Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu :

 Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác.

1. Kiến thức

      - Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.

      - Một số phép tu từ được sử dụng trong VB nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.

3. Thái độ: GD hs tình yêu TN quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Soạn GA, SGK.

      - Trò: Soạn bài, SGK.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (6p)

   - Trình bày diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện "Bức tranh của em gái tôi"?

   - Nêu ý nghĩa của truyện "Bức tranh của em gái tôi"?

doc 10 trang Khánh Hội 17/05/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 09/01/2019
Tuần dạy: 23
Tiết day: 85,86,87,88
Tiết 85: Bài 21: Văn bản: VƯỢT THÁC
 Võ Quảng
I. Mục tiêu :
 Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác.
1. Kiến thức
 - Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
 - Một số phép tu từ được sử dụng trong VB nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3. Thái độ: GD hs tình yêu TN quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn GA, SGK.
 - Trò: Soạn bài, SGK.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
 - Trình bày diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện "Bức tranh của em gái tôi"?
 - Nêu ý nghĩa của truyện "Bức tranh của em gái tôi"?
3. Nội dung bài mới: (32p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung. (12p)
- HD hs đọc vb.
- Gọi HS đọc VB.
- Yêu cầu HS giới thiệu về tg, tp?
- HD HS đọc các chú thích.
- Tìm bố cục của VB dựa vào câu hỏi 1.
- Nghe.
- 3 học sinh đọc.
- Dựa vào chú thích trả lời.
- Xem chú thích.
- P1: Từ đầu ... thác nước.
- P2: Đến Phường Rạnh ... Cổ Cò.
- P3: Còn lại.
I. Đọc – tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2.Tìm hiểu chung
- Võ Quảng: nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
- VB trích từ chương XIcuar truyện "Quê nội".
Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản. (17p)
- HD HS thảo luận câu 2 ở SGK.
- Cảnh dòng sông và 2 bên bờ đã thay đổi ntn theo từng chặng đường của con thuyền?
- Tác giả quan sát và tả ở vị trí nào? Vị trí quan sát và miêu tả có thích hợp không? Vì sao?
- GV nhấn mạnh.
- Qua đó em có nx gì về bức tranh TN trên sông Thu Bồn?
HS khá giỏi: Rút ra nx.
HS yếu kém: GV gợi ý cảnh ở vùng đồng bằng và ở vùng núi rừng.
- Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nv dượng Hương Thư?
- Ở đây, dượng Hương Thư được ss ntn? tác dụng?
- HD HS tìm hiểu NT của VB.
- Nêu ý nghĩa của VB.
HS khá giỏi: nêu ý nghĩa.
HS yếu kém: GV gợi ý 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS thảo luận.
- Ở vùng đồng bằng: sông êm đềm, hiền hòa thơ mộng, thuyền bè tấp nập; 2 bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu...
- Đoạn có nhiều thác ghềnh: vườn tược um tùm, chòm cổ thụ đứng trầm ngâm, núi cao đột ngột, ...
- Đoạn có nhiều thác dữ: Nước từ trên cao phóng giữa 2 vách đá dựng đứng chảy đuôi đứt rắn-> hiểm trở và dữ dội.
- Đoạn cuối: dòng sông chảy quanh co giữa núi cao, bớt hiểm trở, mở ra vùng ruộng đồng như cháo đón con người.
- Trả lời.
- Nghe.
- Rút ra nx.
- Ngoại hình: Cởi trần, như 1 pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
- Động tác: phóng sào, ghì chặt trên đầu sáo, thả sào, rút sào, ghì chặt trên ngọn sáo.
- Như một pho tượng đồng đúc-> ngoại hình gân guốc, vững chắc.
- Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ-> dũng mãnh, tư thế hào hùng.
- Tìm NT.
- Nêu ý nghĩa.
- Đọc.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
- Cảnh đẹp êm đềm ở những vùng đồng bằng: sông êm đềm, hiền hòa thơ mộng, thuyền bè tấp nập, ...
- Cảnh đẹp uy nghiêm của vùng núi rừng: vườn tược um tùm, núi cao, dòng sông chảy quanh co, ...
2. Hình ảnh dượng Hương Thư:
- Như một pho tượng đồng đúc.
- Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
-> Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh TN rộng lớn, hùng vĩ.
3. Nghệ thuật
- Phối hợp tả cảnh TN và tả ngoại hình, hành động của con người.
- Sử dụng ss, nhân hóa phong phú.
- Lựa chọn chi tiết mt đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
4. Ý nghĩa
Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động. Từ đó đã kín đáo nói nên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
* Ghi nhớ( sgk/41)
Hoạt động 3: GV hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập. (3p) 
- HD HS làm phần Luyện tập.
- Theo dõi.
III. Luyện tập. 
4. Củng cố: (3p)
 - NV dượng Hương Thư trong đoạn trích thể hiện điều gì?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
- Đọc kĩ VB, nhớ những chi tiết MT tiêu biểu.
- Hiểu được ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi MT cảnh TN.
- Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh TN được MT trong Sông nước Cà Mau và Vượt thác.
- Đọc thêm.
- Soạn bài: So sánh (tt)
IV. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
Tiết 86: SO SÁNH (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
	Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.
1. Kiến thức 
 Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của SS trong nói và viết.
2. Kỹ năng
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những SS đúng, SS sai.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ SS theo 2 kiểu cơ bản.
3. Thái độ
Sử dụng so sánh khi nói và viết.
II. Chuẩn bị 
- Thầy: Soạn GA, SGK.
 - Trò: Soạn bài, SGK.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
	- So sánh là gì? Lấy VD.
	- Nêu mô hình của phép SS? Lấy VD.
3. Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Các kiểu so sánh. (8p)
- Đọc khổ thơ SGK/41
 - Tìm các phép so sánh trong khổ thơ trên?
- Hai phép so sánh trên có sử dụng từ ngữ so sánh nào? Em nhận xét các từ ngữ so sánh trên có gì khác nhau?
- Từ đó, em thấy có mấy kiểu so sánh?
- Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng?
- Đọc Ghi nhớ 1 SGK /42.
- Lấy VD cho từng kiểu SS.
- Đọc.
- Tìm các phép so sánh.
- không bằng; là.
- 2 kiểu.
- như, là, tựa, hơn, hơn là, kém, kém hơn, khác, ...
- Lấy VD.
I. Các kiểu so sánh:
1. VD: SGK
- Những ngôi sao sáng ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
" ss không ngang bằng.
- Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
" ss ngang bằng.
2. Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 2: Tác dụng của so sánh. (10p)
- Đọc đoạn văn SGK/42 – giáo viên treo bảng phụ.
- Tìm phép so sánh trong đoạn văn trên?
- Phép so sánh trên có tác dụng gì?
+ Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?
+ Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết?
- Gọi HS Đọc Ghi nhớ. 
- Đọc.
- 1 học sinh lên bảng gạch chân, còn lại dùng bút chì /SGK
- Học sinh trao đổi theo nhóm bàn, trình bày.
+ Hình ảnh cụ thể, sinh động.
+ Lối nói hàm súc -> biểu hiện tư tưởng tình cảm.
- Đọc Ghi nhớ.
II. Tác dụng của so sánh
1. VD: SGK
- tựa mũi tên.....như cho xong chuyện.
- như con chim...
- như thầm bảo....
- như sợ hãi, ... như gần tới mặt đất...
-> Hình ảnh cụ thể, sinh động.
-> Lối nói hàm súc.
2. Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập. (15p) 
- HD HS làm BT1.
- Cho HS thảo luận làm Bt2.
- Yêu cầu HS viết đv theo yêu cầu BT3.
- Làm BT1.
- Thảo luận: làm vào bảng nhóm.
- HS viết đv.
III. Luyện tập.
BT1: 
a. là: SS ngang bằng.
b. chưa bằng: SS không ngang bằng.
c. như: SS ngang bằng.
 hơn:SS không ngang bằng.
BT2: Câu văn có sử dụng phép SS:
- Những động tác thả sào, rút sao rập ràng nhanh như cắt.
- Dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc, ...hùng vĩ.
- Dọc sườn núi ...như những cụ già ...phía trước.
BT3: Viết đoạn văn.
4. Củng cố: (3p)
- Có mấy phép so sánh là gì? Tác dụng của so sánh là gì?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
- Học bài, làm BT.
- Soạn bài: Chương trinh địa phương (phần TV) Rèn luyện chính tả.
IV. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
Tiết 87: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) 
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu
	- Nhận biết được những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương Bạc Liêu.
	- Có ý thức khắc phục và sửa được các lỗi chính tả đó.
1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương Bạc Liêu.
2. Kĩ năng: Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
3. Thái độ: Có ý thức khắc phục và sửa được các lỗi chính tả.
II. Chuẩn bị 
- Thầy: Soạn GA, SGK; photo tài liệu địa phương cho HS.
 - Trò: Soạn bài, SGK.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
	- Có mấy kiểu so sánh? Lấy VD.
	- Tác dụng của SS là gì? Lấy VD.
3. Nội dung bài mới: (32p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Nội dung . (22p)
- Gv nêu yêu cầu phần ND: Viết đúng một số phụ âm cuối, phụ âm đầu, nguyên âm và dấu hỏi, dấu ngã.
- GV HD và phân công các nhóm thảo luận làm vào bảng nhóm các BT (ở tài liệu địa phương).
- Gọi các nhóm lần lượt trình bày bảng nhóm.
- GV cùng HS các nhóm nx, bổ sung.
- Theo dõi.
- Nghe -> thảo luận nhóm.
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- NX, bổ sung.
I. Nội dung 
1. Chọn phụ âm cuối: c / t
Tắt đèn, công tắc, khăn mặt; ăn mặc, ...
2.Chọn phụ âm cuối: n/ ng 
Cái màn, cái thang, cái bàn, bản báo cáo, đàn hát, ...
3. Chọn phụ âm cuối: v / d
Ví dầu, cầu ván, vé xe, va chạm, vụng về, ...
4. Chọn phụ âm cuối: i / iê
Nhỏ xíu, buồn thiu, đìu hiu, niu cơm, chiều chuộng, ...
5. Chọn phụ âm cuối: o / ô
Chim hót, đồn bốt, chót vót, chốt lại, cái chổi, ...
6. Chọn dấu hỏi / dấu ngã.
Mâu thuẫn, mẩu chuyện, mẫu mực, mẩu bút chì, mải miết, giã gạo, ...
Hoạt động 2: Luyện tập. (10p)
- HD HS đọc và viết đúng các cặp vần.
- HD HS đọc và viết đúng các phụ âm.
- Đọc và viết.
- Đọc và viết.
II. Luyện tập
1. Đọc và viết đúng:
a. Cặp vần ac/at
b. Cặp vần ươc/ươt
c. Cặp vần ương/ ươn
2. Đọc và viết đúng:
a. Cặp phụ âm đầu v/d.
b. Cặp phụ âm cuối c/t.
c. Cặp phụ âm cuối n/ng.
4. Củng cố: (3p)
- GV nhấn mạnh ND 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
- Học bài, làm BT.
- Soạn bài: Phương pháp tả cảnh.
IV. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
Tiết 88: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH (Ở NHÀ)
I. Mục tiêu:
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cánh.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
1. Kiến thức: 
- Yêu cầu của bài tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
- VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH (Ở NHÀ): Liên hệ tả cảnh quan môi trường.
2. Kĩ năng:
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát theo một trình tự hợp lí.
3. Thái độ: Ý thức chọn đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật để miêu tả.
II. Chuẩn bị 
- Thầy: Soạn GA, SGK; 
 - Trò: Soạn bài, SGK.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
	- Kiểm tra vở soạn của 3 HS.
3. Nội dung bài mới: (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Phương pháp viết văn tả cảnh. (22p)
- Đọc 3 văn bản a, b, c SGK/45
- Đọc câu hỏi SGK/46
- Em hiểu yêu cầu của các câu hỏi ntn?
- Giáo viên chốt lại yêu cầu của câu hỏi và chia 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một câu với nội dung như sau:
* Tổ 1,2: VB a.
? Đoạn văn miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác ? Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
* Tổ 3: VB b
- Văn bản tả quang cảnh gì?
- Người viết đã miêu tả cảnh vật theo thứ tự nào?
- Có thể tả ngược theo thứ tự từ trên xuống được không? Vì sao?
* Tổ 4: VB c.
- Chỉ ra 3 phần của văn bản này?
- Ý nghĩa của mỗi phần (nội dung chính)?
- Thứ tự miêu tả trong văn bản này?
- Giáo viên nhận xét chốt lại về phương pháp tả cảnh.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- 3 HS lần lượt đọc.
- Đọc.
- Nêu ý kiến.
- Theo dõi.
- Tổ 1,2: thảo luận Vb a.
- Tổ 3 thảo luận VB b.
- Tổ 4 thảo luận VB c. 
- Đọc.
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
1. Đọc VB:SGK /45
- VB a: Tả dượng Hương Thư (ngoại hình, động tác)
" cảnh sắc thiên nhiên: thác dữ
- VB b: 
+ Cảnh dòng sông Năm Căn, rừng đước hai bên bờ.
+ Thứ từ: sông " bờ
Gần " xa
- VB c: 
+ Mở bài: Từ đầu ... màu của lũy.
-> Giới thiệu khái quát về luỹ tre
+ Thân bài: Tiếp ... không rõ.
-> Miêu tả cụ thể 3 vòng tre của luỹ làng.
+ Kết bài: Còn lại.
-> Cảm nghĩ, nhận xét 
" Bố cục 3 phần
2. Ghi nhớ: SGK/47
Hoạt động 2: Luyện tập. (10p)
- HD HS thảo luận làm BT1.
- HD HS về nhà làm BT2.
- Gọi HS đọc đv ở BT3.
- Yêu cầu HS rút thành dàn ý.
HS khá giỏi: Dựa vào Vb rút thành dàn ý.
HS yếu kém: GV gợi ý.
- HS thảo luận.
- Theo dõi.
- Đọc.
- Rút thành dàn ý.
II. Luyện tập:
BT1/47: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
a. Chọn những hình ảnh tiêu biểu:
- Cô giáo, học sinh 
- Quang cảnh trong lớp, ngoài sân
- Không khí lớp học:gương mặt các bạn, tiếng bút viết trên vở, tiếng trống hết giờ; ...
b. Thứ tự:
- Từ ngoài " trong lớp
- Trên bảng, bàn cô giáo " dưới lớp.
- Từ không khí chung của cả lớp -> bản thân người viết; ...
c. Viết mở bài.
d. Viết kết bài.
BT3/47: Dàn ý
a. Mở bài: Tên văn bản “Biển đẹp”
b. Thân bài: Vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ:
- Buổi sáng.
- Buổi chiều.
- Buổi trưa.
- Ngày mưa rào.
- Ngày nắng.
c. Kết bài: Nhận xét, suy nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
4. Củng cố: (3p)
- Nêu bố cục của bài văn tả cảnh?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
- Học bài, làm BT.
- Soạn bài: Buổi học cuối cùng.
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH (Ở NHÀ)
I. Đề: 
 Đề 1: Hãy tả dòng sông quê em.
 Đề 2: Tả quang cảnh sân trường nơi em học vào giờ ra chơi.
II. Yêu cầu về ND và hình thức:
1. Nội dung:
Đề 1:
a. MB: Giới thiệu dòng sông quê em.
b. TB: Tả trình tự dòng sông quê em: 
- Hình dáng, bắt nguồn từ đâu, màu nước.
- Hai bên bờ
- Những hoạt động trên sông.
- Ý thức của em và người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ sông.
- ...
c. KB: Cảm nghĩ của em về dòng sông quê em.
Đề 2: 
a. MB: Giới thiệu quang cảnh sân trường nơi em học vào giờ ra chơi.
b. TB: Tả trình tự quang cảnh sân trường nơi em học vào giờ ra chơi:
- Bắt đẩu giờ ra chơi.
- Những hoạt động trên sân trường: các trò chơi, hình ảnh các bạn, ...
- Miêu tả về cảnh quang môi trường ở đây.
c. KB: Cảm nghĩ của em về ngôi trường, về giờ ra chơi.
2. Hình thức:
- Đúng phương pháp miêu tả.
- Bài văn có đủ 3 phần: MB, TB, KB.
- Lời văn sinh động, hấp dẫn.
- Trình bày sạch , ít sai chính tả về cách dùng từ, đặt câu.
 Thang điểm: 
- Điểm 9-10: Thực hiện đầy đủ yêu cầu, sai dưới 5 lỗi chính tả.
- Điểm 7-8: Thực hiện đầy đủ yêu cầu, mắc dưới 8 lỗi chính tả, mắc một số lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 5-6: Thiếu 1-2 yêu cầu, diễn đạt lủng củng, rườm rà, mắc dưới 10 lỗi chính tả.
- Điểm 3-4: Bài làm sơ sài, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Làm sơ sài, kể được một vài chi tiết; sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: bài làm bị lạc để hoặc bỏ giấy trắng.
IV. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	............................
Ký duyệt tuần 23: Ngày tháng 01 năm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc