Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được vị trí tương đối của hai đường tròn, Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính và các bán kính của hai đường tròn.
2. Kỹ năng: biết xác định từng vị trí tương đối của hai đường tròn thông qua hệ thức. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình trong từng vị trí tương đối và vẽ được tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Nêu được một số tình huống thực tế về hình ảnh của tiếp tuyến chung.
3. Thái độ: nghiêm túc, tự giác, cẩn thận chính xác khi vẽ hình và trình bày chứng minh.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Giáo án, SGK, phấn màu, thước thẳng, com pa.
- Trò: Chuẩn bị bài và dụng cụ học tập.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
1) Nêu ba vị trí tương đối của đường tròn.
2) Phát biểu tính chất đường nối tâm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần 17. Ngày soạn: 19/11/2017 Tiết 33 §8. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN. (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được vị trí tương đối của hai đường tròn, Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính và các bán kính của hai đường tròn. 2. Kỹ năng: biết xác định từng vị trí tương đối của hai đường tròn thông qua hệ thức. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình trong từng vị trí tương đối và vẽ được tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Nêu được một số tình huống thực tế về hình ảnh của tiếp tuyến chung. 3. Thái độ: nghiêm túc, tự giác, cẩn thận chính xác khi vẽ hình và trình bày chứng minh. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, SGK, phấn màu, thước thẳng, com pa. - Trò: Chuẩn bị bài và dụng cụ học tập. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) 1) Nêu ba vị trí tương đối của đường tròn. 2) Phát biểu tính chất đường nối tâm. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Hệ thức giữa đoạn nối tâm và bán kính (15 phút) - Gv qui ước xét 2 đtr (O, R) và (O’, r); ( R r) GV đưa hình vẽ 90 sgk lên bảng - Gv em có nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm và các bán kính R, r Gv cho HS nêu hệ thức - Khi nào thì hai đường tròn tiếp xúc nhau? - Gv hướng dẫn Hs quan sát hình - GV hỏi tiếp điểm và 2 tâm của hai đường tròn quan hệ với nhau như thế nào? - Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì đoạn OO’quan hệ như thế nào với 2 bán kính? - Khi tiếp xúc trong thì như thế nào? - GV đưa hình 93 sgk lên bảng - Nếu (O) và (O’) ở ngoài nhau thì đoạn nối tâm OO’ so với R + r, như thế nào? Tương tự với trường hợp đựng nhau; đồng tâm - GV yêu cầu hs đọc bảng tóm tắt sgk /121 - HS nhận xét tam giác OAO’ có OA - O’A < OO’ < OA + O’A (bđt tam giác ) HS nêu hệ thức - Hs trả lời hai đường tròn tiếp xúc khi chúng chỉ có một điểm chung - Hs trả lời tiếp điểm và 2 tâm cùng nằm trên một đường thẳng - Hs trả lời tiếp xúc ngoài thì A nằm giữa O và O’ - Hs trả lời tiếp xúc trong thì O’ nằm giữa A và O - Hs suy nghĩ trả lời - Hs đọc bảng tóm tắt sgk /121 1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính: a) Hai đường tròn cắt nhau ?1. OA - O’A < OO’ < OA + O’A (bất đẳng thức tam giác ) Tức là: R- r < OO’< R + r b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau OO’ = R + r OO’ = R - r c) Hai đường tròn không giao nhau + Ngoài nhau: OO’ > R + r + Đựng nhau: OO’ < R – r + Đồng tâm OO’ = 0 * Bảng tóm tắt: SGK/121 - Hai đường tròn cắt nhau: R – r < OO’< R + r - Hai đường tròn tiếp xúc nhau: + OO’= R+ r + OO’= R – r > 0 - Hai đường tròn không giao nhau: + Ngoài nhau: OO’ > R + r + Đựng nhau: OO’ < R – r + Đồng tâm OO’=0 Hoạt động 2: Tiếp tuyến chung của hai đường tròn (18 phút) GV đưa hình 95; 96 sgk lên bảng giới thiệu. Hình 95 có d1; d2 tiếp xúc với cả hai đtr ta gọi là tiếp tuyến chung ngoài của 2 đường tròn. Hình 96 có tiếp tuyến chung trong của hai đường tròn? - Các tiếp tuyến chung ở hai hình trên đối với đoạn nối tâm OO’ khác nhau thế nào ? - Gv giới thiệu tiếp tuyến chung trong, ngoài - Yêu cầu HS làm ?3 - GV đưa hình 98 sgk lên bảng giải thích từng hình - HS tiếp nhận và quan sát - Tiếp tuyến chung ngoài ở hình 95 không cắt đoạn nối tâm. Hình 96 hai tiếp tuyến chung trong cắt đoạn nối tâm - HS làm ?3 - HS lấy một số VD có liên quan đến vị trí của 2 đtr + Đĩa và líp xe đạp 2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn OO’ > R + r d1 và d2 là tiếp tuyến chung ngoài (O) ngoài nhau (O’): OO’ > R + r m1 và m2 là tiếp tuyến chung trong (cắt OO’) ?3. - Hình 97a: Tiếp tuyến chung ngoài d1 và d2, tiếp tuyến chung trong m. - Hình 97b: Tiếp tuyến chung ngoài d1 và d2. - Hình 97c: Tiếp tuyến chung ngoài d - Hình 97d: không có tiếp tuyến chung. 4. Củng cố: (3 phút) - Gv treo bảng phụ ở bài tập 35/122 sgk, yêu cầu hs suy nghĩ điền vào chỗ trống Chú ý: yêu cầu hs vận dụng các hệ thức liên hệ để tìm ra vị trí 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - GV hệ thống chốt lại kiến thức chính của bài, nhấn mạnh khái niệm và định lý về tiếp tuyến của đường tròn - Học và nắm chắc ba vị trí của đường thẳng và đường tròn. Làm các bài tập 36, 37 sgk - Chuẩn bị thước thẳng, compa, cho tiết sau luyện tập IV. RÚT KINH NGHIỆM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần 17 Ngày soạn: 19/11/2017 Tiết 34 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: củng cố các kiến thức tiếp tuyến và ba vị trí tương đối của hai đường tròn. 2. Kỹ năng: Có kỹ năng nhận biết các vị trí tương đối của hai đường tròn. Vận dụng để giải một số bài tập. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, cẩn thận chính xác khi vẽ hình. II. CHUẨN BỊ: Thầy: Thước thẳng, compa, phấn màu. Trò: Thước thẳng, compa. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn? Viết các hệ thức liên hệ giữa d và R trong từng trường hợp? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Bài tập 38, 39/123 (20 phút) Bài 38 sgk GV đưa đề bài và hình vẽ lên bảng Có các đtr (O’; 1cm) tiếp xúc ngoài (O; 3cm) thì OO’ = ? - Vậy tâm O’ nằm trên đường nào? Có các đtr (I; 1cm) tiếp xúc trong (O; 3cm) thì OI =? - Vậy tâm I nằm trên đường nào? Bài 39 sgk/123 - Gv gọi Hs lên bảng thực hiện. - GV hướng dẫn HS thực hiện a) Chứng minh BÂC = 900 - GV gợi ý áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau b) Tính số đo góc OIO’ - Vận dụng t/c hai tiếp tuyến cắt nhau và hai góc kề bù c) Tính BC biết OA = 9cm, O’A = 4cm GV: hãy tính IA - OO’= R + r = 4cm O’ nằm trên đtr (O; 4cm) - OI = R – r = 2cm Tâm I nằm trên đường tròn (O; 2cm) - Hs lên bảng thực hiện. - HS vẽ hình theo sự hướng dẫn của GV - HS nhắc lại tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau HS vận dụng c/m - Một hs đứng lên trả lời HS vận dụng hệ thức lượng để tính Bài 38 * Các đtr (O’; 1cm) tiếp xúc ngoài (O; 3cm) thì OO’= R + r = 3 + 1= 4 Vậy Tâm O’ nằm trên đtr (O; 4cm) * Các đtr (I; 1cm) tiếp xúc trong (O; 3cm) thì OI = R – r = 3 - 1= 2cm Tâm I nằm trên đườngtròn (O; 2cm) Bài 39 sgk a) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: IB = IA; IC = IA => IA = IB = IC = => ABC (Â = 900) vì có trung tuyến AI = b) Có IO là phân giác , có IO’là phân giác (theo t/c hai tiếp tuyến cắt nhau ). Mà kề bù với => = 900 c) Trong tam giác vuông OIO’ có IA là đường cao => IA2 = OA.AO’(hệ thức lượng trong tam giác vuông) IA2 = 9.4 => IA = 6cm => BC = 2.IA = 12cm Hoạt động 2: Bài tập 40/123 ( 15 phút) Bài 40 sgk/123 Bài toán đố GV hướng dẫn HS xác định chiều quay của các bánh xe tiếp xúc nhau: Nếu 2 đường tròn tiếp xúc ngoài thì hai bánh xe quay theo hai chiều khác nhau - Nếu hai đường tròn tiếp xúc trong thì hai bánh xe quay cùng chiều - GV vẽ chiều quay minh họa của từng bánh xe - GV hướng dẫn HS đọc phần vẽ chắp nối trơn - HS theo dõi và tiếp thu - HS vẽ chiều quay của từng bánh xe - Kết quả: Bài 40 sgk/123 Bài toán đố Giải + Hình 99a; 99b hệ thống bánh răng chuyển động được + Hình 99c hệ thống bánh răng không chuyển động được 4. Củng cố: (3 phút) Gv: Y/c hs nhắc lại: - Dấu hiệu nhận biết các tiếp tuyến của đường tròn. - Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau. Các vị trí tương đối của hai đường tròn. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Xem lại các bài tập đã sửa. - Soạn câu hỏi phần ôn tập chương II. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ký duyệt
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_9_tuan_17_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc