Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I.  MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức cơ bản mà các em đã học :

                       Cụ thể :

                                    + Đại cương về giới thực vật.

                                    + Chương I : Tế bào thực vật. 

                                    + Chương II : Rễ .

                                    + Chương III : Thân. 

- Học sinh hiểu được cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng. 

- Biết vận dụng một số kiến thức vào thực tế .

- Vận dụng kiến thức để trả lời một số câu hỏi và bài tập.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để rút ra kiến thức.

- Rèn kỹ năng tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Kỹ năng hoạt động nhóm, tính nhạy bén xử lý thông tin, tiếp thu kiến thức.

3. Thái độ.

     -  Có ý thức trong học tập.

     -  Tính đam mê tìm tòi học hỏi, yêu thích môn sinh học.

     -  Lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.

doc 10 trang Khánh Hội 23/05/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 10-10-2018
Tuần: 10; tiết: 19
ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức cơ bản mà các em đã học :
 Cụ thể :
 + Đại cương về giới thực vật.
 + Chương I : Tế bào thực vật. 
 + Chương II : Rễ .
 + Chương III : Thân. 
- Học sinh hiểu được cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng. 
- Biết vận dụng một số kiến thức vào thực tế .
- Vận dụng kiến thức để trả lời một số câu hỏi và bài tập.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để rút ra kiến thức.
- Rèn kỹ năng tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Kỹ năng hoạt động nhóm, tính nhạy bén xử lý thông tin, tiếp thu kiến thức.
3. Thái độ.
 - Có ý thức trong học tập.
 - Tính đam mê tìm tòi học hỏi, yêu thích môn sinh học.
 - Lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
 II. CHUẨN BỊ:
1. Thầ:y
- Một số tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học .
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
2. Trò:
 - Ôn lại các bài đã học từ đầu năm đến nay. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới: (37 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đại cương về giới thực vật (3’)
GV: Như các em đã biết thực vật rất đa dạng và phong phú. Chúng sống khắp mọi nơi trên trái đất. Tuy đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung :
 - Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
 - Phần lớn không có khả năng di chuyển .
 - Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài .
 - Tất cả các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào.
Học sinh nghe và nhớ lại kiến thức.
Đại cương về giới thực vật 
 Đặc điểm chung của thực vật:
 - Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
 - Phần lớn không có khả năng di chuyển .
 - Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài .
 - Tất cả các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào.
Hoạt động 2: Ôn lại phần tế bào thực vật (10 phút)
 + Bằng cách nào để quan sát được tế bào thực vật ?
GV: Vì kính hiển vi phóng to ảnh của vật.
 + Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào ?
 + Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? 
- Giáo viên nhận xét.
- Treo tranh sự lớn lên và phân chia của tế bào.
 + Quá trình phân chia của tế bào diễn ra như thế nào?
 + Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
 + Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
+ Bằng cách dùng kính hiển vi để quan sát 
+ Kích thước nhỏ bé 
+ Hình dạng khác nhau 
gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào 
+ Từ một tề bào thành hai tế bào con .
+ Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển.
+ Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
Chương I. Tế bào thực vật:
1. Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng (SGK)
2. Cấu tạo tế bào: gồm có
 - Vách tế bào 
 - Màng sinh chất 
 - Chất tế bào 
 - Nhân
 - Không bào 
3. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
 - Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con .
Hoạt động 3: Ôn tập chương II. Rễ (12 phút )
 + Có mấy loại rễ chính?
 + Chức năng chính của rễ là gì?
 + Ngoài các chức năng chính rễ còn biến dạng đi để làm chức năng gì? 
- Giáo viên nhận xét và tóm tắt theo sơ đồ.
+ Rễ gồm có mấy miền, miền nào quan trong nhất? vì sao?
 + Miền hút có cấu tạo như thế nào?
 + Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào, nó có tồn tại mãi không?
- Yêu cầu HS làm bài tập:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống 1,2,3,4 với các từ cho sẵn: (lông hút, vỏ, mạch gỗ)
a. Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được .....(1)... hấp thụ, chuyển qua ...(2)... tới ..(3).. 
b. Rễ mang các ....(4)... có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.
- GV: nhận xét và rút ra kết luận:
+ Các loại cây khác nhau có cần lượng nước và muối khoáng giống nhau không?
+ Cây cần nước và muối khoáng nhiều nhất vào thời kỳ nào?
+ Cây cần nhất những loại muối khoáng nào?
+ Vì sao phải bón phân đúng loại, đúng lúc.
GV: rễ hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan trong đất vận chuyển lên thân vậy thân có cấu tạo và chức năng như thế nào?
- Học sinh trao đổi nhóm nhỏ hai em (3 phút)
- Đại diện nhóm trả lời 
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh ghi nhận kiến thức.
 + Rễ có 4 miền. Miền hút quan trọng nhất, vì miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
Gồm: Vỏ và trụ giữa
+ Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có các thành phần của 1 tế bào. Lông hút không tồn tại mãi khi già nó sẽ rụng đi.
- HS lên điền từ.
(1) lông hút.
(2) vỏ.
(3) mạch gỗ.
(4) lông hút.
- Cả lớp nhận xét.
HS nêu được:
+ Không, tùy theo từng loại cây và từng giai đoạn sống mà các loại cây cần lượng nước và muối khoáng khác nhau.
+ Thời kỳ cây đang sinh trưởng và phát triển cần nhiều nước và muối khoáng nhất.
+ Đạm, lân, kaly.
+ Cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc cây mới cho năng xuất cao.
Chương II. Rễ
1. Các loại rễ.
rễ
Rễ cọc Rễ củ 
 bd Rễ móc
Rễ chùm Rễ thở
 Giác mút
2. Các miền của rễ:
 Rễ gồm có 4 miền :
 - Miền trưởng thành 
 - Miền lông hút 
 - Miền sinh trưởng
 - Miền chóp rễ.
3.Cấu tạo miền hút của rễ gồm:
 Biểu bì (lông hút)
Vỏ Thịt vỏ.
 Mạch gỗ
 Bó mạch
Trụ giữa Mạch rây
 Ruột
4. Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
- Nước và muối khoáng lông hút vỏ mạch gỗ các bộ phận của cây.
Hoạt động 4: Ôn tập chương III. Thân: (12 phút )
+ Thân gồm những bộ phận nào?
Treo tranh câm: một đoạn thân cây. Yêu cầu HS quan sát và xác định các bộ phận của thân?
- GV nhận xét kết luận.
+ Có mấy loại thân? kể tên 1 số cây có những loại thân đó?
+ Cấu tạo trong của thân non gồm có các bộ phận nào, chức năng của từng bộ phận? 
+ Chức năng của mạch gỗ và mạch rây?
GV:- Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên các bộ phận của cây (dòng đi lên)
 - Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ được chế tạo từ lá đi đến các bộ phận của cây (dòng đi xuống)
+ So sánh cấu tạo trong của thân non với cấu tạo trong của thân trưởng thành?
+ Thân to ra do đâu?
GV lưu ý: lúa, ngô, đậu... sau 1 thời gian sinh trưởng không lớn lên được vì không có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
 + Thân dài ra do đâu?
Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? ở địa phương em có những loại cây nào thì bấm ngọn, loại cây nào thì tỉa cành?
+ Kể 1 số loại thân biến dạng và chức năng của chúng đối với cây? công dụng của chúng đối với con người. Qua đó GV giáo dục cho HS có ý thức trong việc bảo vệ cây xanh góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. 
+ HS xác định các bộ phận của thân.Gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
+ Cả lớp nhận xét.
HS nêu được: có 3 loại thân chính:
-Thân đứng.
- Thân leo.
- Thân bò.
- Biểu bì 
Vỏ Thịt vỏ.
 Mạch gỗ
 Bó mạch
Trụ giữa Mạch rây
 Ruột
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Cả lớp nhận xét.
+ Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng.
+ Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.
+ Cấu tạo trong của thân trưởng thành có thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
+ HS nêu được thân to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.
+ Hs vận dụng kiến thức và liên hệ thực tế
HS nêu được:
- Thân củ.
- Thân rễ.
- Thân mọng nước.
Chương III. Thân
1. Cấu tạo ngoài của thân. Gồm:
- Thân chính
- Cành
- Chồi ngọn
- Chồi nách Chồi hoa
 Chồi lá
2. Các loại thân. 
 thân gỗ
- Thân đứng thân cột
 thân cỏ
- Thân leo tua cuốn
 thân quấn
- Thân bò
3. Cấu tạo trong của thân non.
 Biểu bì 
Vỏ Thịt vỏ.
 Mạch gỗ
 Bó mạch
Trụ giữa Mạch rây
 Ruột
4. Thân to ra do đâu?
Thân to ra do sự phân chia của mô phân sinh: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
5. Thân dài ra do đâu?
Thân dài ra do sư phân chia của mô phân sinh ngọn.
6. Biến dạng của thân.
- Thân củ.
- Thân rễ.
-Thân mọng nước.
4. Củng cố: (5phút)
1. Em hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông ở cuối các câu sau:
	a. Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ £
	b. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch gỗ £
	c. Thân vận chuyển thức ăn cho cây £
	d. Rễ và thân không phải là cơ quan sinh dưỡng của cây £ 
2. Em hãy chọn ý trả lời đúng nhất.
 Tế bào thực vật gồm những thành phầ chủ yếu nào?
 a. Vách tế bào, chất tế bào, nhân.
	b. Vách tế bào, màng sinh chất, lục tạp.
	c. Vách tế bào, nhân, không bào.
	d. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào. 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) 
 Các em về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK của các bài đã học, làm và tham khảo thêm một số bài tập từ trang 5 đến trang 18 sách bài tập sinh học lớp 6.
	- Tiết sau các em làm bài kiểm tra 45 phút.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10-10-2018
Tuần: 10; tiết: 20
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Kiểm tra một số kiến thức cơ bản HS đã học được từ chương 1 đến chương 3.
- Biết cách vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
* Qua bài kiểm tra GV đánh giá kết quả học tập của các em để từ đó đưa ra phương hướng cho việc dạy và học sắp tới
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng : + Trình bày bài
 	 + Tư duy logic và trìu tượng.
 	 + Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong thi cử 
II. CHUẨN BỊ:
1.Thầy: - Ma trận, đề kiểm tra, đáp án
2. Trò : - Ôn bài, bút thước
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Nội dung kiểm tra:
A. Ma trận 
Chủ đề
Nhận biết
thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
TNKQ
TL
Đại cương về thực vật và
Tế bào TV
- Chức năng các bộ phận tế bào 
- có phải tất cả thực vật đều có hoa
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: 2
Số điểm:1 
Tỉ lệ %: 10
Chương II
Rễ
- Các loại rễ,
Biến dang của rễ
Các loại rễ, các miền của rễ
-Biến dang của rễ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm:0,5
Số câu: 4
Số điểm: 3,5 
Tỉ lệ %: 35
ChươngIII
Thân
Cấu tạo ngoài của thân
Cấu tạo trong của thân non
Thân dài ra do đâu?
Thân to ra do đâu?
Thân dài ra do đâu?
Số câu: 2,5
Số điểm: 5
Tỉ lệ%:5
 Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu:1 
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 2
 Số câu: 5
Số điểm: 5,5.
Tỉ lệ%:55
Tổng cộng
Số câu: 6
Số điểm: 4,5
Tỉ lệ%:45
Số câu:3
Số điểm: 3
Tỉ lệ%:30
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ%:25
Số câu: 11
Số điểm: 10
Tỉ lệ%:/00
Đề: 1
* Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
(Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu được 0,5đ)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu 1: Bộ phận nào của tế bào đảm nhiệm chức năng điều khiển mọi hoạt động sống?
 A. Vách tế bào. B. Chất tế bào C. Màng sinh chất. D. Nhân.
Câu 2: Những cây nào sau đây toàn là cây có hoa?
 A. Cây rêu, cây hồng, cây xoài. B. Cây lúa, cây mít, cây bưởi.
 C. Cây cải, cây táo, cây dương xỉ. D. Cây rau bợ, cây chuối, cây rêu. 
Câu 3: Cây có hai loại rễ chính nào sau đây?
 A. Rễ cọc, rễ củ. B. Rễ cọc, rễ chùm. 
 C. Rễ cọc, rễ thở. D. Rễ cọc, rễ con.
Câu 4: Rễ hô hấp có ở cây?
 A. Cà rốt, phong lan, khoai lang. B. Cà rốt, Su hào, tre.
 C. Bần, mắm, bụt mọc. D. Củ nghệ, đinh lăng, chuối. 
Câu 5: Rễ biến dạng chia làm mấy loại?
 A. Một.	 B. Hai. C. Ba.	 D. Bốn.
Câu 6: Cấu tạo trong của thân non gồm có hai phần chính nào?
 A. Vỏ và thịt vỏ	 B. Mạch rây và mạch gỗ.
 C. Trụ giữa và bó mạch	 D. Vỏ và trụ giữa .
Câu 7: Mạch rây có chức năng nào?
 A. Vận chuyển nước. B. Vận chuyển muối khoáng.
 C. Vận chuyển chất hữu cơ. D. Vận chuyển khí oxi.	 
 Câu 8: Cấu tạo ngoài của thân gồm những bộ phận nào?
 A. Thân chính, chồi ngọn và chồi hoa. 
 B. Thân chính, cành, chồi ngọn.	 
 C. Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.	
 D. Thân chính, cành, chồi lá và chồi hoa.	
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1 (2đ): Nêu cấu tạo miền hút của rễ?
Câu 2 (2đ): Thân to ra và dài ra do đâu? 
Câu 3 (2đ): Giải thích, vì sao người ta trồng mồng tơi, bầu, bí thường hay bấm ngọn của cây?
Đề: 2
 * Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
 (Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu được 0,5đ)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu 1: Cấu tạo trong của thân non gồm có hai phần chính nào?
 A. Vỏ và thịt vỏ	 B. Mạch rây và mạch gỗ.
 C. Trụ giữa và bó mạch	 D. Vỏ và trụ giữa .
Câu 2: Mạch rây có chức năng nào?
 A. Vận chuyển nước. B. Vận chuyển muối khoáng.
 C. Vận chuyển chất hữu cơ. D. Vận chuyển khí oxi.	 
 Câu 3: Cấu tạo ngoài của thân gồm những bộ phận nào?
 A. Thân chính, chồi ngọn và chồi hoa. 
 B. Thân chính, cành, chồi ngọn.	 
 C. Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.	
 D. Thân chính, cành, chồi lá và chồi hoa. 
Câu 4: Bộ phận nào của tế bào đảm nhiệm chức năng điều khiển mọi hoạt động sống?
 A. Vách tế bào. B. Chất tế bào C. Màng sinh chất. D. Nhân.
Câu 5: Những cây nào sau đây toàn là cây có hoa?
 A. Cây rêu, cây hồng, cây xoài. B. Cây lúa, cây mít, cây bưởi.
 C. Cây cải, cây táo, cây dương xỉ. D. Cây rau bợ, cây chuối, cây rêu. 
Câu 6: Cây có hai loại rễ chính nào sau đây?
 A. Rễ cọc, rễ củ. B. Rễ cọc, rễ chùm. 
 C. Rễ cọc, rễ thở. D. Rễ cọc, rễ con.
Câu 7: Rễ hô hấp có ở cây?
 A. Cà rốt, phong lan, khoai lang. B. Cà rốt, Su hào, tre.
 C. Bần, mắm, bụt mọc. D. Củ nghệ, đinh lăng, chuối. 
Câu 8: Rễ biến dạng chia làm mấy loại?
 A. Một.	 B. Hai. C. Ba.	 D. Bốn.	
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1 (2đ): Nêu cấu tạo miền hút của rễ?
Câu 2 (2đ): Thân to ra và dài ra do đâu? 
Câu 3 (2đ): Giải thích, vì sao người ta trồng mồng tơi, bầu, bí thường hay bấm ngọn của cây?
Đề: 3
* Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
 (Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu được 0,5đ)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu 1: Cây có hai loại rễ chính nào sau đây?
 A. Rễ cọc, rễ củ. B. Rễ cọc, rễ chùm. 
 C. Rễ cọc, rễ thở. D. Rễ cọc, rễ con.
Câu 2: Rễ hô hấp có ở cây?
 A. Cà rốt, phong lan, khoai lang. B. Cà rốt, Su hào, tre.
 C. Bần, mắm, bụt mọc. D. Củ nghệ, đinh lăng, chuối. 
Câu 3: Rễ biến dạng chia làm mấy loại?
 A. Một.	 B. Hai. C. Ba.	 D. Bốn.
Câu 4: Cấu tạo trong của thân non gồm có hai phần chính nào?
 A. Vỏ và thịt vỏ	 B. Mạch rây và mạch gỗ.
 C. Trụ giữa và bó mạch	 D. Vỏ và trụ giữa.
Câu 5: Bộ phận nào của tế bào đảm nhiệm chức năng điều khiển mọi hoạt động sống?
 A. Vách tế bào. B. Chất tế bào C. Màng sinh chất. D. Nhân.
Câu 6: Những cây nào sau đây toàn là cây có hoa?
 A. Cây rêu, cây hồng, cây xoài. B. Cây lúa, cây mít, cây bưởi.
 C. Cây cải, cây táo, cây dương xỉ. D. Cây rau bợ, cây chuối, cây rêu. 
Câu 7: Mạch rây có chức năng nào?
 A. Vận chuyển nước. B. Vận chuyển muối khoáng.
 C. Vận chuyển chất hữu cơ. D. Vận chuyển khí oxi.	 
 Câu 8: Cấu tạo ngoài của thân gồm những bộ phận nào?
 A. Thân chính, chồi ngọn và chồi hoa. 
 B. Thân chính, cành, chồi ngọn.	 
 C. Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.	
 D. Thân chính, cành, chồi lá và chồi hoa.	
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1 (2đ): Nêu cấu tạo miền hút của rễ?
Câu 2 (2đ): Thân to ra và dài ra do đâu? 
Câu 3 (2đ): Giải thích, vì sao người ta trồng mồng tơi, bầu, bí thường hay bấm ngọn của cây?
Đề: 4
* Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
 (Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu được 0,5đ)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu 1: Mạch rây có chức năng nào?
 A. Vận chuyển nước. B. Vận chuyển muối khoáng.
 C. Vận chuyển chất hữu cơ. D. Vận chuyển khí oxi.	 
 Câu 2: Cấu tạo ngoài của thân gồm những bộ phận nào?
 A. Thân chính, chồi ngọn và chồi hoa. 
 B. Thân chính, cành, chồi ngọn.	 
 C. Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.	
 D. Thân chính, cành, chồi lá và chồi hoa.
Câu 3: Bộ phận nào của tế bào đảm nhiệm chức năng điều khiển mọi hoạt động sống?
 A. Vách tế bào. B. Chất tế bào C. Màng sinh chất. D. Nhân.
Câu 4: Những cây nào sau đây toàn là cây có hoa?
 A. Cây rêu, cây hồng, cây xoài. B. Cây lúa, cây mít, cây bưởi.
 C. Cây cải, cây táo, cây dương xỉ. D. Cây rau bợ, cây chuối, cây rêu. 
Câu 5: Cây có hai loại rễ chính nào sau đây? 
 A. Rễ cọc, rễ củ. B. Rễ cọc, rễ chùm. 
 C. Rễ cọc, rễ thở. D. Rễ cọc, rễ con.
Câu 6: Rễ hô hấp có ở cây?
 A. Cà rốt, phong lan, khoai lang. B. Cà rốt, Su hào, tre.
 C. Bần, mắm, bụt mọc. D. Củ nghệ, đinh lăng, chuối. 
Câu 7: Rễ biến dạng chia làm mấy loại?
 A. Một.	 B. Hai. C. Ba.	 D. Bốn.
Câu 8: Cấu tạo trong của thân non gồm có hai phần chính nào?
 A. Vỏ và thịt vỏ	 B. Mạch rây và mạch gỗ.
 C. Trụ giữa và bó mạch	 D. Vỏ và trụ giữa .	
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1 (2đ): Nêu cấu tạo miền hút của rễ?
Câu 2 (2đ): Thân to ra và dài ra do đâu? 
Câu 3 (2đ): Giải thích, vì sao người ta trồng mồng tơi, bầu, bí thường hay bấm ngọn của cây?
C. Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm)
* Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đề 1
D
B
B
C
D
D
C
C
Đề 2
D
C
C
D
B
B
C
D
Đề 3
B
C
D
D
D
B
C
C
Đề 4
C
C
D
B
B
C
D
D
II. TỰ LUẬN: ( 6 điểm)
Câu 1: (2đ) 
Miền hút gồm: Vỏ và trụ giữa (0,5đ) 
 - Vỏ: biểu bì có tế bào lông hút, thịt vỏ (0.75đ) 
 - Trụ giữa: Bó mạch (mạch rây, mạch gỗ) và ruột (0.75đ) 
 Câu 2: (2 đ) 
- Cây to ra là nhờ sự phân chia các tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. (1đ)
- Cây dài ra do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ngọn. (1đ)
Câu 3: (2đ)
 - Người ta bấm ngọn để các chất dinh dưỡng tập trung cho phát triển chồi lá, chồi hoa sẽ tạo nhiều cành mới, nhiều hoa, lá, quả cho nâng suất cao. 
4. Củng cố: ( không )
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) 
- Các em về xem lại bài cũ
- Đọc tìm hiểu bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
- Tìm một số cành lá cây như: lá lúa, lá bàng, lá me, lá rau muống, lá lục bình.
D. Bảng thống kê điểm kiểm tra
Lớp
0 - < 5
5 - < 7
7 - < 9
9 - 10
So sánh lần kiểm tra trước(từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
6A
6B
6C
6D
IV. Rút kinh nghiệm
GV:..
HS:
Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2018
Ký duyệt tuần 10
...........................................................
..............................................................
...............................................................
..............................................................
...............................................................
................................................................
 ................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_10_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc