Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I .Mục tiêu:  

 1. Kiến thức

 - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan (có 4 liên kết đơn).

 - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của metan (phản ứng thế đặc trưng).

 - Trạng thái, ứng dụng của metan.

 2. Kỹ năng: 

- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế để rút kết luận

- Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn

- Phân biệt khí metan với một vài khí khác, tính % khí CH4 trong hỗn hợp.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học

II.  Chuẩn bị:  

- Thầy: Mô hình cấu tạ phân tử hợp chất hữu cơ 

  -  Trò: Tìm hiểu trước về cấu tạo phân tử metan. 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp: (1p) 

        Kiểm tra sĩ số                                           

 2. Kiểm tra bài cũ: (5 p) 

  Viết công thức cấu tạo của các chất C2H6, C2H6O và CH4 

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn :	14/01/2019	
Tiết :	45; Tuần : 24
	 BÀI 36: ME TAN 
 CTPT: CH4 
 PTK: 16 
I .Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan (có 4 liên kết đơn).
 - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của metan (phản ứng thế đặc trưng). 
 - Trạng thái, ứng dụng của metan. 
 2. Kỹ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế để rút kết luận
- Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn
- Phân biệt khí metan với một vài khí khác, tính % khí CH4 trong hỗn hợp.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Mô hình cấu tạ phân tử hợp chất hữu cơ 
 - Trò: Tìm hiểu trước về cấu tạo phân tử metan. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: (1p) 
 Kiểm tra sĩ số	
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 p) 
 Viết công thức cấu tạo của các chất C2H6, C2H6O và CH4 
 3. Nội dung bài mới: 32p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1: (5p) Tìm hiểu trạng thái tự nhiên- tính chất vật lý
Giới thiệu CTPT và yêu cầu HS tính PTK của metan
 Thông báo trạng thái tự nhiên
(trong bùn ao: Nơi có nhiều lá cây họai mục có nhiều khí metan). Ở miền Bắc có mỏ khí metan ở tỉnh Thái Bình.
Em có nhận xét gì về trạng thái tự nhiên của khí metan?
 Giảng giải: quá trình phân giải các chất hữu cơ sinh ra khí metan. 
Em có nhận xét gì về trạng thái, màu sắc, mùi vị, tỉ khối so với không khí của khí metan?
 (HS- Y)
 d= , ít tan trong nước =>Có thể thu khí metan bằng cách nào?
Nhận xét và kết luận
 Đọc thông tin SGK - Tr109 
Trả lời câu hỏi
 Quan sát khí metan rồi nêu tính chất vật lí 
Metan là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước 
- Thu khí metan bằng cách đẩy nước
I. Trạng thái tự nhiên- tính chất vật lý:
1. Trạng thái tự nhiên:
 Metan có trong khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí mỏ than, bùn ao, biogas.
2. Tính chất vật lí:
 Metan là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước. 
*Hoạt động 2: (5p) Tìm hiểu cấu tạo phân tử metan
 Cho HS quan sát mô hình phân tử metan ở dạng đặc và rỗng- giải thích. 
Thông báo nguyên tử H có 1 hóa trị liên kết với 1 hóa trị của C tạo thành 1 liên kết - liên kết này gọi là liên kết đơn. - Vậy phân tử metan có mấy liên kết đơn? (HS- k – G)
-Giới thiệu dãy đồng đẳng metan. 
CTPT chung: CnH2n + 2
CH4: metan; C2H6: etan 
C3H8: propan; C4H10: butan
C5H12: pentan
Nhận xét, kết luận	
 Lên bảng viết công thức cấu tạo
- 4 liên kết đơn
II. Cấu tạo phân tử : 
 - CTCT: 
- §Æc ®iÓm: Trong ph©n tö metan cã bèn liªn kÕt ®¬n. 
*Hoạt động 3: (17p) Tìm hiểu tính chất hóa học metan
 Làm TNo. Hướng dẫn HS quan sát. 
- Thu được sản phẩm nào? Vì sao?
- Gọi HS viết PTHH
 Phản ứng trên tỏa rất nhiều nhiệt (nên được dùng làm nhiên liệu) và là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất khi tỉ lệ gồm 1 thể tích metan và 2 thể tích oxi 
 Thông báo đây là nguyên liệu gây ra các vụ nổ hầm lò.
 Nêu tính chất hóa học của CH4
- Thu được: 
+ Khí CO2 (Khí này làm vẩn đục nước vôi trong
+ Hơi nước (vì có những giọt nước bám lên thành ống nghiệm)
III. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)
- Thí nghiệm: 
- Nhận xét: Metan cháy tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước
CH4 +2O2 t0 CO2+ 2H2O
 Biểu diễn thí nghiệm:
- Gọi HS nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH.
- Thông báo đặc trưng của liên kết đơn là phản ứng thế. Lấy ví dụ của C2H6
C2H6 +Cl2 C2H5Cl + HCl 
* Lưu ý: 
- Phản ứng thế của kim loại với axit tách ra đơn chất khí H2.
- Phản ứng thế của metan là tách ra hợp chất khí HCl => phản ứng thế là gì?
Nhận xét, kết luận
 QS thí nghiệm 
- Nêu hiện tượng và giải thích 
+ Màu vàng nhạt của clo mất đià chứng tỏ có PƯHH
+ Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ à sản phẩm sinh ra tan trong nước tạo thành dd axit
 Nguyên tử hiđro được thay thế bởi một nguyên tử clo, vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế.
2. Tác dụng với clo
- Thí nghiệm: 
- Nhận xét: Metan đã phản ứng với clo khi có ánh sáng. 
 H
H C H + Cl – Cl ánh sáng
 H H
 H C Cl + HCl
 H
ViÕt gän: 
CH4+Cl2CH3Cl + HCl 
 Metyl clorua 
Phản ứng trên là phản ứng thế 
* Hoạt động 4: (5 p) Tìm hiểu ứng dụng của metan
HS- K- G: Giới thiệu cách điều chế khí metan
+ Từ tính chất hoá học, Hãy cho biết có thể ứng dụng metan vào những lĩnh vực gì?
- Ngoài ra CH4 cũng là nguyên liệu trong công nghiệp.
GDMT: Khí metan được sử dụng trong cuộc sống tạo thành khí CO2 gây hại môi trường.
Nhận xét, kết luận
Căn cứ tính chất hóa học à nêu ứng dụng
Nghe
IV. Ứng dụng:
- Làm nguyên liệu để điều chế hiđro.
- Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác. 
 4. Củng cố (5p) 
HS đọc phần kết luận, phần “Em có biết”
Làm bài tập : 1, 3 SGK – Tr 115
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà: 2p
 - Học bài, làm bài tập 2,4 trang 116
- Chuẩn bị nội dung bài sau: Bài 37: Etilen
IV. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :	15/01/2019
Tiết :	46; Tuần : 24 
Bài 37: ETILEN
CTPT: C2H4
PTK: 28
I.Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan (có chứa liên kết đôi).
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của etilen (phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp đặc trưng). 
- Biết trạng thái, ứng dụng của etilen. 
 2. Kỹ năng: 
- Quan sát mô hình, thí nghiệm rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen
- Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn
- Phân biệt khí etilen với khí metan bằng phương pháp hóa học, tính % về thể tích của khí etilen trong hỗn hợp hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Mô hình cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ. 
 	 Bộ mô hình phẳng cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ. 
	 Thí nghiệm của etylen tác dụng với brom. 
 - Trò: đọc trước nội dung bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
 1. Ổn định lớp: (1p):
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 p) 
 Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học metan và viết phương trình phản ứng? 
 3. Nội dung bài mới: 32p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1: (5p) 
 Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 117, trả lời câu hỏi.
Nêu tính chất vật lí của etilen, so sánh tính chất này với khí metan? 
- Cách thu khí etilen trong phòng thí nghiệm như thế nào?
- Khí etilen nặng hay nhẹ hơn không khí?
(Hướng dẫn HS-Y)
Nhận xét, kết luận
 Đọc thông tin à trả lời 
- Đẩy nước
- Do detilen/kk= 28/29 nên etilen nhẹ hơn không khí
I. Tính chất vật lý:
- Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước. Nhẹ hơn không khí. 
 d = 28 / 29
*Hoạt động 2: (7p) Tìm hiểu Công thức cấu tạo của etilen
- Cho HS lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử.
 Thông báo trong phân tử etylen mỗi nguyên tử cacbon có hai hóa trị liên kết với hai nguyên tử hiđro, hai hóa trị còn lại của các nguyên tử cacbon liên kết với nhau - Liên kết này gọi là liên kết đôi, kém bền. 
HS- K- G: Dãy đồng đẳng có CTPT chung là CnH2n
VD: C2H4, C3H6. 
- Hướng dẫn HS dự đoán tính chất hóa học của etilen
Nhận xét, kết luận
- Lắp ráp theo nhóm
Viết công thức cấu tạo
II. Công thức hóa học :
 - CTCT: H H
 C = C 
 H H
Viết gọn: CH2 = CH2 
- Đặc điểm: Trong phân tử etylen có một liên kết đôi kém bền, liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học. 
*Hoạt động 3: (15phút) Tìm hiểu tính chất hóa học của etilen.
 Thông báo tương tự như metan, etilen khi đốt cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và tỏa nhiệt.
Nhận xét, kết luận
Viết PTHH 
III. Tính chất hóa học:
1. Etilen có cháy không? 
C2H4(k)+3O2(k) 2CO2(k)
 + 2H2O(h) 
 Làm thí nghiệm cho HS quan sát.
Quá trình phản ứng xảy ra: Liên kết kém bền trong phân tử etilen đứt ra và mỗi phân tử etilen liên kết thêm với một nguyên tử brôm. Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng.
Ngoài phản ứng cộng với brôm, etilen còn tham gia phản ứng cộng với nhiều hợp chất khác: Hiđro, clo, axit clohiđric.
Viết phương trình phản ứng minh họa.
Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng cho những phân tử hữu cơ có liên kết kém bền 
(HS – K-G)
 VD: C3H6 + Br2 à C2H6Br2
Quan sát thí nghiệm àNêu hiện tượng, nhận xét
Viết PTHH
2. Etilen có làm mất màu dung dịch nước brom không? 
- Thí nghiệm: 
- Nhận xét: Etilen đã phản ứng với brom trong dung dịch
H H
 C = C + Br – Br à 
H H 
 H H
Br C = C Br 
 H H
 Viết gọn: 
CH2= CH2 + Br -Br à 
 Br-CH2 -CH2 -Br 
 Đibrom etan 
+ Phản ứng trên là phản ứng cộng. 
+ Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng cho liên kết đôi (liên kết kém bền). 
 Giải thích: Trong phân tử C2H4 liên kết kém bền bị đứt ra, khi đó các phân tử etilen kết hợp với nhau và cứ như vậy tạo thành phân tử mới
=> Phản ứng trùng hợp
Nghe
3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không? 
 CH2=CH2 + CH2=CH2 + CH2=CH2 +... Xúc tác 
 áp suất, to
- CH2- CH2- CH2- CH2- 
Polietilen (PE) 
=> Phản ứng trùng hợp
*Hoạt động 4: (5p) Tìm hiểu ứng dụng Etilen
 Giới thiệu PTHH điều chế khí C2H4 :
- Phản ứng tách H2
C2H6 C2H4 + H2
C2H2 + H2 C2H4
 Nêu ứng dụng của etilen?
Nhận xét, kết luận
 Quan sát sơ đồ, kết hợp tính chất hóa học à nêu ứng dụng
IV. Ứng dụng:
 Etilen là nguyên liệu điều chế nhựa (PE) poli(vinyl clorua) (PVC), rượu etylic, axit axetic, kích thích quả mau chín, Đicloetan.
4. Củng cố (5p) 
Đọc phần kết luận và mục “ECB”
Yêu cầu HS trả lời nội dung bài tập 2- tr 119
Hướng dẫn làm bài tập : 3, 4 SGK – Tr 119
5. Hướng dẫn học sinh tự học,làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà: (2p) 
 - Học bài, làm bài tập 1, 3, 4 sgk trang119
 - Xem trước bài 38: Axetilen
IV. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt tuần 24
Ngày: / / 2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc