Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

- KT:

+ Nêu được nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước và nguồn lợi thủy sản, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản đối với nghề nuôi thủy sản và đời sống con người.

+ Trình bày được các biện pháp chung về bảo vệ môi trường nước nơi nuôi động vật thủy sản, nhằm đảm bảo tính chất lí, hóa, sinh học của nước; đảm bảo nơi sống của động vật thủy sinh; đảm bảo năng suất nuôi tôm, cá.

+ Trình bày được các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- KN: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

- TĐ: 

+ Có ý thức chăm sóc nguồn lợi thủy sản, nhằm làm cho nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

+ Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy:  Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
  2. Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan
docx 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 25/12/2018
Tiết số: 30 Tuần: 21 Bài 56: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ 
 NGUỒN LỢI THỦY SẢN
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Nêu được nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước và nguồn lợi thủy sản, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản đối với nghề nuôi thủy sản và đời sống con người.
+ Trình bày được các biện pháp chung về bảo vệ môi trường nước nơi nuôi động vật thủy sản, nhằm đảm bảo tính chất lí, hóa, sinh học của nước; đảm bảo nơi sống của động vật thủy sinh; đảm bảo năng suất nuôi tôm, cá.
+ Trình bày được các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- KN: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
- TĐ: 
+ Có ý thức chăm sóc nguồn lợi thủy sản, nhằm làm cho nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học
+ Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan
III/ Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Tại sao phải bảo quản thủy sản? Nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết.
- Địa phương em thường bảo quản thủy sản bằng phương pháp nào?
3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. (9 phút)
- GV nêu câu hỏi:
+ Bảo vệ môi trường thủy sản có ý nghĩa như thế nào đối với con người và động vật thủy sản?
+ Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường?
+ Tác hại của ô nhiễm môi trường?
- Nhận xét, bổ sung , tiểu kết
- HS nghe và trả lời:
+ Đối với con người: Bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao tuổi thọ; đối với ĐV thủy sản: Bảo vệ tính đa dạng sinh học
+ Nguyên nhân: Nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, nước thải do các nhà máy xí nghiệp
+ Tác hại: Mất tính đa dạng sinh học, Nguồn cung cấp thủy sản bị nhiễm bẩn, nhiễm độc,..
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Ý nghĩa
*Đối với con người:
 - Sử dụng được nguồn lợi thủy sản sạch
- Bảo vệ sức khỏe nâng cao tuổi thọ
* Đối với động vật thủy sản
- Thành phần loài phong phú và đa dạng
- Cung cấp nguồn lợi thủy sản trong nước và xuất khẩu
HĐ 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường (11 Phút)
- GV nêu câu hỏi:
+ Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước? Đó là những phương pháp nào?
+ Trong các phương pháp xử lí nguồn nước. Theo em chọn phương pháp nào là thích hợp? Vì sao?
+ Để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và con người ta phải làm gì?
- Giảng theo thông tin SGK
+ Có 3 phương pháp:
- Lắng (lọc)
- Sử dụng hóa chất rẻ tiền dễ kiếm
- Nếu đang nuôi môi trường bị ô nhiễm: Có biện pháp xử lí hợp lí
+ HS trả lời: 
- Nhận xét, bổ sung
(Phương pháp lắng (lọc) được sử dụng đại trà nhưng khả năng diệt khuẩn không cao; Dùng hóa chất rẻ tiền, dễ kiếm có ưu điểm là diệt khuẩn cao).
+ Công tác quản lí chặt chẽ: SGK/153
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
1. Các phương pháp xử lí nguồn nước
Gồm 3 phương pháp:
- Lắng (lọc)
- Sử dụng hóa chất rẻ tiền dễ kiếm
- Nếu đang nuôi môi trường bị ô nhiễm:
+ Ngưng cho cá, tôm ăn
+ Tháo bớt nước cũ cho nước mới vào
+ Nếu ô nhiễm nặng thì bắt hết cá, tôm và xử lí nguồn nước
2. Quản lí
- Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng: bãi đẻ, nơi sinh sống, 
- Quy định nồng độ hóa chất, chất độc có trong môi trường nuôi thủy sản.
HĐ 3: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.(12 phút)
+ Nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng như thế nào đến nền kinh tế ở nước ta?
- Yều cầu HS làm bài tập điền từ
+ Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước ta như thế nào?
- Nhận xét, kết luận.
+ Nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản? 
+ Từ sơ đồ 17 em hãy cho biết tại sao khai thác nguồn lợi thủy sản không hợp lí đều có ảnh hưởng xấu đến môi trường thủy sản?
- Yêu cầu HS đọc và xử lí thông tin
+ Muốn khai thác và bảo quản nguồn lợi thủy sản hợp lí cần tiến hành các biện pháp gì?
- Nhận xét, tiểu kết
*THGDMT: Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nuôi thủy sản:
- Sinh hoạt của con người, các sinh hoạt công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp làm môi trương nước bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt với cường độ cao làm các sinh vật bị tiêu diệt sạch không còn khả năng tái tạo
- HS trả lời: Thực phẩm, nguyên liệu xuất khẩu,
- làm bài tập điền từ:
1.Nước ngọt; 2. Tuyệtchủng
3. Khai thác; 4. Giảm sút
5. Số lượng; 6. Kinh tế 
- HS đọc và xử lí thông tin
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường, đánh bắt thủy sản hợp lí
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
 III. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 
1. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước: 
- Các loài thủy sản có nguy cơ bị tuyệt chủng
- Năng suất khai thác sụt giảm nghiêm trọng
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản:
- Khai thác ở cường độ cao, mang tính hủy diệt
- Đắp đập ngăn sông
Phá hại rừng đầu nguồn
- Ô nhiễm môi trường nước
3. Khai thác và bảo quản nguồn lợi thủy sản hợp lí.
- Hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước
- Khai thác thủy sản hợp lí
- Không phá hoại môi trường sống của thủy sinh
4. Củng cố: (4 phút)
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản? Một só biện pháp bảo vệ thủy sản?
- Biện pháp khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lí?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
	- Về nhà học bài và làm bài tập SGK
	- Soạn và chuẩn bị bài 30 Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi, tiết sau học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 25/12/2018
Tiết số: 31 Tuần: 21 Phần 3: CHĂN NUÔI
 Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
Bài 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ 
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
- KT: + Xác định được vai trò của chăn nuôi đối với môi trường sống nhân dân, đối với phát triển trồng trọt và phát triển nền kinh tế của đất nước. Nêu ví dụ minh họa.
 + Nêu được các nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chất lượng chủng loại, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và phát triển kinh tế
 + Nêu được các phương pháp về chế biến tôm, cá nhằm làm tăng giá trị kinh tế, tăng tính ngon miệng, phục vụ tốt cho tiêu dùng và suất khẩu.
- KN: trả lời câu hỏi và quan sát hình
- TĐ: Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu thông tin
2. Trò: Đọc và sưu tầm tranh ảnh có liên quan
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản? Một só biện pháp bảo vệ thủy sản?
- Biện pháp khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lí?
3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi. ( 15 phút)
- Yêu cầu HS quan sát H50/ 81
+ Chăn nuôi cung cấp những sản phẩm gì? Có vai trò gì trong đời sống?
+ Hiện nay còn sức kéo trong chăn nuôi không? Loại vật nuôi nào có thể cho sức kéo?
+ Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng? Làm thế nào môi trường không bị ô nhiễm phân vật nuôi?
+ Ngành y, ngành dược dùng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi để làm gì? Nêu ví dụ:
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS quan sát H50/ 81- trả lời câu hỏi:
+ Cung cấp thịt, sữa, trứng làm thức ăn
+ Còn, như trâu, bò, ..
+ Phân chuồng được ủ có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
+ Giày, dép, cập sách, lược, quần, áo
+ Nội tạng động vật để thay thế cho con người
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I Vai trò của chăn nuôi
- Cung cấp thực phẩm thịt, sữa , trứng,
- Cung cấp sức kéo trâu, bò
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất đồ tiêu dùng: giày, dép,..
- Nguyên liệu cho ngành y, dược
- Cung cấp phân bón cho cây trồng.
HĐ 2: Tìm hiểu nhiệm vụ và phát triển chăn nuôi trong thời gian tới. (18 Phút)
- Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ SGK
+ Nước ta có những loại vật nuôi nào? Em hãy kể một số loại vật nuôi ở địa phương?
*THGDMT: + Ở địa phương em có trang trại vật nuôi nào không? 
+ Phát triển chăn nuôi gia đình có lợi ích gì?
+ Em hiểu thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch? 
+ Địa phương em có cán bộ giúp đỡ về kĩ thuật chăn nuôi gia đình không?
+ Việc áp dụng khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi gia đình như thế nào?
+ Nhiệm vụ của nghành chăn nuôi ở nước ta.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS nghiên cứu sơ đồ SGK
àtrả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số vật nuôi: bò, cừu, bò, heo, Địa phương: heo, gà, vịt
+ Trang trại: không có, chủ yếu nuôi nhỏ lẽ
+ Lợi ích: Phát triển chăn nuôi gia đình: tăng thu nhập kinh tế gia đình..
+ Sản phẩm sạch: Không nhiễm tạp chất gây hại sức khỏe con người.
+ Xét thực tế ở địa phương
- nhận xét, bổ sung, kết luận
II.Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta
- Phát triển chăn nuôi toàn diện
- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất
- Tăng cường đầu tư cán bộ cho nghiên cứu và quản lí
- Sản phẩm chăn nuôi sạch
- Không làm ô nhiễm môi trường
=> Nhằm tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi (sạch, nhiều nạc, ..) cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4. Củng cố: (4 phút)
- Vai trò chăn nuôi ở nước ta hiện nay là gì?.
 - Nhiệm vụ của ngành chăn 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
 - Về nhà học bài và trả lời hai câu hỏi SGK
	- Soạn và chuẩn bị bài 31 Giống vật nuôi, xem trước các nội dung khái niệm về giống vật nuôi, vai trò của giống vật nuôi.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Châu Thới, ngày tháng 12 năm 2018
Duyệt tuần 21
..................................................................
......................................................................
..........................................................................
..........................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_21_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.docx