Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.
- Cách sắp xếp lá trên thân phù hợp chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.
- Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân lá trên phiến lá.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh ,hình và mẫu vật
+ Tư duy logic và trìu tượng.
+ Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
-Tranh : Các bộ phận của lá, Lá của một số loại cây
- Hình 19.1, 19.20, 19.3,19.4,19.5 SGK
- Mẫu vật: Một số cành mang lá.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 15-10-2018 Tuần: 11; tiết: 21 CHƯƠNG IV: LÁ Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nêu được những đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá. - Cách sắp xếp lá trên thân phù hợp chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ. - Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân lá trên phiến lá. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh ,hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: -Tranh : Các bộ phận của lá, Lá của một số loại cây - Hình 19.1, 19.20, 19.3,19.4,19.5 SGK - Mẫu vật: Một số cành mang lá. 2. Trò: - Đọc trước bài 19. - Một số cành mang lá. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm bên ngoài của lá. (18’) + Xem H19.1 cho biết tên các bộ phận của lá? - Yêu cầu HS quan sát mẫu và thảo luận trả lời phần 6SGK phần a). - Yêu cầu HS nhận xét: Đặt điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích bề mặt của phần phiến so với phần cuống? + Tìm những điểm giống nhau của phần phiến các loại lá? + Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì? -> HS kết luận - Yêu cầu HS quan sát mẫu và thảo luận phần 6SGK phần b). + Tìm ba loại lá có kiểu gân khác nhau? + Gân lá có mấy kiểu? Kể tên các lá có gân hình mạng, gân song song, gân hình cung? -> HS kết luận. - Yêu cầu HS đọc phần < SGK trả lời phần 6SGK phần c). + Dựa vào yếu tố nào để phân biệt lá đơn và lá kép? - HS quan sát và trả lời được. Các bộ phận của lá gồm: cuống lá, phiến lá, gân lá. - HS quan sát trao đổi nhóm (5’) thống nhất ý kiến - Đ/d nhóm trả lời + Hình dẹt, màu lục, phần phiến rộng hơn so với phần cuống; các loại lá đều có phần phiến to nhất, màu xanh lục + Giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng - HS quan sát Tìm ba loại lá có kiểu gân khác nhau + Gân hình mạng (lá ổi, lá bàng...), gân song song (lá láu, lá tre, lá dừa...) gân hình cung (lá lục bình - HS đọc phần < SGK trả lời phần 6SGK phần c) + Lá đơn: có cuốn nằm ngay dưới chồi nách,mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng lúc. + Lá kép: có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống mang một phiến (gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính , lá chét rụng trước cuống chính rụng sau. 1. Đặc điểm bên ngoài của lá: a) Phiến lá: Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần to nhất của lá giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng. b) Gân lá: có 3 loại gân lá: - Gân song song: lúa, ngô, mía - Gân hình mạng: lá bàng, lá nhãn, lá ổi - Gân hình cung: địa liền, lục bình, lá tràm, c) Lá đơn và lá kép (SGK) - Lá đơn: bàng, dâm bụt - Lá kép: phượng, nhãn Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu xếp lá trên thân và cành.(19’) - Yêu cầu HS quan sát hình 19.5 và thảo luận phần 6SGK. Có mấy kiểu xếp lá trên thân cành? Là những kiểu nào? + Cách bố trí của lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây? - Quan sát hình 19.5 và thảo luận (5’) phần 6, hoàn thiện bảng trang 63 SGK. - Đ/d nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét + Có 3 kiểu xếp lá trên thân cành. Mọc cách, mọc đối, mọc vòng + Tất cả các loại lá đều nhận được ánh sáng 2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành: Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành: - Mọc cách. - Mọc đối. - Mọc vòng. 4. Củng cố: (4’) - Đọc ghi nhớ SGK - Trả lơi câu hỏi 1,2 + Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng? + Cho ví dụ về 3 kiểu xếp lá trên cây? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3/) - Học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập trang 64 SGK. - Đọc trước bài 20 “ Cấu tạo trong của phiến lá”. Xem trước nội dung cấu tạo phiến lá - Mang 1 số cành mang lá. IV. Rút kinh nghiệm: GV: HS: Ngày soạn: 15-10-2018 Tuần: 11; tiết: 22 Bài 20. CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nắm được cấu tạo trong của phiến lá: Biểu bì, thịt lá, gân lá -> phù hợp với chức năng của phiến lá. - Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Nhận biết các bộ phận trong của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ + Quan sát tranh, hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: Thầy: - Tranh: Hình 20.1 Sơ đồ cắ ngang phiến lá 20.3 Trạng thái của lỗ khí 20.4 Sơ đồ cấu tạo mộtnphần phiến lá nhìn dướ kính hiển vi có độ phóng đại lớn - Mô hình phiến lá. 2. Trò: - Đọc trước bài 20. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Lá có đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nhận được nhiều ánh sáng? - Có mấy kiểu gân lá? Ví dụ? - Có mấy kiểu xếp lá trên thân cành? Ví dụ? 3. Nội dung bài mới: (32’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của biểu bì (11’) - HS quan sát hình 20.1 cho biết cấu tạo trong của phiến lá gồm có mấy phần? - Yêu cầu HS quan sát hình 20.2, 20.3 và dựa vào phần < thảo luận trả lời phần 6SGK. + Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong? + Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoat hơi nước? + Tại sao lỗ khí tập trung ở mặt dưới? Yêu cầu HS kết luận. - HS quan sát và trả lời: cấu tạo trong của phiến lá gồm có 3 phần: Biểu bì, thịt lá, gân lá. - HS quan sát hình 20.2, 20.3 và dựa vào phần < thảo luận trả lời phần 6SGK. + Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. + Hoạt động đóng mở + Giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. 1. Biểu bì: Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của thịt lá.(13’) - Yêu cầu HS quan sát hình 20.4 nhận biết các bộ phận của thịt lá. + So sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới? - Tại sao lá có mặt trên màu sẫm hơn mặt dưới? + Lá nào có 2 mặt có màu giống nhau? Cách mọc như thế nào? - Yêu cầu HS kết luận. - HS quan sát hình 20.4 nhận biết các bộ phận của thịt lá. - HS: So sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới? + Lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên to gần bằng nhau xếp xát nhau chứa nhiều lục lạp + Lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới, kích thước khác nhau, có nhiều khoang trống chứa không khí. + Vì các tế bào sếp xích nhau chứa nhiều lục lạp. - HS liên hệ thực tế dựa vào sự hiểu biết của bản thân trả lời. + Lúa, ngô, mía, mọc gần thẳng đứng nên 2 mặt nhận ánh sáng như nhau, số lượng lục lạp như nhau 2. Thịt lá: - Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm 1 số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của gân lá.(8’) - Yêu cầu HS quan sát hình 20.4 xác định vị trí gân lá. + Gân lá gồm có các bó mạch nào? + Hãy cho biết gân lá có chức năng gì? - Yêu cầu HS kết luận. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của gân lá. Em hãy đưa ra một số hình dạng khác nhau của lá? - HS quan sát hình 20.4 và xác định vị trí gân lá. + Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá. + Chức năng vận chuyển các chất. 3. Gân lá: - Nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất. 4. Củng cố (5’) - Đọc ghi nhớ SGK - Trả lơi câu hỏi 1,2 + Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? chức năng của mỗi phần là gì? + Lỗ khí có những chức năng gì? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 67. - Đọc trước bài 21 “ Quang hợp”. - Ôn lại kiến thức ở tiểu học: + Nhiệm vụ của lá. + Khí duy trì sự cháy. IV. Rút kinh nghiệm GV:.. HS: Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2018 Ký duyệt tuần 11 ........................................................... .............................................................. ............................................................... .............................................................. ............................................................... ................................................................ ................................................................
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_11_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc