- Đọc mục : Em có biết
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) 
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 27 “ Sinh sản sinh dưỡng do người”. Xem trước các hình thức giâm cành, chiết cành
- Ôn lại bài “ Vận chuyển các chất trong thân”
IV. Rút kinh nghiệm
GV:.....
HS:.
 Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2018
Ký duyệt tuần 15
...........................................................
..............................................................
...............................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_15_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc