Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 

      - Kiến thức: Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 

- Kĩ năng: giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào..

      - Thái độ:

           + Yêu thích môn học.

           + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: việc sử dụng kính màu trong xây dựng đang phổ biến. Ánh sáng mặt trời sau khi phản xạ trên các tấm kính có thể gây chói lóa cho con người và các phương tiện tham gia giao thông à cần tính toán về diện tích, khoảng cách các công trình, dải cây xanh cách li. 

1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

           - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.

           - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. 

doc 8 trang Khánh Hội 22/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 32	Ngày soạn: 25/3/2019	
Tiết: 63 	
Bài 55. MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG 
VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU 
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 - Kiến thức: Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 
- Kĩ năng: giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào..
 - Thái độ:
	+ Yêu thích môn học.
	+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: việc sử dụng kính màu trong xây dựng đang phổ biến. Ánh sáng mặt trời sau khi phản xạ trên các tấm kính có thể gây chói lóa cho con người và các phương tiện tham gia giao thông à cần tính toán về diện tích, khoảng cách các công trình, dải cây xanh cách li. 
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
	- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. 
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm: 
+ Một hộp kín trong có các đèn phát ánh sáng trắng, đỏ, lục 
+ Các vật có màu trắng, đỏ, lục và đen đặt trong hộp
+ Một tấm lọc màu đỏ và 1 tấm lọc màu lục
 * Học sinh: Xem trước bài 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách nào?
- Trong chùm ánh sáng trắng có chứa những ánh sáng màu nào?
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập. 
- Mục đích: Đặt vấn đề vào bài.
- Nội dung: Tình huống đầu bài SGK
- GV gọi HS đọc thông tin đầu bài SGK
-GV chốt lại vấn đề
- HS: đọc thông tin SGK
-HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời, nhận thức vấn đề
Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: 
* Kiến thức 1: (8 phút). Màu sắc ánh sáng truyền từ các vật có màu, dưới ánh sáng trắng, đến mắt. 
- Mục đích: Tìm hiểu về màu sắc ánh sáng truyền từ các vật có màu, dưới ánh sáng trắng, đến mắt. 
- Nội dung: Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng.
-GV gọi HS đọc C1 à trả lời
-GV chốt lại và đưa ra nhận xét SGK
-HS: Dưới ánh sáng trắng:
+ thấy vật màu trắngàcó ánh sáng trắng  
+ thấy vật màu đỏ à có ánh sáng đỏ 
+ thấy vật màu xanh à có ánh sáng xanh 
+ thấy vạt màu đenà không có ánh sáng màu nào 
-HS lắng nghe, ghi bài
I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng:
*) Nhận xét:
 Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
Hoạt động 3: (20 phút). Thực hành, thí nghiệm.
- Mục đích: Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật bằng thực nghiệm (xoáy sâu)
- Nội dung: Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
-GV yêu cầu HS đọc hiểu thông tin mục 1 SGK 
-GV giao dụng cụ TN, yêu cầu HS tiến hành TN à rút ra nhận xét 
-GV?: + Một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng. nếu đặt vật đó dưới ánh sáng đỏ, em thấy vật đó có màu đỏ? à vật đó tán xạ tốt hay kém ánh sáng đỏ? 
+ Một vật màu xanh lục dưới ánh sáng trắng. nếu đặt vật đó dưới ánh sáng đỏ, em thấy vật đó có màu đỏ? à vật đó tán xạ tốt hay kém ánh sáng đỏ? 
 (GV? HS tương tự)
-GV yêu cầu HS trả lời C2, C3
(GV ghi sẵn ở bảng phụ, yêu cầu điền khuyết hoàn thành câu trả lời
C2: - Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu . à Vật màu đỏ tán xạ  ánh sáng đỏ.
.
-HS đọc thông tim mục 1 
-HS hoạt động nhóm làm TN 
-HS: có à tốt
-HS: Không. Có màu gần như đen à kém
-HS : cá nhân suy nghĩ, trả lời
-HS cả lớp thảo luận câu trả lời
II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
Thí nghiệm và quan sát:
2. Nhận xét:
C2: 
- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ à Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục có màu gần như đen à Vật màu xanh lục tán xạ kém ánh sáng đỏ.
- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen à Vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng vẫn có màu đỏ à Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
C3: 
- Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đỏ có màu gần như đenà Vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng xanh lục.
- Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục à Vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
- Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đen vẫn có màu đenà Vật màu đen không tán xạ ánh sáng xanh lục.
- Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu trắng có màu xanh lục à Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: 
* Kiến thức 2: (5 phút). Kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
- Mục đích: Rút ra kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
- Nội dung: Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
-GV?: Các vật màu tán xạ tốt và tán xạ kém ánh sáng các màu ntn?
-GV?: Vật có màu nào thì tán xạ tốt với tất cả các ánh sáng màu?
-GV?: Vật có màu nào thì không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu?
-GV liên hệ giáo dục HS BVMT: Việc sử dụng kính trong xây dựng 
-HS: cùng màu tán xạ tốt, khác màu tán xạ kém 
-HS: vật màu trắng
-HS: vật màu đen
-HS lắng nghe
III. Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
- Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
- Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
- Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút)
	a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo.
	 Nội dung: 
- Học bài: kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
- Làm bài tập: C5, C6 SGK; 55.1 à 55.3SBT
- Xem trước nội dung bài 56. Các tác dụng của ánh sáng 
	b) Cách tổ chức hoạt động: 
	- HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
	- GV: giao nhiệm vụ cho HS.
	c) Sản phẩm hoạt động của HS: 
- Nắm được: khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
- Làm bài tập: C5, C6 SGK; 55.1 à 55.3SBT
- Tìm hiểu nội dung bài 56: ánh sáng có những tác dụng gì?
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút)
- GV ?: Dưới ánh sáng trắng, vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen có màu gì?
- GV?: Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Giáo viên: ...
....
- Học sinh: .
....
Tuần: 32	Ngày soạn: 25/3/2019	
Tiết: 64 	
Bài 56. CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG 
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 - Kiến thức: Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này. 
 - Kĩ năng: Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen.
 - Thái độ:
	+ Yêu thích môn học.
	+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện; khi đi dưới trời nắng gắt cần che chắn cơ thể tránh ánh nắng mặt trời; tăng cường sử dụng pin mặt trời tại các vùng sa mạc, những nơi chưa có điện lưới quốc gia. 
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
	- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. 
II. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Dụng cụ TN cho các nhóm:
	+ 1 tấm kim loại: 1 mặt sơn trắng, 1mặt sơn đen.
	+ 2 nhiệt kế
	+ 1 bóng đèn khoảng 25 W
	+ 1 dụng cụ sử dụng pin mặt trời
 * Học sinh: Xem trước bài 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- Dưới ánh sáng trắng, khi quan sát thấy các vật, em hãy nêu nhận xét về màu sắc của ánh sáng truyền từ vật đến mắt?
	- Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập. 
- Mục đích: Đặt vấn đề vào bài.
- Nội dung: Tình huống đầu bài SGK
- GV gọi HS đọc thông tin đầu bài SGK
-GV chốt lại vấn đề
- HS: đọc thông tin SGK
-HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời, nhận thức vấn đề
Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: 
* Kiến thức 1: (17 phút). Tác dụng nhiệt của ánh sáng. 
- Mục đích: Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng. 
- Nội dung: Tác dụng nhiệt của ánh sáng.
-GV gọi HS đọc và trả lời C1
-GV nhận xét câu trả lời
-GV gọi HS đọc và trả lời C2
-GV?: Qua câu C1, C2 em hãy cho biết năng lượng ánh sáng đã biến đổi thành dạng năng lượng nào?
 -GV?: Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
-GV liên hệ giáo dục HS BVMT: tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời
-GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK 
-GV yêu cầu HS nêu mục đích của TN à GV chốt lại
-GV giao dụng cụ, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm TN 
- GV làm TN, yêu cầu HS đọc số liệu
-GV yêu cầu HS làm C3
-GV lưu ý HS: Vật màu tối hấp thụ ánh sáng nhiều.
-HS đọc câu hỏi và trả lời 
-HS lắng nghe, ghi bài 
-HS đọc câu hỏi và trả lời 
-HS: quang năng à nhiệt năng
-HS phát biểu khái niệm
-HS lắng nghe 
-HS đọc SGK
-HS: nêu mục đích TN
-HS hoạt động nhóm làm TN à hoàn thành bảng 1 
-HS trả lời 
-HS lắng nghe. 
I. Tác dụng nhiệt của ánh sáng:
 1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
C1: phơi các vật ngoài nắng thì các vật đó sẽ nóng lên.
C2: - Phơi các vật ngoài nắng
-Làm muối
- Ngồi sưởi nắng trong những ngày lạnh
à Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến đổi thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng. 
2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen:
C3: Tấm kim loại màu đen tăng nhiệt độ nhanh hơn tấm kim loại màu trắng
à vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng
* Kiến thức 2: (5 phút). Tác dụng sinh học của ánh sáng.
- Mục đích: Tìm hiểu về tác dụng sinh học của ánh sáng.
- Nội dung: Tác dụng sinh học của ánh sáng.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II. 
-GV?: Em hãy kể tên 1 số hiện tượng xảy ra với cơ thể người và cây cối khi có ánh sáng?
-GV?: Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì?
-GV liên hệ giáo dục HS BVMT: khi đi nắng cần che chắn  
-HS đọc SGK
-HS trả lời C4, C5
-HS phát biểu khái niệm
SGK
-HS lắng nghe. 
II. Tác dụng sinh học của ánh sáng:
C4: - Cây cối trồng trong nơi không có ánh sáng: lá xanh nhạt, cây yếu
- Cây trồng ngoài ánh sáng: lá xanh, cây tốt 
C5: Người sống thiếu ánh sáng sẽ yếu
àÁnh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
* Kiến thức 3: (10 phút). Tác dụng quang điện của ánh sáng.
- Mục đích: Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng.
- Nội dung: Tác dụng quang điện của ánh sáng.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK 
-GV?: pin mặt trời là gì? 
-GV gọi HS đọc và trả lời C6
 -GV giới thiệu 1dụng cụ sử dụng pin mặt trời, gv làm TN, yêu cầu HS trả lời C7
-GV?: Thế nào là tác dụng quang điện của ánh sáng là gì?
-GV liên hệ giáo dục HS BVMT: tăng cường sử dụng 
-HS đọc SGK
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS quan sát TN, suy nghĩ trả lời C7
-HS trả lời
-HS lắng nghe. 
III. Tác dụng quang điện của ánh sáng:
1.Pin mặt trời:
Là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.
 C6: máy tính bỏ túi, 
 C7:
+ Muốn cho pin phát điện phải chiếu ánh sáng vào pin
+ không nóng hoặc nóng không đáng kể. pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.
2.Tác dụng quang điện của ánh sáng: (Học SGK)
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút)
	a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo.
	 Nội dung: 
- Học bài: Ánh sáng có những tác dụng gì? 
- Làm bài tập: C8 ,C9 ,C10 SGK + 56.1à56.4 SBT
- Xem trước nội dung bài 57. Thực hành: nhận biết.
b) Cách tổ chức hoạt động: 
	- HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
	- GV: giao nhiệm vụ cho HS.
	c) Sản phẩm hoạt động của HS: 
- Nắm được: các tác dụng của ánh sáng. 
- Làm bài tập: C8 ,C9 ,C10 SGK + 56.1à56.4 SBT
- Tìm hiểu nội dung bài 57. Thực hành: nhận biết. : Thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không sơn sắc.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút)
- GV ?: Ánh sáng có những tác dụng gì? 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Giáo viên: ...
....
- Học sinh: .
....
 	Trình kí tuần 32:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc