Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
+ Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.
+ Kể tên được những dạng năng lượng đã học.
+ Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Máy tính + Projector
- Trò: Xem trước bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 34 Ngày soạn: 25/3/2019 Tiết: 67 CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Bài 59. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: + Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. + Kể tên được những dạng năng lượng đã học. + Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Máy tính + Projector - Trò: Xem trước bài III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập. - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: Tình huống đầu bài SGK - GV gọi HS đọc thông tin đầu bài SGK -GV chốt lại vấn đề - GV gọi HS đọc thông tin đầu bài SGK -GV chốt lại vấn đề Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (10 phút). Năng lượng - Mục đích: Ôn lại các dấu hiệu để nhận biết cơ năng và nhiệt năng. - Nội dung: Các dấu hiệu để nhận biết cơ năng và nhiệt năng. -GV lần lượt gọi HS đọc C1, C2 à trả lời -GV lần lượt gọi HS nhận xét, bổ sung à GV chốt lại -GV?: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết vật có cơ năng, có nhiệt năng? -GV yêu cầu HS nêu ví dụ -GV đưa ra kết luận 1 SGK -HS đọc câu hỏi và trả lời -HS thảo luận câu trả lời -HS: + khi có khả năng thực hiện công + khi nó có thể làm nóng các vật khác -HS suy nghĩ tìm ví dụ I. Năng lượng: C1: Tảng đá nằm trên mặt đất. C2: Làm cho vật nóng lên. *) Kết luận 1: (SGK) * Kiến thức 2: (8 phút). Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng - Mục đích: Ôn lại các dạng năng lượng khác đã biết và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết được các dạng năng lượng đó. - Nội dung: Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng. -GV?: Hãy nêu tên các dạng năng lượng khác (ngoài cơ năng và nhiệt năng)? Làm thế nào mà em nhận biết được mỗi dạng năng lượng đó? - GV đặt vấn đề làm thế nào mà em nhận biết được các dạng năng lượng (làm sao em biết có dòng điện chạy qua quạt điện? . ) -HS thảo luận cách nhận biết: + Điện năng + Quang năng + Hóa năng II. Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng: * Kiến thức 3: (13 phút). Sự biến đổi giữa các dạng năng lượng trong các bộ phận của những thiết bị ở hình 59.1 SGK - Mục đích: Chỉ ra sự biến đổi giữa các dạng năng lượng trong các bộ phận của những thiết bị ở hình 59.1 SGK - Nội dung: Sự biến đổi giữa các dạng năng lượng trong các bộ phận của những thiết bị ở hình 59.1 SGK -GV treo tranh phóng to hình 59.1 -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 em)à trả lời C3 -GV chỉ trên từng thiết bị, gợi ý HS trả lời -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 em)à trả lời C4 -GV chỉ trên từng thiết bị, gợi ý HS trả lời -HS quan sát -HS thảo luận àtrả lời -HS thảo luận àtrả lời Dạng năng lượng ban đầu Hóa năng Quang năng Điện năng C3: A: (1) cơ năng à điện năng (2) điện năng à nhiệt năng B: (1) điện năng à cơ năng (2) động năng àđộng năng C: (1) hóa năng à nhiệt năng (2) nhiệt năng àcơ năng D: (1) hóa năng à điện năng (2) điện năng à nhiệt năng E: (2) Quang năng à nhiệt năng C4: Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết được Cơ năng (C), nhiệt năng ( ) Nhiệt năng (E) Cơ năng (B) *) Kết luận 2: (SGK) Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng và mở rộng: (7 phút). - Mục đích: cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập. - Nội dung: Bài tập C5 SGK - GV treo bảng phụ ghi sẵn đề - GV gọi HS trả lời -GV yêu cầu HS đọc đề - GV?: để đun nước từ 200C nóng lên 800C thì cần nhiệt lượng là bao nhiêu? -GV?: nhiệt lượng để đun nóng nước do đâu mà có? - GV? Điện năng mà dòng điện truyền cho nước là bao nhiêu? Vì sao? - HS đọc, ghi đề -HS suy nghĩ à trả lời -HS đọc đề - HS: Q = mc() = = 504000 J -HS: dòng điện cung cấp -HS: A = Q = 504000 J Bài 1: Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp? Cho ví dụ? Giải - Điện năng à nhiệt năng. Ví dụ: Bàn là, nồi cơm điện. - Điện năng à quang năng. Ví dụ: Đèn huỳnh quạng Bài 3: (C5 SGK. 156) - Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 200C lên 800C là: Q = mc() = 2.4200.(80-20) = 504000 J - Điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là: A = Q = 504000 J 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: + Học bài: khi nào một vật có năng lượng; những dạng năng lượng nào phải chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được. + Xem trước nội dung bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Học bài - Tìm hiểu bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV?: Dựa vào dấu hiệu nào mà ta nhận biết được cơ năng và nhiệt năng? - GV ?: Có những dạng năng lượng nào phải chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được? V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .. - Học sinh: . Tuần: 34 Ngày soạn: 25/3/2019 Tiết: 68 Bài 60. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Biết sự biến đổi giữa thế năng và động năng, sự hao hụt cơ năng. + Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng. - Kĩ năng: + Chỉ ra được sự biến đổi giữa thế năng và động năng. + Giải thích một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng - Thái độ: giáo dục HS có ý thức BVMT: Tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng hợp lí nguồn năng lượng hoá thạch. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại - Trò: Xem trước bài III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Khi nào ta nhận biết được một vật có năng lượng? - Có những dạng năng lượng nào phải chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập. - Mục đích: Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. - Nội dung: Tình huống đầu bài SGK - GV gọi HS đọc thông tin đầu bài SGK -GV chốt lại vấn đề -HS đọc SGK -HS lắng nghe, nhân thức vấn đề Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (15 phút). Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện: - Mục đích: Tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng và phát hiện luôn có sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện nhiệt năng. - Nội dung: Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện: -GV làm TN hình 60.1 SGK -GV lần lượt yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3 -GV lần lượt gọi HS nhận xét, bổ sung à GV chốt lại -GV?: + Điều gì chứng tỏ năng lượng không tự sinh ra được mà do 1 dạng năng lượng khác biến đổi thành? + Trong một quá trình biến đổi, nếu thấy 1 phần năng lượng bị hao hụt đi thì có phải là nó đã biến đi mất không? -HS quan sát -HS suy nghĩ trả lời -HS thảo luận câu trả lời -HS suy nghĩ, trả lời I. Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện: 1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng: a) Thí nghiệm: C1: - Từ A à C: Thế năng à động năng. - Từ C à B: động năng à Thế năng. C2: Thế năng của viên bi ở A lớn hơn thế năng của viên bi ở B C3: Viên bi không thể có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta đã cung cấp cho nó lúc ban đầu. Ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát. b) Kết luận 1: (SGK) Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng. * Kiến thức 2: (8 phút). Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng - Mục đích: Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Phát hiện sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện dạng năng lượng khác ngoài điện năng. - Nội dung: Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng. -GV giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành và mô tả TN hình 60.2 -GV lần lượt yêu cầu HS trả lời C4, C5 -GV?: Trong TN trên, ngoài cơ năng và điện năng còn xuất hiện thêm dạng năng lượng nào không? Phần năng lượng này do đâu mà có? -GV gọi HS đọc kết luận SGK -HS quan sát, lắng nghe -HS suy nghĩ trả lời -HS: suy nghĩ trả lời -HS: đọc SGK 2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng: C4: - Trong máy phát điện: Cơ năng à điện năng - Trong động cơ điện: điện năng à cơ năng C5: Thế năng ban đầu của quả nặng A lớn hơn thế năng mà quả nặng B thu được. Sự hao hụt là do chuyển hóa thành nhiệt năng. *) Kết luận: (SGK) * Kiến thức 3: (5 phút). Định luật bảo toàn năng lượng: - Mục đích: Thông báo định luật bảo toàn năng lượng: - Nội dung: Định luật bảo toàn năng lượng: -GV thông báo: các nhà khoa học đã khảo sát rất nhiều quá trình biến đổi năng lượng khác trong tự nhiên và thấy rằng kết luận trên luôn luôn đúng -GV phát biểu định luật -GV liên hệ giáo dục HS BVMT: Tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng hợp lí nguồn năng lượng hoá thạch. -HS lắng nghe -HS lắng nghe, ghi bài -HS lắng nghe II. Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: Xem lại kiến thức từ bài 33 à60: Tiết tới ôn tập HK II b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: Ôn lại kiến thức từ bài 33 à60 IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (7 phút) - GV?: Trong quá trình biến đổi qua lại giữa thế năng và động năng, giữa cơ năng và điện năng, ta thường thấy cơ năng bị hao hụt đi. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? - GV yêu cầu HS làm C6, C7 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .. - Học sinh: .. .. Trình kí tuần 34:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc