Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
I. Mục tiêu :
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yếu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng cua rlongf yêu nước.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
1. Kiến thức
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong
tác phẩm.
- Ý nghĩa giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
2. Kỹ năng
- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật Phrang và thầy Ha – Men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dt mình nói riêng.
3. Thái độ: GD hs biết giữ gìn và yếu quý tiếng mẹ đẻ; tình yêu TN quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SoạnGA, SGK.
- Trò: Soạn bài, SGK.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 15/ 01/ 2019 Tuần dạy: 24 Tiết day: 89,90,91,92 Tiết 89. Bài 22: Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Chuyện của một em bé người An-dát) An-phông-xơ Đô-đê I. Mục tiêu : - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yếu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng cua rlongf yêu nước. - Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm. 1. Kiến thức - Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm. - Ý nghĩa giá trị của tiếng nói dân tộc. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện. 2. Kỹ năng - Kể tóm tắt truyện. - Tìm hiểu, phân tích nhân vật Phrang và thầy Ha – Men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. - Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dt mình nói riêng. 3. Thái độ: GD hs biết giữ gìn và yếu quý tiếng mẹ đẻ; tình yêu TN quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị: - Thầy: Soạn GA, SGK. - Trò: Soạn bài, SGK. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Nhân vật dượng Hương Thư trong bài "Vượt thác" thể hiện ntn? - Nêu ý nghĩa của Vb"Vượt thác". 3. Nội dung bài mới: (32p Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung. (22p) - HD hs đọc vb; chú ý giọng điệu và nhịp điệu biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của Phrăng, đoạn cuối nhịp dồn dập, căng thẳng và giọng xúc động. - Gọi HS đọc VB. - Yêu cầu HS giới thiệu về tg, tp? - Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? - Em hiểu ntn về tên truyện “Buổi học cuối cùng”? HS khá giỏi: Nêu ý kiến. HS yếu kém: GV gợi ý. - Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Ngôi thứ mấy? - Việc lựa chọn cách kể ấy có tác dụng gì? - Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? - Bố cục của văn bản ? (nội dung chính) của từng đoạn. - Nghe. - Học sinh đọc. - Dựa vào chú thích trả lời. - Xem chú thích để trình bày. - Ngôi thứ nhất, lời của Phrăng. - Ấn tượng về câu chuyện có thật, biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ của nv kể chuyện. - Thầy Ha-men và 1 số nv phụ. - P1: Từ đầu ... mà vắng mặt con. -> Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và ở trường. - P2: Tiếp ... buổi học cuối cùng này. -> Diễn biến buổi học cuối cùng. - P3: Còn lại. -> Kết thúc buổi học cuối cùng. I. Đọc – tìm hiểu chung. 1. Đọc. 2.Tìm hiểu chung - An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897): nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng. - Buổi học cuối cùng được viết vào thời điểm hai vùng An-dát và Lo-ren bị cắt cho quân Phổ. Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản. (10p) - HD HS thảo luận câu hỏi 3. - Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường tới trường, quang cảnh ở trường và không khí lớp học? - Theo em, những điều đó sẽ báo hiệu sự kiện gì xảy ra? - Ý nghĩ, tâm trạng ( đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của Phơrăng diễn ra trong buổi học cuối cùng: - Qua những tâm trạng trên, em thấy Phơrăng đã hiểu được điều gì? - Hãy nêu nx của em về nx Phơrăng? HS khá giỏi: Liên hệ thực tế bản thân về việc học tập tiếng nói dân tộc. - Thảo luận nhóm. - Yên tĩnh, trang nghiêm; vào lớp trễ không bị thầy quở trách mà chỉ nói nhẹ nhàng, dịu dàng. - Báo hiệu cái gì nghiêm trọng, khác thường của ngày hôm ấy và buổi học ấy. - Định trốn học, nhưng cưỡng lại được, chạy đến trường. - Biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng" choáng váng, sững sờ, hiểu nguyên nhân của sự khác lạ; tiếc nuối, ân hận vì đã lười học, ham chơi. - Không thuộc chút nào về quy tắc phân từ " xấu hổ, tự giận mình.=> Những điều thầy nói thấy thật dễ dàng - Ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, muốn được trau dồi học tập nhưng không còn cơ hội. - Nêu nx. HS khá giỏi: Liên hệ thực tế. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật Phrăng: - Là một cậu HS ham chơi nhưng trong buổi học cuối cùng cậu dã hiểu được giá trị, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc. - Biết được yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước. 4. Củng cố: (3p) - Nhắc lại ý nghĩa VB. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p) - Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện. - Sưu tầm những bài văn, thơ bàn về vai trò của tiếng nói dân tộc. - Đọc thêm. IV. Rút kinh nghiệm GV ............................. HS ......................... Tiết 90: Bài 22: Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Chuyện của một em bé người An-dát) An-phông-xơ Đô-đê I. Mục tiêu : - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yếu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng cua rlongf yêu nước. - Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm. 1. Kiến thức - Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm. - Ý nghĩa giá trị của tiếng nói dân tộc. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện. 2. Kỹ năng - Kể tóm tắt truyện. - Tìm hiểu, phân tích nhân vật Phrang và thầy Ha – Men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. - Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dt mình nói riêng. 3. Thái độ: GD hs biết giữ gìn và yếu quý tiếng mẹ đẻ; tình yêu TN quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị: - Thầy: Soạn GA, SGK. - Trò: Soạn bài, SGK. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) Hãy nêu nx của em về nx Phơrăng? 3. Nội dung bài mới: (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản. (20p) Tiết 2: * Thảo luận: Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả ntn ? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này ở các phương diện: Trang phục Thái độ đối với học sinh Những lời nói về việc học tiếng Pháp Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. - Nhân vật thầy Ha-men gợi cho em cảm nghĩ gì? - Em hiểu ntn và có suy nghĩ gì về lời nói của thầy Ha-men “Khi chốn lao tù”? HS khá giỏi: Nêu ý kiến. HS yếu kém: GV gợi ý. - HD HS tìm hiểu nghệ thuật: ngôi kể, tình huống, miêu tả, ngôn ngữ, hình ảnh so sánh. - Tìm câu văn có sử dụng phép SS -> tác dụng. - GV gợi ý phần ý nghĩa VB. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Thảo luận câu 5. - Trang phục: mặc chiếc áo sơ-đanh-gốt trang trọng - Thái độ: thật dịu dàng - Lời nói: ngôn ngữ hay nhất “Khi chốn lao tù” - Hành động, cử chỉ: “Nước Pháp muôn năm” " tình yêu tiếng nói dân tộc - Nêu ý kiến. - Nêu ý kiến. - Tìm hiểu NT. - Dựa vào VB tìm. - Theo dõi. - Đọc. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật Phrăng: 2. Nhân vật thầy giáo Ha-men: - Là một thầy giáo yêu nước, nghiêm khắc nhưng mẫu mực. - Trong buổi học cuối cùng, thầy truyền đến học sinh tình yêu tiếng Pháp – một biểu hiện của tình yêu Tổ quốc. 3. Nghệ thuật - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình. - Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh. 4. Ý nghĩa - Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quí, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu tiếng nói. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. - Tác giả là một người yêu nước, yêu độc lâp tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. * Ghi nhớ: SGK. Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập. (12p) - Yêu cầu HS tóm tắt truyện. - HD HS viết đv theo yêu cầu BT2. - Tóm tắt. - Viết đv. III. Luyện tập. 4. Củng cố: (3p) - Nhắc lại ý nghĩa VB. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p) - Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện. - Sưu tầm những bài văn, thơ bàn về vai trò của tiếng nói dân tộc. - Đọc thêm. - Soạn bài: Nhân hóa. IV. Rút kinh nghiệm GV ............................. HS ............................. Tiết 91: NHÂN HÓA I. Mục tiêu - Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá - Hiểu được tác dụng của nhân hoá - Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc – hiểu VB và viết bài văn miêu tả. 1. Kiến thức - Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. - Tác dụng của phép nhân hóa. 2. Kỹ năng - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa. - Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết. 3. Thái độ Sử dụng nhân hóa khi nói và viết. II. Chuẩn bị - Thầy: Soạn GA, SGK. - Trò: Soạn bài, SGK. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) Kiểm tra vở soạn. 3. Nội dung bài mới: (33p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Nhân hóa là gì? (8p) - Đọc khổ thơ SGK/56 - Tìm các phép nhân hóa trong khổ thơ trên? - Gọi HS đọc câu 2. - Em hãy so sánh các cách diễn đạt trong các câu vừa đọc so với cách diễn đạt của tác giả Trần Đăng Khoa, cách diễn đạt nào gây cho em ấn tượng hơn. Vì sao? ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá. - Giáo viên nhận xét. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Đặt câu có sử dụng nhân hóa. HS khá giỏi : Đặt được câu. HS yếu kém: GV gợi ý. - Đọc. - Tìm các phép nhân hóa.. - Đọc. - So sánh. " các sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi với con người. => Sinh động, gợi cảm, biểu thị suy nghĩ, tình cảm. - Nghe. - Đọc. I. Nhân hóa là gì? 1. VD SGK: phép nhân hóa. - Ông trời: Mặc áo giáp đen; Ra trận. - Mía: múa gươm. - Kiến- hành quân. => Sinh động, gợi cảm, biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người. 2. Ghi nhớ: SGK. Hoạt động 2: Các kiểu nhân hóa. (10p) - Gọi HS đọc câu 1. - Những sự vật nào được nhân hóa? - Thảo luận: các sự vật được nhân hóa bằng cách nào? -GV nhấn mạnh vấn đề. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Đọc. - Tìm sự vật được nhân hóa. - Thảo luận. - Nghe. - Đọc. II. Các kiểu nhân hóa. 1. Sự vật được nhân hoá: a/ Miệng, tai, mắt, chân, tay. b/ Tre. c/ Trâu. 2. Cách nhân hoá. a/ Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật. b/ Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. c/ Trò chuyện, xưng hô với vật như người. 3. Ghi nhớ: sgk Hoạt động 3: Luyện tập. (15p) - Yêu cầu HS làm BT1. - HD HS làm Bt2. - Gọi HS đọc BT3. - HD HS cách làm. - Thảo luận làm BT4. - HD HS viết đv. - Làm Bt1. - So sánh. - Đọc. - Làm BT3. - Thảo luận. - Theo dõi. III. Luyện tập 1. Chỉ ra và nêu tác dụng phép nhân hoá. Đông vui, mẹ, con, anh, em, tíu tít, bận rộn. àgiúp người đọc hình dung ra cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện ở trên cảng. 2. So sánh - Đoạn 1: Sử dụng phép nhân hoáàsinh động hơn. 3. So sánh: Cách 1 Cách 2 - trong họ hàng nhà chổi - cô bé Chổi Rơm - xinh xắn nhất - có chiếc váy vàng óng - áo của cô - cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy - trong các loại chổi - chổi Rơm - đẹp nhất - tết bằng rươm nếp vàng - tay chổi - quấn quanh thành cuộn -> Cách 1 có tính biểu cảm cao hơn, chổi rơm gần với con người, sống động hơn. -> Cách 1: viết văn BC; cách 2: viết văn TM. 4. Tìm phép nhân hoá và chỉ ra kiểu nhân hoá. a/ Núi ơi- trò chuyện , xưng hô như với người. b/(Cua cá) tấp nập; (cò, sếu, vạc, le) cãi cọ-chỉ hđ, tính chất - họ, anh: từ gọi người để gọi vật. c/ (Chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm; (thuyền) vùng vằng: vốn chỉ hđ, tính chất của người để chỉ hđ, tính chất của sv. d/ (Cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu: vốn chỉ hđ, tính chất, bộ phận của người để chỉ hđ, tính chất của vật. 5. Viết đv. 4. Củng cố: (3p) - Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p) - Nhớ KN nhân hóa. Viết đv MT có sử dụng phép nhân hóa. - Học bài, làm BT. - Soạn bài: Phương pháp tả người. IV. Rút kinh nghiệm GV ............................. HS ............................. Tiết 92: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người. - Rèn kĩ năng làm bài văn tả người theo thứ tự. 1. Kiến thức: Cách làm bài văn tả người, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xd đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người. 2. Kĩ năng: - Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả. - Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí. - Viết một đoạn văn, bài văn tả người. - Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp. 3. Thái độ: Ý thức chọn đặc điểm tiêu biểu để miêu tả. II. Chuẩn bị - Thầy: Soạn GA, SGK; - Trò: Soạn bài, SGK. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Muốn viết bài văn tả cảnh, ta cần phải làm gì? - Bố cục bài văn tả cảnh ntn? 3. Nội dung bài mới: (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Phương pháp viết văn tả cảnh. (22p) - Đọc 3 đoạn văn a, b, c SGK. - Đọc câu hỏi SGK. - HD HS thảo luận các câu hỏi. - Mỗi đv trên tả ai? Có đặc điểm gì nổi bật? - Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? - Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không? - Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của từng phần trong đv thứ 3? - Nếu phải đặt tên cho văn bản này, em sẽ đặt tên ntn? - Bố cục bài văn tả người thường có mấy phần? Yêu cầu cụ thể từng phần là gì? - Gọi HS đọc ghi nhớ. - 3 HS lần lượt đọc. - Đọc. - Thảo luận. - Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác.-> khỏe mạnh, hùng dũng,... - Đoạn 2: Chân dung ông cai gian giảo. - Đoạn 3: tả 2 người trong keo vật. - Trình bày. - Khác nhau: + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, dùng nhiều DT, TT. + Tả người gắn với hành động dùng nhiều ĐT, TT. - Nêu bố cục. - Đặt tên. - 3 phần. - Đọc. I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người. 1. Đọc đoạn văn:SGK /59,60 - Đoạn 1:Miêu tả dượng Hương Thư"tả người gắn với công việc - Đoạn 2: tả cái Tứ gian xảo " tả chân dung - Đoạn 3: a. Mở bài: giới thiệu chung nơi diễn ra keo vật. b. Thân bài: miêu tả chi tiết keo vật. c. Kết bài: cảm nghĩ, nx về keo vật. 2. Ghi nhớ: SGK. Hoạt động 2: Luyện tập. (10p) - Cho HS thảo luận nhanh BT1. - Gọi HS trình bày. - HD HS lập dàn ý cho 1 trong 3 đối tượng nêu ở BT1. - Yêu cầu HS làm Bt3. - Thảo luận. - Trình bày -> nx, bổ sung. II. Luyện tập. 1. Chi tiết tiêu biểu miêu tả: 2. Lập dàn ý. 3. Các từ: đồng tụ; tượng hai ông tướng Đá Rãi. (Kim Lân) 4. Củng cố: (3p) - Nêu bố cục của bài văn tả người? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p) - Nhớ các bước cơ bản khi làm bài văn tả người. - Nhớ dàn ý đại cương của bài văn tả người. - Viết 1 đv hoặc 1 bài văn tả người có sử dụng phép so sánh. - Học bài, làm BT. - Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ. IV. Rút kinh nghiệm GV ............................. HS ............................. Ký duyệt tuần 24: ngày tháng 01 năm 2019
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc