Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

             - Biết được  các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón.

            - Tích hợp môi trường

  2. Kỹ năng:

             - Phân biệt được các loại phân bón và biết cách sử dụng từng loại phân bón phù hợp  với từng loại đất và từng loại cây.

    3. Thái độ: Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như  thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón.

II. CHUẨN BỊ:

  - Thầy:                   + Hình 6 trang 17 SGK phóng to.

                                   + Bảng phụ, phiếu học tập.

  - Trò:                      + Xem trước bài 7. Tìm hiểu ở địa phương thường sử dụng những loại phân bón nào?

     III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

  1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

  2. Kiểm tra bài cũ: (3’)   Vì sao phải cải tạo đất trồng?

       - Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?

doc 6 trang Khánh Hội 15/05/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 3 - Tiết: 5 Ngày soạn: 13 /8/2018
BÀI 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón.
 - Tích hợp môi trường
	2. Kỹ năng:
	- Phân biệt được các loại phân bón và biết cách sử dụng từng loại phân bón phù hợp với từng loại đất và từng loại cây.
 	 3. Thái độ: Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón.
II. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: 	+ Hình 6 trang 17 SGK phóng to.
	 + Bảng phụ, phiếu học tập.
	- Trò: 	+ Xem trước bài 7. Tìm hiểu ở địa phương thường sử dụng những loại phân bón nào?
 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 	Vì sao phải cải tạo đất trồng?
 - Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
	3. Nội dung bài mới:
	Người ta nói rằng phân bón là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất trồng trọt. Vậy phân bón là gì và nó có tác dụng như thế nào đối với cây trồng? Để biết được điều này ta sẽ nghiên cứu bài 7.
HĐ của thầy
HĐ của trò
NDcơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu về phân bón ( 19’)
I. Phân bón là gì?
- YC HS đọc mục I 
+ Phân bón là gì?
+ Trong phân bón sẽ chứa những chất gì?
* GV: ngoài các chất trên , còn có nhóm các nguyên tố vi lượng như: Cu, Fe, Zn,
+ Người ta chia phân bón ra làm mấy nhóm chính?
+ Phân hcơ gồm những loại nào?
+ Phân h2 gồm những loại nào?
+ Phân vi sinh gồm những loại nào?
- HSG: trình bày cách sử dụng phân vi sinh phù hợp với mục đích sử dụng
- YC (HSG-K) thảo luận để hoàn thành bảng. (TB,Y) GV hướng dẫn
- HS đọc mục I và trả lời:
à Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng.
à Trong phân bón có chứa các chất dd đó là đạm, lân, kali.
- Học sinh lắng nghe.
à Phân bón chia làm 3 nhóm chính: phân hcơ, hh, vi sinh.
à Gồm: phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn và khô dầu.
à Gồm: phân lân, đạm, kali, phân đa lượng, phân vi lượng.
à Gồm: phân bón có chứa VSV chuyển hóa đồng, VSV chuyển hóa lân.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm phân bón là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh.
HĐ Của thầy
HĐ Của trò
Nội dung cơ bản
Nhóm phân bón
Loại phân bón
Phân hữu cơ
Phân hóa học
Phân vi sinh
- Giáo viên nhận xét.
- Tiểu kết, ghi bảng.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu nêu được:
+ Phân hữu cơ: a, b, e, g, k,l,m.
+ Phân hóa học: c, d, h, n.
+ Phân vi sinh: l
- Học sinh ghi bài.
HĐ 2: Tác dụng của phân bón. ( 17’)
II. Tác dụng của phân bón:
- YC HS Qsát hình 6 
+Hãy cho biết mối quan hệ giữa phân bón, đất và năng suất cây trồng và chất lượng nông sản?
+Thế nào là bón phân hợp lý?
- (HSG-K) Bón phân không hợp lý sẽ dẫn đến điều gì?
ðTHBVMT: Bón phân quá liều lượng cũng ÔNMT đất và làm cho đất xấu đi không có lợi cho cây
- Quan sát hình và trả lời:
à Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
à Là bón đúng liều lượng, đúng chủng loại, cân đối giữa các loại phân.
àCó thể làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng
(HSG-K) trả lời, hướng dẫn (HS Y)
- Phân bón làm tăng độ phì nhiều của đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản.
- Bón phân hóa học quá nhiều, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân thì năng suất cây trồng không tăng mà còn giảm.
 4. Củng cố: (2’)
Làm bài tập:Chọn câu trả lời đúng: (HSG-K)
Phân bón có 3 loại:
2) Phân bón có tác dụng:
Phân xanh, đạm, phân vi lượng.
Phân đạm, phân lân, phân kali.
 Phân chuồng, hóa học, phân xanh.
d. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
Đáp án: 1.d	2.c
Tăng sản lượng và c/lượng nông sản.
Tăng các vụ gieo trồng trong năm.
c. Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng độ phì nhiêu của đất.
d. Cả 3 câu trên
BT: câu nào đúng nhất. (HS yếu)
Phân bón gồm 3 loại:
 a. Cây xanh, đam, vi lượng.
 b. Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh.
 c. Phân hữu cơ, phân hóa học , phân vi sinh.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 3’)
 Đọc mục “có thể em chưa biết”
	- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 8.
 - Chuẩn bị mỗi nhóm: than đốt cháy, muỗng, kẹp gắp than, phân hóa học, xà bông, khăn lau.
IV. Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................
Tuần: 3 - Tiết: 6	Ngày soạn: 13 / 8 /2018
Bài 8: THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Phận biệt được một số loại phân hóa học thông thường.
 - Nhận dạng đc một số loại phân vô cơ thương dùng bằng phương pháp hòa tan trong nước.
2. Kỹ năng:
Kèn kỹ năng quan sát, thực hành và thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
	- Có ý thức cẩn thận trong thực hành và đảm bảo an toàn trong thực hành.
- Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: 
* Thầy: Chuẩn bị cho 4 nhóm.
 Mỗi nhóm: 	+ 1 mẫu báo cáo kết quả.
	+ 4 lọ đựng 4 mẫu phân hóa học thường dùng trong nông nghiệp.
	+ 1 đèn cồn.	+ kẹp gắp than.
	+ 1 ly đựng nc.	 + Ống nhỏ giọt (có thể thay bằng ống hút).
 * Trò: Đọc bài ở nhà.	+ Kẻ sẵn bảng kết quả ở bài 8.
	+ Chuẩn bị mỗi nhóm: 1 ống quẹt, 1 chai nước, 1 khăn lau.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (3’)
	- Phân bón gồm mấy nhóm chính, kể tên?
	- Phân hóa học gồm những loại phân nào?
3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Những công việc chuẩn bị (5’)
I. Chuẩn bị :
YC HS nhắc lại những công việc cần chuẩn bị và để những dụng cụ lên bàn để GV k/tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS
- Nhắc lại những công
 việc chuẩn bị
- Để dụng cụ lên bàn 
HĐ 2: Tổ chức thực hiện qui trình (31’)
II. Qui trình thực hành:
* Chia nhóm học sinh
GV thao tác mẫu: vừa thao tác vừa giới thiệu qui trình
- Quan sát GV làm mẫu 
- Nhận dụng cụ. 
1.Phân biệt nhóm phân bón 
hòa tan và nhóm ít hoặc không hòa tan.
- Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô vào ống nghiệm. 
- Cho 10 – 15 ml nước sạch vào lắc mạnh trong 1 phút. 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 2: Tổ chức thực hiện qui trình (31’)
II. Qui trình thực hành:
- Phát dụng cụ cho từng nhóm 
- GV quan sát, nhắc nhở uốn nắn kịp thời những thao tác khó HS làm còn lúng túng.
(HS yếu) Hướng dẫn HS làm thực hành và hướng dẫn Hs rút ra kết luận → làm bài thu hoạch
- HS tự thao tác thực
 Hành theo nhóm.
- Ghi chép kết quả thực hành của nhóm vào bảng HS kẻ sẵn ở nhà để viết báo cáo.
(HSG-K)tự làm thực hành rút ra kết luận báo cáo kết quả
 - Để lắng 1, 2 phút quan sát mức độ hòa tan.
èNếu hòa tan: đó là phân đạm
Và phân ka li, không hoặc ít hòa tan: đó là Phân lân và vôi.
2. Phân biệt nhóm phân bón 
hòa tan
* Đốt than trên ngọn lửa đèn cồn bằng đĩa chịu nhiệt.
- Lấy một ít phân khô bỏ lên đĩa chịu nhiệt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn
è Nếu có mùi khai đó là phân Đạm. Nếu không có mùi khai đó là phân ka li. 
3. Phân biệt nhóm ít hoặc không hòa tan: 
* Quan sát màu sắc:
 - Nếu có màu nâu, nâu sẫm
hoặc trắng xám đó là phân lân.
- Nếu có màu trắng, dạng bột đó là vôi.
- Yêu cầu HS làm bài thu hoạch
- Làm bài báo cáo thu hoạch theo hướng dẫn của GV
III/ Đánh giá kết quả.
 HS làm bài thu hoạch: Điền kết quả thực hành vào bảng mẫu SGK
	4. Đánh giá kết quả: (4’)
 - Cho HS kiểm tra chéo bảng báo cáo giữa các nhóm với nhau. Nộp lại để chấm điểm.
 - GV nhận xét giờ học.
 - HS dọn dụng cụ, vệ sinh.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 1’)
 - Đọc bài 9
 - Kẻ bảng vào vở
Duyệt tuần 3
Ngày: /8 / 2018
 - Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường ở địa phương.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ..............................................................
...............................................................
................................................................
Lớp: 7.......Nhóm: .............
BÀI THU HOẠCH
Bài 8. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG
ĐIỂM
LỜI PHÊ
TÊN CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12.......
Chuẩn bị:
Mẫu vật:  (1 điểm)
Dụng cụ: (1 điểm)
Thực hành
Trật tự: (1 điểm)
Vệ sinh: (1 điểm)
Yêu cầu kỹ thuật: .(2 điểm)
Kết quả bảng báo cáo: ................................(4 điểm)
BẢNG BÁO CÁO
Mẫu phân
Có hòa tan không?
Đốt trên đĩa chịu nhiệt có mùi khai không?
Màu sắc
Loại phân gì?
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_3_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc