Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Trung Huấn

1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật: 

           - Ánh sáng giúp động vật nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian.

           - Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật

           - Căn cứ vào sự thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta chia động vật thành hai nhóm chính:

           + Nhóm động vật ưa sáng: Gồm các động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ:  …

           + Nhóm động vật ưa tối: ĐV hoạt động ban đêm, sống trong hang, đáy biển. Ví dụ: ….

doc 5 trang Khánh Hội 17/05/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Trung Huấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Trung Huấn

Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Trung Huấn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TUẦN 24, 25, 26, 27
SINH HỌC 9
* BÀI 43. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT.
1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật: 
	- Ánh sáng giúp động vật nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian.
	- Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật
	- Căn cứ vào sự thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta chia động vật thành hai nhóm chính:
	+ Nhóm động vật ưa sáng: Gồm các động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: 
	+ Nhóm động vật ưa tối: ĐV hoạt động ban đêm, sống trong hang, đáy biển. Ví dụ: .
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật: 
	- Nhiệt độ ảnh hưởng tới:
	+ Hình thái và sự phân bố SV trên trái đất.
	+ Hoạt động sinh lý của sinh vật.
	- Các loại SV phản ứng khác nhau với nhiệt độ MT, dẫn đến hình thành nhiều nhóm SV khác nhau, cụ thể: 
	+ Nhóm SV biến nhiệt: Ếch nhái, bò sát 
	+ Nhóm SV hằng nhiệt: Chim, thú 
	- Nhiệt độ MT thay đổi dẫn đến SV phát sinh biến dị để thích nghi và hình thành tập tính.
3. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật: SV thích nghi với MT sống có độ ẩm khác nhau, hình thành các nhóm SV:
	- Thực vật: nhóm ưa ẩm và nhóm chịu hạn.
	- Động vật: Nhóm ưa ẩm và nhóm ưa khô.
Kết luận: Nhân tố ánh sáng quyết định nhân tố nhiệt độ, độ ẩm.
* BÀI 44. ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
8. Quan hệ cùng loài: 
	- Các SV cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành lên nhóm cá thể. Trong một nhóm cá thể có những mối quan hệ sau:
	+ Quan hệ hỗ trợ: Giúp SV được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
	+ Quan hệ cạnh tranh: ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
	- SV cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau nhằm tăng khả năng chống chịu với điều kiện MT, tăng khả năng săn mồi 
Ví dụ: TV quần tụ nhằm chống mất nước, tăng khả năng chống chịu với gió, xói mòn đất 
	Sự quần tụ ở động vật sẽ tăng khả năng săn mồi, giúp bảo vệ con non và yếu, tăng khả năng chống chịu với các độc tố của MT 
9. Quan hệ khác loài: Có quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
	- Quan hệ hỗ trợ: 
	+ Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài SV.
 Ví dụ: Địa y, vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu 
	+ Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài SV, trong đó mộ bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại.
	Ví dụ: Địa y sống bám trên cành cây, cá ép bám vào rùa biển, giun dẹp sống ở mang con sam để ăn thức ăn thừa 
	- Quan hệ đối địch: Có hại cho một bên.
	+ Cạnh tranh: Các SV khác loài cạnh tranh, giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của MT, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhau.
	Ví dụ: Lúa và cỏ dại trên một cánh đồng, dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng 
	+ Kí sinh và nửa kí sinh: SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác lấy chất dinh dưỡng, máu  từ SV chủ.
	Ví dụ: Rận và bét sống trên da trâu, bò. Giun đũa sống trong ruột người. Dây tơ hồng sống trên cây nhãn 
	+ SV ăn SV khác: là mối quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi, ĐV ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ 
	Ví dụ: Cây nắp ấm bắt côn trùng 
* BÀI 45-46. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT.
* BÀI 47. QUẦN THỂ SINH VẬT.
1. Khái niệm quần thể SV: Quần thể SV là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
	Ví dụ: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. 
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
	a. Tỷ giới tính:
	- Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái.
	- Tỷ lệ giới tính trong quần thể được xác định theo từng giai đoạn phát triển của sinh vật.
	- Tỷ lệ đực: cái ở giai đoạn trưởng thành có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
	- Mỗi quần thể SV có có tỷ lệ đực/cái đặc trưng.
	- Tỷ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi của cá thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực, cái.
	b. Thành phần nhóm tuổi:
	- Thành phần nhóm tuổi ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể, liên quan tới tỷ lệ tử vong của quần thể.
	- Thành phần nhóm tuổi được chia thành: 
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
+ Nhóm tuổi sinh sản: khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Tháp tuổi: để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể. Tháp tuổi gồm ba dạng: Dạng phát triển, dạng ổn định, dạng giảm sút. 
c. Mật độ quần thể: 
- Mật độ là số lượng hay khối lượng SV trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mỗi quần thể có mật độ đặc trưng.
- Mật độ quần thể phụ thuộc vào chu kì sống của SV, nguồn thức ăn của quần thể, yếu tố thời tiết như hạn hán, lũ lụt 
- Mật độ là chỉ tiêu đặc trưng quan trọng của quần thể vì mật độ ảnh hưởng đến:
+ Mức sủ dụng thức ăn, chỗ ở, sức sinh sản và sự tử vong.
+ Mức độ lan truyền bệnh tật.
+ Tốc độ gặp nhau của con đực và con cái, trạng thái cân bằng quần thể.
3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể SV
	- Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
	- Các điều kiện sống của môi trường (khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở ) tác động đến sự sinh sản và tỷ lệ tử vong làm cho mật độ quần thể cân bằng.
* BÀI 48. QUẦN THỂ NGƯỜI.
1. Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào? do đâu có sự khác nhau đó?
- Quần thể người có đặc trưng sinh học như những quần thể sinh vật khác, đó là đặc điểm giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm như: pháp luật, chế độ hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế...
- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
2. Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia?
Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn tới:
- Thiếu nơi ở, thiếu lương thực, trường học, bệnh viện gây ô nhiễm môi trường, làm nền kinh tế chậm phát triển, gây tắc nghẽn giao thông, tàn phá rừng và tài nguyên khác.
- Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân gia đình và xã hội, đảm bảo hài hoà sự phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường của đất nước.
* BÀI 49. QUẦN XÃ SINH VẬT.
1. Quần xã sinh vật là gì? Quần xã sinh vật và quần thể có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau 
* So sánh quần thể sinh vật với quần xã sinh vật:
- Giống nhau: quần thể và quần xã đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật trong một khoảng không gian xác định.
- Khác nhau:
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
- Là tập hợp nhiều cá thể sinh vật của cùng một loài.
- Có cấu trúc nhỏ hơn.
- Giữa các cá thể cùng loài giao phối hoặc giao phấn được với nhau.
- Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã.
- Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều loài khác nhau.
- Có cấu trúc lớn hơn.
- Giữa các cá thể khác loài không thể giao phối hoặc giao phấn với nhau.
- Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể.
2. Hãy nêu đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật?
 a). Đặc điểm về số lượng các loài trong quần xã thể hiện ở các chỉ số sau đây:
- Độ đa dạng: là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
- Độ nhiều: là mật độ cá thể từng loài trong quần xã.
- Độ thường gặp: là tỉ lệ phần trăm số địa điểm bắt gặp 1 loài trong tổng số địa điểm quan sát.
 b). Đặc điểm về thành phần loài trong quần xã thể hiện ở các dạng sau:
- Loài ưu thế: là loài đóng vai trò quan trong trong quần xã.
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
3. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học? Trong thực tế người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào?
* Ý nghĩa: Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
* Ứng dụng: Sử dụng thiên địch để tiêu diệt hoặc hạn chế tác hại của sinh vật gây hại cho con người.
VD: Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Nuôi mèo để diệt chuột.
* BÀI 50. HỆ SINH THÁI.
1. Thế nào là một hệ sinh thái? Các thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Hệ sinh thái bao gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh).
- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động với nhân tố vô sinh của môi trường một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:
+ Nhân tố vô sinh
+ Nhân tố hữu sinh:	Sinh vật sản xuất
	Sinh vật tiêu thụ: bậc 1, bậc 2, bậc 3...	Sinh vật phân huỷ. Vô sinh
Thực vật	 Động vật 
	 VSV
2. Khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn? cho ví dụ? Từ đó rút ra điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?
 a). Chuỗi thức ăn: 
 	- Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
 b). Lưới thức ăn:
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.
Ví dụ: Tự lấy
* Điểm giống cơ bản giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:
- Đều có quan hệ về mặt dinh dưỡng.
- Trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đều có mắt xích thức ăn chung gồm SV sản xuất, Sv tiêu thụ, SV phân huỷ.
* Điểm khác nhau cơ bản giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:
- Chuỗi thức ăn chỉ là một dãy các mắt xích trong khi đó lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn làm thành mạng lưới. 
- Sinh khối và năng lượng của chuỗi thức ăn thấp hơn nhiều lưới thức ăn.
4. Vẽ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
	Ví dụ: Trong địa điểm thực hành, quan sát có các sinh vật sau: cáo, chuột, thực vật, rắn, ếch, sâu ăn lá, vi sinh vật, thỏ. Hãy vẽ lưới thức ăn và chuỗi thức ăn và cho biết SVSX, SV tiêu thụ, SVPG.
- Chuỗi thức ăn: 
	Thực vật → Thỏ → Cáo → VSV
	Thực vật → Chuột → Rắn → VSV
	Thực vật → Sâu ăn lá → Ếch → Rắn → VSV 
- Lưới thức ăn:
 Thỏ → Cáo
	Thực vật Chuột Rắn VSV 
30oC
 Sâu ăn lá → Ếch 
+ SVSX: Thực vật
+ SV tiêu thụ: Thỏ, cáo, chuột, sâu ăn lá, ếch, rắn.
+ SVPG: Vi sinh vật.
-HẾT-

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tuan_24_den_27_mon_sinh_hoc_lop_9_nguyen_tru.doc