Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
I. MỤC TIÊU
1. kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về tứ giác; kiến thức về diện tích đa giác
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức về tứ giác để giải toán.
- Tính được diện tích đa giác
- Rèn luyện kỹ năng phân tích đề để tìm tòi lời giải
3. Thái độ: Cẩn thận, lập luận có căn cứ
II. CHUẨN BỊ:
*Thầy: Thước
*Trò: Ôn tập chương I hình học 8
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( phút)
3. Nội dung bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 28/11/2018 Tuần: 17 Tiết 30. ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU 1. kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về tứ giác; kiến thức về diện tích đa giác 2. Kỹ năng: - Vận dụng các kiến thức về tứ giác để giải toán. - Tính được diện tích đa giác - Rèn luyện kỹ năng phân tích đề để tìm tòi lời giải 3. Thái độ: Cẩn thận, lập luận có căn cứ II. CHUẨN BỊ: *Thầy: Thước *Trò: Ôn tập chương I hình học 8 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( phút) 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tính đại lượng, chứng minh và tìm điều kiện (35 phút) - Nêu đề bàiA B C I M N - Phân tích bài toán, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học vẽ hình. - Theo dõi HS vẽ hình và nhắc nhở các sai sót - Nêu cách chứng minh tứ giác AIMN là hình chữ nhật? Gợi ý: - Theo đề bài ta biết được gì? Từ M, N, I lần lượt là trung điểm của BC, AC và AB ta suy ra được gì? Vì sao? - Tứ giác AIMN là hình gì? Vì sao? - GV lập sơ đồ phân tích đi lên, YCHS lên bảng giải. - Theo dõi, nhận xét, củng cố kiến thức liên quan - Vận dụng kiến thức nào để tính BC? - Gọi HS lên bảng giải - YCHS giải câu c. - Nhận xét, củng cố kiến thức - HS tìm hiểu đề bài, vẽ hình và tóm tắt GT, KL - Từng HS thực hiện theo hướng dẫn - HS thảo luận, nêu cách chứng minh câu a - HS nêu được MN, MI là đường trung bình của ∆ABC nêu MI // AN và AI // MN - Tứ giác AIMN là hình chữ nhật vì có các cạn đối song song và có 1 góc vuông - Từng HS làm bài Tb-K: lên bảng giải - Lớp theo dõi, nhận xét - HS nêu được vận dụng định lý Pytago tính BC, vận dụng tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông tính AM Tb-Y: lên bảng giải HSK tìm điều kiện và giải thích Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A. Có AB = 3cm, AC = 4cm. Gọi I, M, N lần lượt là trung điểm của AB, BC, AC. a) Chứng minh tứ giác AIMN là hình chữ nhật và tính diện tích của nó. b) Tính độ dài đoạn BC và AM. c) Tam giác vuông ABC có thêm điều kiện gì thì AIMN là hình vuông? Giải a) Ta có M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC, nên MN là đường trung bình ∆ABC MN // AB, MN = ½ AB nên MN // AI, MN = 1,5cm C/m tương tự có MI // AN và MI = 2,5cm Từ giác AIMN là hình bình hành. Lại có , nên hình bình hành AIMN là hình chữ nhật SABCD = AI.AN = 3cm2 b) Áp dụng định lý Pytago cho ∆ABC vuông tại A, ta có BC2 = AB2 + AC2 = 52 BC = 5cm Ta có AM là đường trung tuyến của ∆ABC vuông tại A, nên AM = ½ BC = 2,5cm c) Nếu ∆ABC vuông cân tại A thì hình chữ nhật AIMN là hình vuông. Hoạt động 2: Diện tích (10 phút) - Muốn tính diện tích của tam giác ta vận dụng công thức nào? - Theo đề bài ta đã biết điều gì - Gợi ý HS kẻ đường cao AH và tính AH - GV theo dõi à uốn nắn các sai sót - HS nêu các công thức tính diện tích của tam giác - HS tìm hiểu đề bài để trả lời - HS vận dụng định lý Pytago tính AH rồi tính diện tích tam giác ABC Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = 13cm , BC = 10cm. Tính diện tích tam giác. Giải: Kẻ đường cao AH. T có AH cũng chính là đường trung tuyến của ∆ABC nên BH = HC = 5cm Áp dụng định lý Pitago cho ∆AHB vuông tại H, ta có HA2 = AB2 – BH2 = 144 AH = 12cm Vậy diện tích ∆ABC là S = ½ BC.AH = 60cm2 4. Củng cố:( phút) Củng cố thông qua bài tập 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Giải bài tập 5, 6 trong đề cương Hướng dẫn: Vận dụng tính chất đối xứng, tính chất đường trung bình trong tam giác Chuẩn bị bài mới: Ôn tập học kỳ 1 – Làm các bài tập trong đề cương IV. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Duyệt của tổ trưởng tuần 17 Ngày . Trương Thị Ngọc Tiếng ................................................................................................................................................................................................ A B C I M N Cho hình bình hành ABCD có AB = 2 CD. Gọi E, F thứ tự là trung điểm của AB và CD. a) Các tứ giác AEFD, AECF là hình gì? b) Gọi M là giao điểm của AE và DF, N là giao điểm của BF và CE. Chứng minh tứ giác EMFN là hình chữ nhật.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_17_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_t.doc