Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9

I. TIẾNG VIỆT

1. Khởi ngữ

a) Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.

- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,…

   * Ví dụ: Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.

b) Tìm khởi ngữ trong câu. 

   * Ví dụ: Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

2. Các thành phần biệt lập

a) Thành phần tình thái

           Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.             

* Ví dụ: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

doc 6 trang Khánh Hội 17/05/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 
I. TIẾNG VIỆT
1. Khởi ngữ
a) Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,
 * Ví dụ: Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
b) Tìm khởi ngữ trong câu. 
 * Ví dụ: Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
2. Các thành phần biệt lập
a) Thành phần tình thái
	Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
* Ví dụ: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
b) Thành phần cảm thán
Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận.)
 * Ví dụ: 
+ Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
+ Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
 	Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương)
 	+ Trời ơi, sinh giặc làm chi
 	Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)
c) Thành phần gọi-đáp
Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. 
* Ví dụ: 
- Này, cháu có biết trường THCS Lý Thường Kiệt nằm ở đâu không vậy?
- Thưa chú, nằm ở xã Vĩnh Hưng A ạ.
d) Thành phần phụ chú
Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc ngữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. 
 * Ví dụ: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi buồn lắm.
3. Nghĩa tường minh và hàm ý
a) Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
	- Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
	- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
	* Ví dụ: 
 	- An: Chiều mai bạn đi đá bóng với mình nhé.
- Hồng: Chiều mai tôi đi học Tiếng Anh rồi. 
- An: Thế à, buồn nhỉ.
=> Hàm ý: Tôi không đi đá bóng được.
b) Xác định câu có sử dụng hàm ý và giải nghĩa hàm ý đó.
	Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: Ở Lào Cai đi quá sớm. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
c) Điều kiện để sử dụng hàm ý:
	+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
	+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
II. PHẦN VĂN BẢN
A. Văn nghị luận
1) Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
1.1) Tác giả
 	Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) người Trung Quốc là nhà Mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng.
 1.2) Văn bản
 	Bàn về đọc sách trích trong danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nổi buồn của người đọc sách.
1.3) Nội dung
Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
1.4) Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
1.5) Ý nghĩa văn bản
 Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
2) Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
2.1) Tác giả 
Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), quê ở Hà Nội, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, ông còn là một cây bút phê bình có tiếng.
Năm 1996 ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2.2) Tác phẩm
 Văn bản được viết năm 1948 – thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.
2.3) Nội dung
 Qua văn bản này tác giả đã phân tích một cách chân thành, say sưa, nhiệt huyết mối quan hệ mật thiết giữa văn nghệ và đời sống con người, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của văn nghệ trong việc bồi dưỡng, nâng cao, làm phong phú cho tâm hồn con người.
2.4) Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục.
- Có giọng văn chân thành, say mê là tăng sức thuyết phục và tinhd hấp dẫn của văn bản.
2.5) Ý nghĩa
 Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
3) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)
3.1) Tác giả
 Vũ Khoan - nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
3.2) Tác phẩm
 Văn bản ra đời đầu năm 2001, thời kỳ chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết.
3.3) Nội dung: Qua văn bản này tác giả muốn nói với chúng ta:
- Cần phải nhận thức được vai trò to lớn của con người trong hành trang vào thế kỉ mới, những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước khi bước vào thế kỷ mới.
- Đồng thời nhận thức được những mặt mạnh và mặt hạn chế của con người Việt Nam để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, để trở thành một người công dân tốt.
3.4 Nghệ thuật 
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
- Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắng với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu, lập luận chặt chẽ, tiêu biểu, thuyết phục.
3.5 Ý nghĩa
 Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
4) Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (Hi-pô-lít Ten)
4.1) Tác giả
 Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp.
4.2) Tác phẩm
 Văn bản được trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, thuộc kiểu bài nghị luận văn chương.
4.3) Nội dung
 Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông, H. Ten nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
4.4) Nghệ thuật
- Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-Phông - dưới ngòi bút của La Phông-ten).
- Sử dụng phép lập, so sánh, đối chiếu từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ.
4.5) Ý nghĩa
Văn bản làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
B. Thơ hiện đại Việt Nam 
1) Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 
a) Tác giả
Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu.
b) Tác phẩm
 Văn bản được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lấu trước khi nhà thơ qua đời.
c) Nội dung
 Văn bản là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
d) Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ ...
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
e) Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời.
 * Ý nghĩa nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung.
2) Viếng Lăng Bác (Viễn Phương) 
a) Tác giả
 Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở An Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam. Thơ ông nhoe nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
b)Tác phẩm
 Năm 1976 sau ngày đất nước thống nhất lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm với Bác Hồ Kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này.
c) Nội dung
 Văn bản là thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi nào lăng viếng Bác.
d) Nghệ thuật 
- Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.
- Theo thở thơ 8 chữ.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
- Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ.
e) Ý nghĩa
 Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi nào lăng viếng Bác.
3) Sang thu (Hữu Thỉnh) 
a) Tác giả
 Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
b) Tác phẩm
 Sáng tác năm 1977.
c) Nội dung
- Từ cuối hạ sang thu, trời đất có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong văn bản.
- Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
d) Nghệ thuật
- Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ.
e) Ý nghĩa
 Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
4) Nói với con (Y Phương) 
a) Tác giả
 Y Phương, dân tộc Tày, sinh năm 1942, quê ở Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
b) Tác phẩm
 Sáng tác năm 1980.
c) Nội dung
Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ.
d) Nghệ thuật
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ.
- Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
e) Ý nghĩa
 Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu niềm tự hào về quê hương đất nước.
III. TẬP LÀM VĂN
1) Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.
* Về nội dung: Đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt ý hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó lôgíc ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, đoạn văn Nghị luận xã hội cần bám sát yêu cầu của đề và dựa trên nội dung/thông điệp ở phần đọc hiểu.
* Về hình thức: Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau:
* Cấu trúc một đoạn văn:
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề: 
+ Từ ngữ chủ đề: là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
+ Câu chủ đề: là câu nêu lên ý chính của toàn đoạn, mang nội dung khái quát, ý nghĩa ngắn gọn. Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong đoạn: Có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn và được trình bày theo các phép diễn dịch, quy nạp, song hành
2) Cách làm bài văn nghị luận văn học
2.1) Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
a) Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
b) Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
c) Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí tự nhiên.
 2.2) Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:
a) Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)
b) Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
c) Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
* Chú ý: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên các nhận xét,đánh giá và cảm thụ của riêng người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của tác phẩm.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9.doc