Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
- Biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.
- VD thực tế chứng tỏ ý nghĩa của quang hợp.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, khái quát hóa.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn bị:
Thầy : Tranh vẽ phóng to các cây ưa sáng, ưa bóng
Trò : Xem bài mới
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (2’)
- Cây cần những chất gì để chế tạo được tinh bột? Mô tả thí nghiệm chứng minh cây cần khí cacbonic khi quang hợp?
- Viết sơ đồ tóm tắt sự quang hợp? Quang hợp là gì?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 13 - Tiết: 25 Ngày soạn: 30/10/2018 Bài 22: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUANG HỢP, Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. - Biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt. - VD thực tế chứng tỏ ý nghĩa của quang hợp. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, khái quát hóa. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị: Thầy : Tranh vẽ phóng to các cây ưa sáng, ưa bóng Trò : Xem bài mới III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài củ: (2’) - Cây cần những chất gì để chế tạo được tinh bột? Mô tả thí nghiệm chứng minh cây cần khí cacbonic khi quang hợp? - Viết sơ đồ tóm tắt sự quang hợp? Quang hợp là gì? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp. (20’) 1. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp? Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1, thảo luận Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp? - Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không trồng cây với mật độ quá dày? - Tại sao nhiều loại cây trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt? Tìm vài ví dụ? + Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt phải chống nóng và chống rét cho cây? Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung Kể ra những điều kiện: nhiệt độ, ánh sáng, nước và hàm lượng khí cacbonic Trồng cây quá dày cây bị thiếu ánh sáng; có loại cây cần nhiều, ít ánh sáng, vd: cây càng cua, cây rêu, - HS trả lời - Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là: ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ. Các loại cây khác nhau có nhu cầu các điều kiện đó không giống nhau. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh. (18’) 2. Quang hợp ở cây xanh có ý nghĩa gì? Yêu cầu hs thảo luận nhóm các câu hỏi mục 2 Ñcuối trang 75 Khí oxi do quang hợp nhả ra cần cho hô hấp của những sinh vật nào? Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí cacbonic vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ khí này trong không khí nói chung không thay đổi? Các chất hữu cơ do cây xanh chế tạo ra đã được những sinh vật nào dùng? Hãy kể những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho đời sống của con người? Vậy sự quang hợp ở cây xanh có ý nghĩa gì? * GDMT: Chúng ta cần có thái độ như thế nào với cây xanh ở trường học, nơi công cộng và trong môi trường? HS trả lời - Các loài sinh vật kể cả con người - Khi quang hợp, cây xanh lấy vào khí cacbonic (do các sinh vật thải ra ) nên đã góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí Hầu hết các loài đv và con người đều có thể sử dụng gián tiếp hoặc trực tiếp - lương thực, thực phẩm, sợi vải, thuốc men, các nguyên liệu cho công nghiệp, trang trí . Rút ra kết luận về ý nghĩa quang hợp ở cây xanh. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Nhờ quang hợp ở cây xanh tạo ra các chất hữu cơ và khí oxi cần cho sự sống của các sinh vật trên Trái Đất. 4. Củng cố: (2’) (K-G) học sinh trả lời câu hỏi 2, 3, 4 sgk trang 76. 5. Hướng dẫn học snh tự học- làm bài tập và soạn bài mới: (2’) - Đọc mục “Em có biết” trang 76 - Hướng dẫn học sinh nhóm thực hiện thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần: 13 - Tiết: 26 Ngày soạn: 30/10/2018 Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thí nghiệm và tham gia thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản để phát hiện có hiện tượng hô hấp ở cây. - Hô hấp và ý nghĩa của hô hấp đối với đời sống cây. - 1 số ứ.dụng trong tr.trọt l.quan đến ht hô hấp ở cây. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm tìm kiến thức. - Tập thiết kế thí nghiệm. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên , có ý thức bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị: Thầy: - Dụng cụ: 2 chuông thủy tinh, 2 cốc 250 ml, 2 khay nhựa, 1 chậu sứ. (1 túi giấy đen, 1 cốc 250 ml, 1 đũa thủy tinh, 1 khay nhựa, 1 cốc trồng cây) - Hóa chất: nước vôi trong; - Vật mẫu: 2 cây xanh. Trò: Xem bài trước III. Các bước lên lớp: 1. Ồn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài củ: (2’) - Kể tên các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự quang hợp? Tại sao phải trồng cây đúng thời vụ? - TL: Đk bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp: ánh sáng, nước, lượng khí cacbonic và nhiệt độ. Gieo trồng đúng thời vụ cây nhận được đầy đủ những điều kiện cần 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: (20’)Tìm hiểu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng hô hấp ở cây. 1. Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây GV: Nước vôi trong khi để trong không khí sẽ tác dụng với khí cacbonic chuyển sang đục. Hướng dẫn hs quan sát TN Không khí trong 2 chuông đều có khí gì? Vì sao em biết? Vì sao trên mặt cốc nước vôi ở chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn? Nghe gv thông báo. HS trả lời : - Đều có khí cacbonic, vì trên mặt cốc nước vôi trong 2 chuông đều có lớp váng trắng đục - Vì cây trong chuông a đã thải ra khí cacbonic a.Thí nghiệm 1 (nhóm Lan và Hải): Lấy 2 cốc nước vôi trong đặt lên 2 tấm kinh ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A, và B úp vào, ở chuông thủy tinh A đặt thêm 1 chậu cây. Để vào chỗ tối trong 6 giờ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Từ kết quả thí nghiệm 1 ta rút ra được kết luận gì? Yc hs đọc thông tin trả lời. Yc học sinh thảo luận nhóm 2 câu hỏi trang 78. An và Dũng thiết kế thí nghiệm này nhằm mục đích gì? Yêu cầu các nhóm thử thiết kế. Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. - Khi không có ánh sáng cây đã thải ra nhiều khí cacbonic Cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu. Thảo luận nhóm - Cách thiết kế - Trả lời câu hỏi đầu bài. Giải thích. Kết quả: Cốc nước vôi ở chuông A bị đục và có 1 lớp váng dày trên mặt nước. Cốc nước vôi ở chuông B vẩn trong và chỉ có 1 lớp váng rất mỏng trên mặt nước. Kết luận: Khi không có ánh sáng cây thải ra nhiều khí cacbonic. b.Thí nghiệm 2 (nhóm An và Dũng): Đặt cốc đựng cây vào cốc thủy tinh to rồi để tấm kính ướt lên. Dùng túi giấy đen trùm kín Sau thời gian, khẽ dịch tấm kính, đưa que đóm đang cháy vào. Kết quả: que đóm tắt do trong cốc không còn khí oxi mà chỉ có khí cacbonic do cây thải ra. Kết luận: Khi cây hô hấp đã hút vào khí oxi và nhả ra khí cacbonic. 4. Củng cố: (3’) (K-G) trả lời: Câu 3/79 - Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Câu 4/79 - Ý nghĩa của câu tục ngữ là nếu đất được phơi khô sẽ thoáng khí tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt , hút được nhiều nước và muối khoáng cung cấp cho cây , ví như cây được bón thêm phân Câu 5/79 - Trái ngược nhau vì sản phẩm của quanh hợp (chất hữu cơ, và khí ôxi) là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp (hơi nước và khí cacbonic) là nguyên liệu cho quang hợp - Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau : hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, qh và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra. Cây không thể sống được khi thiếu 1 trong 2 quá trình đó 5. Hướng dẫn học sinh tự học- làm bài tập và soạn bài mới: (1’) - Yêu cầu học sinh xem lại cấu tạo trong phiến lá. - Hướng dẫn nhóm hs thực hiện 2 thí nghiệm trang 80. IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 13 Ngày: /11/2018
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_13_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc