Giáo án Công nghệ Khối 7 - Tiết 28: Chăm sóc, quản lí và phòng bệnh cho động vật thủy sản - Năm học 2017-2018

I/ Mục tiêu:

- KT:

Biết được kĩ năng chăm sóc và phòng trị bệnh cho tôm, cá.

+ Biết các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản.

- KN: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế chăm sóc tôm, cá

- TĐ: Quan tâm, bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
  2. Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan

III/ Các bước lên lớp

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm tra bài cũ: ( phút)

3. Nội dung bài mới: Chăm sóc, quản lí là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng giúp tôm, cá sinh trưởng phát triển nhanh, phát triển đem lại hiệu quả kinh tế.

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 7 - Tiết 28: Chăm sóc, quản lí và phòng bệnh cho động vật thủy sản - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Khối 7 - Tiết 28: Chăm sóc, quản lí và phòng bệnh cho động vật thủy sản - Năm học 2017-2018

Giáo án Công nghệ Khối 7 - Tiết 28: Chăm sóc, quản lí và phòng bệnh cho động vật thủy sản - Năm học 2017-2018
Ngày Soạn: 25/12/2017
Tiết số: 28 Tuần: 20
 Chương II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ 
 MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN
 Bài 54: CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ 
 PHÒNG BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Biết được kĩ năng chăm sóc và phòng trị bệnh cho tôm, cá.
+ Biết các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản.
- KN: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế chăm sóc tôm, cá
- TĐ: Quan tâm, bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan
III/ Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: ( phút)
3. Nội dung bài mới: Chăm sóc, quản lí là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng giúp tôm, cá sinh trưởng phát triển nhanh, phát triển đem lại hiệu quả kinh tế.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu về việc chăm sóc tôm, cá. (12 phút)
- GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao phải cho tôm, cá ăn vào buổi sáng (7-8 giời)?
+ Vì sao không cho cá ăn vào buổi trưa?
+ Nêu một số kĩ thuật cho cá ăn ở địa phương em?
- Nhận xét, bổ sung , tiểu kết
*THGDMT: Cho tôm, cá ăn vừa đủ, không để dư thức ăn sẽ phân huỷ làm ô nhiễm môi trường.
- HS nghe và trả lời:
+ Vì buổi sáng mát mẽ và nhiệt độ thấp 20-300 
+ Buổi trưa nhiệt độ cao thức ăn dễ phân hủy và làm ô nhiễm môi trường
+ Học sinh liên hệ thực tế địa phương trả lời
 - Nhận xét, bổ sung, kết luận
 I. Chăm sóc tôm, cá
1. Thời gian cho ăn.
 Tốt nhất là vào buổi sáng và chiều tối thức ăn ít bị phân hủy
2. Cho ăn
- Cho ăn đủ lượng và đủ chất dinh dưỡng.
- Cho ăn ít và nhiều lần
HĐ 2: Tìm hiểu biện pháp quản lí ao nuôi tôm, cá (5 phút)
- GV giới thiệu:
+ Quản lí ao nuôi tôm cá rất quan trọng, nếu làm không tốt sẽ thất bại trong nuôi tôm, cá. Các công việc trong quản lí là: Kiểm tra ao nuôi tôm, cá như là: Kiểm tra đăng cống, màu nước, thức ăn, hoạt động của tôm cá xử lí cá bị nổi đầu và phòng bệnh cho tôm, cá.
+ Cần kiểm tra định kì hàng tháng sự tăng trưởng và phát triển của tôm cá để đánh giá được tốc độ lớn của chúng.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi
II. Quản lí
1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá
2. Kiểm tra sự trưởng thành của tôm, cá
HĐ 3: Tìm hiểu biện pháp phòng trừ bệnh cho tôm, cá (19 phút)
+ Tại sao phải coi việc phòng bệnh hơn trị bệnh cho vật nuôi thủy sản?
+ Phòng bệnh cho tôm cá nhằm mục đích gì?
*THGDMT: + Việc bảo vệ môi trường nước nuôi có tác dụng phòng bệnh cho tôm, cá.
+ Trong nuôi thủy sản cần bảo vệ những môi trường thủy sản nào?
+ Thiết kế ao nuôi như thế nào là hợp lí?
+ Mục đích của việc vệ sinh môi trường là gì?
+ Khi nào thì ta chữa bệnh cho tôm, cá? Mục đích của việc chữa bệnh?
- Nhận xét, giải thích:
- Ở địa phương em khi tôm, cá bị bệnh thì dùng biện pháp nào để chữa trị? Có thuốc gì để chữa trị?
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập điền vào dấu chấm trong SGK
- Nhận xé, kết luận.
- HS nghiên cứu trả lời:
- Lớp nhận xét, bổ sung
+ Mục đích là tạo điều kiện cho tôm, cá khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển bình thường không nhiễm bệnh.
+ Việc bảo vệ môi trường nuôi thủy sản cũng là biện pháp phòng bệnh cho tôm cá không bị nhiễm bệnh
+ Chủ yếu là môi trường nước nuôi.
+ Ao nuôi có hệ thống thoát nước, có ao kiểm dịch, có ao cách li, có nguồn nước sạch
+ Khi tôm cá bị mất bệnh. Chữa bệnh là nhằm tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho tôm cá
- HS tự trả lời:
+ Dùng thuốc tân dượt hoặc thảo mộc
BT: 
- Hóa chất: Vôi, thuốc tím
- Tân dượt: Sumfamit, Amôxycillin
- Thảo mộc: Cây duốt cá, tỏi, hạt cau
- Nhận xết, bổ sung, kết luận
III. Một số phương pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá 
1. Phòng bệnh
a. Mục đích: Tạo điều kiện cho tôm cá khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển bình thường, không nhiễm bệnh
b. Biện pháp: Thiết kế ao nuôi hợp lí:
- Có hệ thống cấp thoát nước tốt.
- Có ao kiểm dịch, ao cách li.
- Có nguồn nước sạch, ổn định.
2.Chữa bệnh:
a. Mục đích: Tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho tôm, cá.
b. Một số phương pháp thường dùng.
- Hóa chất: Vôi, thuốc tím
- Tân dượt: Sumfamit, Amôxycillin
- Thảo mộc: Cây duốt cá, tỏi, hạt cau
4. Củng cố: (5 phút)
- Nêu các biện pháp chăm sóc tôm, cá?
- Kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
	- Về nhà học bài và làm bài tập SGK và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến việc thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản.
	- Soạn và chuẩn bị bài 55, Xem trước các nội dung thu hoạch, bảo quản và chế biến thuỷ sản
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 25/12/2017
Tiết số: 29 Tuần: 20
Bài 55: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ 
 CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Nêu được biện pháp thu hoạch sản phẩm thủy sản như: Đánh tỉa, thả bù, thu hoạch toàn bộ. Ưu nhượt điểm của từng phương pháp.
+ Trình bày được biện pháp bảo quản tôm, cá phù hợp với ướp muối, làm khô, làm lạnh đúng kĩ thuật đảm bảo sản phẩm không bị hao hụt về lượng và chất
+ Nêu được các phương pháp chế biến về tôm, cá nhằm tăng giá trị kinh tế, tăng tính ngon miệng, phục vụ tốt cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- KN: Biết cách bảo quản và chế biến một số sản phẩm thủy sản
- TĐ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhằm làm cho nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan
III/ Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Trình bày tóm tắc các biện pháp chăm sóc tôm cá.
- Nêu các biện pháp phòng bệnh cho tôm, cá? Kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá?
3.Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch thủy sản. (9 phút)
- GV giới thiệu nội dung mục I
+ Tôm, cá nuôi lớn đủ kích cở, chúng ta thu hoạch bằng cách nào?
+ Giải thích phương pháp đánh tỉa thả bù? Tác dụng của nó.
+ Đối với tôm, cá thu hoạch khác nhau như thế nào?
+ Tác dụng của thu hoạch toàn bộ
- Nhận xét, bổ sung , tiểu kết
- HS lắng nghe
+ 2 cách: Đánh tỉa thu bù và thu hoạch toàn bộ trong ao nuôi
+ Giải thích, tác dụng: SGK
+ Thu hoạch tôm, cá khác nhau đôi chút: Thu hoạch cá người ta tháo bớt nước hoặc tháo cạn nước rồi bắt hết cá. Còn bắt tôm người ta chỉ tháo bớt nước dùng lưới bao quanh đóng chà, dỡ chà bắt tôm.
+ Tác dụng là chi phí ít, nhưng năng suất bị hạn chế.
 - Nhận xét, bổ sung, kết luận
 I. Thu hoạch
1. Đánh tỉa thả bù
 - Là thu hoach những cá thể đạt chuẩn thực phẩm và thả tiếp con giống
- Ví dụ:
2. Thu toàn bộ tôm, cá trong ao nuôi
- Là thu hoạch triệt để các cá thể có trong ao.
- Cá , tôm nuôi trong ao có cách thu hoạch giống nhau, nhưng tôm nuôi trong đóng chà thì dỡ chà trước sau đó mới bắt tôm.
- Tác dụng : Chi phí thấp nhưng năng suất thì hạn chế.
HĐ 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo quản sản phẩm thủy sản (13 phút)
+ Bảo quản các sản phẩm thủy sản thu hoạch được nhằm mục đích gì?
+ Nếu các sản phẩm thủy sản không được bảo quản tốt thì sẽ như thế nào? 
+ Ta có thể bảo quản các sản phẩm thủy sản bằng phương pháp nào? Cho ví dụ:
- Nhận xét, bổ sung
+ Nhằm hạn chế hao hụt về chất lượng sản phẩm
+ Ôi thối, hư hỏng, tỉ lệ hao hụt cao.
+ Có 3 phương pháp: 
* Làm khô: Phơi khô hoặc sấy khô
Ví dụ: Cá khô, tép sấy, ruốc sấy,
* Ướp muối: Ví dụ 
* Làm lạnh: Ví dụ
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Bảo quản
- Mục đích: Hạn chế hao hụt về chất lượng của sản phẩm.
- Các biện pháp bảo quản:
+ Ướp muối: Là cá sạch rồi ướp một lớp cá với một lớp muối.
Ví dụ:
+ Làm khô: Là tách nước ra khỏi cơ thể, có 2 cách là phơi khô hoặc sấy khô
Ví dụ:
+ Làm lạnh: Là hạ nhiệt độ thủy sản xuống mức vi sinh vật gây thối không hoạt động được.
Ví dụ:
HĐ 3: Tìm hiểu biện pháp phòng trừ bệnh cho tôm, cá (12 phút)
+ Em nào đã được ăn các sản phẩm được chế biế từ tôm, cua, cá, mực,kể tên sản phẩm đó.
- GV: Sản phẩm thủy sản ở dạng tươi sống dễ bị phân hủy và biến đổi về chất lượng nên cần phải chế biến để năng cao chất lượng sản phẩm.
+ Em hãy kể một số phương pháp chế biến thủy sản mà em biết? Kể tên một số sản phẩn của các phương pháp chế biến đó?
- Nhận xé, kết luận.
- HS tự nêu
- HS lắng nghe
+ Phương pháp thủ công: Làm nước mắn, muối ba khía, mắm tôm, làm mắm, Phương pháp công nghiệp: Hộp cá mồi, hộp cá ba sa,.
- Nhận xết, bổ sung, kết luận
III. Chế biến
- Mục đích: Làm tăng giá trị sử dụng thực phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Có 2 phương pháp chế biến: Làm thủ công và công nghiệp
Ví dụ: Thủ công: Tạo ra mắm tôm, mắm chua,  Thủ công là chế biến các sản phẩm đồ hộp : Cá mồi,..
4. Củng cố: (3 phút)
- Tại sao phải bảo quản thủy sản? Nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết?
- Nhà em thương dùng phương pháp nào để chế biến thủy sản? Nêu ví dụ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
	- Về nhà học bài và làm bài tập SGK và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
	- Soạn và chuẩn bị bài 56, xem trước các nội dung ý nghĩa và biện pháp của bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Châu Thới, ngày tháng 12 năm 2017
Duyệt tuần 20
............................................................
..............................................................
.................................................................
....................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_khoi_7_tuan_20_nam_hoc_2017_2018.doc