Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm của cụm động từ.
- Lưu ý: HS đã học về động từ ở Tiểu học.
1. Kiến thức:
- Cấu tạo của cụm động từ
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm động từ.
2. Kỹ năng: Sử dụng cụm động từ.
3. Thái độ: Khả năng phân biệt với cụm danh từ.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Soạn giáo án, SGK, CKTKN
2.Trò: Soạn bài, SGK.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p):
- Động từ là gì? Khả năng kết hợp của động từ để tạo thành cụm động từ? Cho VD
- Các loại động từ? Cho VD
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-ngu-van-lop-6-tuan-16-nam-hoc-2018-2019-truong-thcs_GTWksUr6YM.jpg)
Ngày soạn: 20/11/2018 Tiết: 61 Tuần: 16 CỤM ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm của cụm động từ. - Lưu ý: HS đã học về động từ ở Tiểu học. 1. Kiến thức: - Cấu tạo của cụm động từ - Nghĩa của cụm động từ. - Chức năng ngữ pháp của cụm động từ. - Ý nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm động từ. 2. Kỹ năng: Sử dụng cụm động từ. 3. Thái độ: Khả năng phân biệt với cụm danh từ. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Soạn giáo án, SGK, CKTKN 2.Trò: Soạn bài, SGK. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p): - Động từ là gì? Khả năng kết hợp của động từ để tạo thành cụm động từ? Cho VD - Các loại động từ? Cho VD 3. Nội dung bài mới (33p): Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1(13p): Tìm hiểu cụm động từ - Đọc câu văn SGK, chúng được trích từ văn bản nào? - Thảo luận nhóm trả lời: Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho những từ nào? - Những từ ngữ được bổ sung thuộc loại từ nào? - Em thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng. - Tổ hợp từ trên gọi là gì? - Vậy theo em cụm động từ có cấu tạo như như thế nào? - Tìm VD về một cụm động từ - Đặt câu với cụm động từ vừa tìm được. - Nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa, hoạt động trong câu của cụm động từ so với động từ. - Em hãy lấy một ví dụ về cụm động từ? - Giáo viên chốt lại ý, gọi hs đọc ghi nhớ. - Học sinh đọc to, trả lời - Xác định các từ được bổ sung ý nghĩa: Đã bổ sung đi, nhiều nơi (đi), cũng (ra), những câu đố oái oăm để hỏi mọi người (ra). - Động từ - Làm theo hướng dẫn, nhận xét (câu văn không có nghĩa). - Trả lời - Cụm động từ - Tìm VD1: đi/ đã đi nhiều nơi. - VD2:Em/ đã đi nhiều nơi. - Học sinh thảo luận, rút ra nhận xét. - đã học thuộc bài rồi. - Đọc ghi nhớ I. Cụm động từ là gì? 1. Tìm hiểu các từ in đậm: Ví dụ: - đã đi nhiều nơi - cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. " là tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. 2. Nhận xét: VD:Em đã đi nhiều nơi. - Có ý nghĩa đầy đủ hơn. - Cấu tạo phức tạp hơn. - Hoạt động trong câu giống như một động từ. * Ghi nhớ (sgk) Hoạt động 2 (10p): Cấu tạo của cụm động từ - GV vẽ mô hình cấu tạo của cụm động từ - Gọi HS lên bảng điền các cụm động từ vào mô hình. - Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ ý nghĩa nào? - Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ ý nghĩa nào? - Giáo viên chốt lại kiến thức - Cụm động từ có mấy phần, cụ thể là những phần nào? - Phần nào trong mô hình là quan trọng nhất và không thể thiếu? - GV lưu ý về cấu tạo cụm ĐT có thể không đầy đủ. - Ghi nhớ - học sinh vẽ - 1 học sinh lên bảng. - Học sinh suy ngẫm trả lời - học sinh trả lời - Nghe - Trả lời - Trả lời - Nghe - Đọc ghi nhớ II. Cấu tạo của cụm động từ. Mô hình cấu tạo: Phần trước Phần T.T Phần sau đã học bài/xong * Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 3 (10p): Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1/SGK 148, 149 - Tìm các cụm động từ trong câu em vừa đọc. - Giáo viên nhận xét, sửa cho đúng. - Đọc yêu cầu bài SGK/149 - Điền các cụm động từ vào mô hình cụm động từ. - Đọc - 3 học sinh lên bảng làm - Quan sát, nghe, ghi chép - Đọc - Lên bảng điền vào cụm đgt. III. Luyệntập: Bài 1: a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà. b. yêu thương Mị Nương hết mực - muốn kén cho con.. c. đành nọ; có thì ; đi hỏi nọ Bài 2: Điền các cụm động từ vào mô hình cụm động từ. 4. Củng cố (3p): - Cụm động từ là gì? Cho VD - Cấu tạo của cụm động từ? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p) - Nhớ các đơn vị kiến thức về động từ. - Tìm cụm động từ trong một đoạn truyện đã học. - Đặt câu có sử dụng cụm động từ, xác định cấu tạo cụm động từ. - Học bài. - Soạn bài: Nhớ lại đề và xem lại dàn bài chuẩn bị tiết trả bài viết số 3. IV. Rút kinh nghiệm: - Thầy: - Trò:.. Ngày soạn: 20/11/2018 Tiết: 62 Tuần: 16 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể chuyện đời thường 2. Kĩ năng: - Giúp HS rút ra được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình. - Sửa những lỗi chính tả, diễn đạt. 3. Thái độ: Biết học tập những bài làm tốt, định hướng cho bài sau. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: CKTKN, Bài HS đã chấm, SGK, soạn giáo án. 2. Trò: Vở ghi, SGK III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Nội dung bài mới: (38p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1(18p): Nhắc lại đề, yêu cầu. - Yêu cầu hs đọc lại đề bài. - Kiểu văn bản? - Nội dung? - Mở bài của bài văn này cần trình bày những nội dung nào? - Trong phần thân bài cần kể những gì? - Theo em, để kể về người thân thì em sẽ kể những điều gì? - Khi kết bài cần phải viết nội dung gì cho phù hợp? - Đọc đề bài - Trả lời - Trả lời - Trình bày: Giới thiệu về người thân - Kể về người thân của em. - Thảo luận, phát biểu - Nêu nội dung cần trình bày trong Kết bài. I. Đề bài Kể về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) II. Yêu cầu của đề. 1. Kiểu bài: tự sự 2. Nội dung: Người thân của em. 3. Dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu khái quát về người thân mà em sắp kể. + Giới thiệu một đặc điểm nào đó của người thân để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. - Thân bài: + Giới thiệu một vài nét về về người thân (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng về ngoại hình, giọng nói, dáng đi,..) + Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu quan tâm, lo lắng cho mọi người trong gia đình,) + Riêng bản thân em có một kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thân ấy. + Tình cảm của em đối với người ấy ra sao? - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của mình đối với người thân và tình cảm gia đình thiêng liêng. Hoạt động 2 (20p): Nhận xét, sữa chữa lỗi và cho biết kết quả - Cho hs so sánh bài làm của mình với yêu cầu của đề bài. - Gv nêu những hiện tượng phổ biến. - Nêu ưu điểm , hạn chế, những lỗi điển hình yêu cầu hs sửa - Công bố kết quả chung của cả lớp. - Tuyên dương. - Gọi hs đọc bài hay, đoạn hay. -Thảo luận, phát hiện lỗi và sửa chữa - Nghe - Nghe - Nghe - Nghe - Đọc III. Sửa chữa lỗi Lỗi Sửa Rảnh rổi Rảnh rỗi Nôi theo Noi theo Khuông mặt Khuôn mặt Đặc biệc Đặc biệt IV. Kết quả THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp Từ 0 < 5 Từ 5 <7 Từ 7 <9 Từ 9- 10 So sánh với bài kiểm tra trước (từ 5 trở lên) Tăng % Giảm % 6A 6B 6C 6D Tổng 4. Củng cố (3p): GV nhắc lại một số vấn đề cơ bản của tiết trả bài. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): Chuẩn bị bài: Tính từ. IV. Rút kinh nghiệm: - Thầy: - Trò:.. Ngày soạn: 20/11/2018 Tiết: 63 Tuần: 16 TÍNH TỪ I. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm của tính từ. - Nắm được các loại tính từ. 1. Kiến thức: - Khái niệm tính từ: + Ý nghĩa khái quát của tính từ. + Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của tính từ). - Các loại tính từ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết tính từ trong văn bản. - Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. - Sử dụng tính từ trong nói và viết. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng tính từ. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Soạn giáo án, SGK, CKTKN 2. Trò: Soạn bài, SGK III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p): Vẽ mô hình cụm động từ? Lấy vd 3. Nội dung bài mới (33p): Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (18p): Đặc điểm của tính từ - Gọi HS đọc bài 1 - Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, tìm tính từ trong các câu trên. - Kể thêm một số tính từ khác mà em biết. - Hãy nêu ý nghĩa khái quát của chúng. - Vậy tính từ là gì? - Tính từ có khả năng kết hợp với những từ nào ở phía trước để tạo thành cụm tính từ? - Em hãy nhận xét về khả năng kết hợp của TT với các từ hãy, đừng, chớ. - Gọi HS cho VD về tính từà Đặt câu với TT đóà Xác định chức vụ ngữ pháp của TT trong câu đó. - Em hãy so sánh các đặc điểm trên giữa động từ và tính từ. - Gọi hs đọc ghi nhớ - Học sinh đọc - Tìm tính từ trong các câu trên. - To, cao, trắng, héo, - Nêu ý nghĩa khái quát. - Khái quát ý nghĩa của TT - Học sinh thảo luận, trả lời - Nhận xét - HS lấy VD để xác định chức năng ngữ pháp của tính từ - So sánh để thấy sự khác nhau. - Đọc ghi nhớ I. Đặc điểm của tính từ: 1. Ý nghĩa khái quát: - bé, oai. - nhạt, vàng tươi, vàng ối, vàng hoe, vàng lịm. à Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. 2. Đặc điểm ngữ pháp * Khả năng kết hợp: tươi đã đang sẽ cũng vẫn + Kết hợp tốt tạo cụm tính từ hãy đừng +tươi chớ Khả năng kết hợp hạn chế. * Chức vụ ngữ pháp: VD1: Nắng/ vàng hoe. CN VN VD2: Kiên trì/ là mẹ thành công. CN VN à Làm CN, VN. * Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 2 (15p): Các loại tính từ - Thảo luận nhóm: trong số các tính từ ở phần (1) vừa tìm được, những tính từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá) Tính từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ? - Có mấy loại tính từ chính? - Gọi HS đọc Ghi nhớ (2) GK/154 - Tìm TT trong truyện “Lợn cưới, áo mới” và phân loại chúng. - Học sinh xác định à trả lời - Trả lời - Đọc ghi nhớ Tìm TT trong truyện “Lợn cưới, áo mới” và phân loại chúng. II. Các loại tính từ: Tính từ Chỉ đặc điểm tương đối (kết hợp với từ chỉ mức độ) Chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ) bé, nhạt, oai. vàng hoe, vàng tươi, vàng ối, vàng lịm. * Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố (3p): Tính từ là gì? Có mấy loại tính từ? Đó là những loại nào? cho VD 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Học bài - Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của tính từ. - Chuẩn bị bài: Phần III, IV (Cụm TT và Luyện tập): + Mô hình cụm TT cùng tên gọi, ý nghĩa của mỗi phần. + Nhận biết các cụm TT và xếp chúng vào mô hình đúng vị trí. + Làm các bài tập. IV. Rút kinh nghiệm: - Thầy: - Trò:.. Ngày soạn: 20/11/2018 Tiết: 64 Tuần: 16 CỤM TÍNH TỪ I. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm của cụm tính từ. - Nắm được các loại cụm tính từ. 1. Kiến thức: Cụm tính từ: + Nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ. + Nghĩa của cụm tính từ. + Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ. + Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ 2. Kỹ năng: Sử dụng cụm tính từ trong nói và viết. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng cụm tính từ. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Soạn giáo án, SGK+ CKTKN 2. Trò: Soạn bài III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p): Tính từ là gì? Có mấy loại tính từ? Đó là những loại nào? cho VD 3. Nội dung bài mới (33p): Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1(15p): Cụm tính từ - KG: Vẽ mô hình cấu tạo của cụm tính từàĐiền các cụm tính từ vào mô hình cho phù hợp. - Em hãy tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước và phần sau của cụm tính từ. - Cho học sinh thảo luận: Những từ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm ý nghĩa nào? - Giáo viên chốt lại kiến thức - Phần nào trong mô hình là không thể thiếu? - GV lưu ý HS: cụm TT có thể không đầy đủ. - Em hãy lấy ví dụ một số cụm tính từ khác trong thực tế? - Gọi hs đọc ghi nhớ - 1 học sinh lên bảng tìm, dưới lớp làm vào vở, điền các cụm tính từ vào mô hình. - Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước và phần sau của cụm tính từ. - Học sinh thảo luận - Nghe - Trung tâm - Nghe - Rất đẹp. - 1 hs đọc ghi nhớ I. Cụm tính từ * Mô hình cấu tạo: Phần trước Phần TT Phần sau - vốn đã rất yên tĩnh - nhỏ - sáng lại vằng vặc ở trên không. * Ghi nhớ 3 (SGK) Hoạt động 2 (18p): Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 - Gọi hs lên bảng làm - Giáo viên nhận xét - Cho HS đọc yêu cầu bài 2 - Hướng dẫn hs làm - GV nêu yêu cầu của bài tậpà cho các em thảo luận nhóm - Trình bày - GV nhận xét. - Cho HS nhận xét về cách dùng DT, TT trong việc miêu tả cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá. - học sinh đọc - Lên bảng làm - Nghe - Học sinh đọc - 1 học sinh lên bảng làm - Thảo luận theo nhóm 4 HS - Trình bày - Nghe - Nhận xét về cách dùng danh từ, tính từ II. Luyện tập: Bài 1: - Sun sun như con đỉa - Chần chẫn như cái đòn càn.. Bài 2: Các từ láy và phép so sánh cái nhỏ bé với cái to lớnà tô đậm tính chất sai lầm của năm ông thầy bóià Hiểu biết hạn hẹp, chủ quan. Bài 3: Nhận xét: Việc dùng đgt, TT lần sau mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trướcà sự thay đổi thái độ từ hiền hòa đến thịnh nộ của cá vàng trước đòi hỏi quá quắt của mụ vợ. Bài 4: Cách dùng TT: - sứt mẻà mớià sứt mẻ - lều nátànhà đẹpàlâu đài to lớnàcung điện nguy ngaàtúp lều nát ð nghèo khổ à tươi đẹp à nghèo khổ. 4. Củng cố (3p): Hãy nêu cấu tạo của cụm TT. Cho VD điển vào mô hình. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ. - Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học. - Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu. - Học bài - Làm bài còn lại. - Chuẩn bị bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. IV. Rút kinh nghiệm: - Thầy: - Trò:..
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_16_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.docx