Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: Nêu được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.

- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến khả năng tán xạ AS của các vật.

- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: hiểu được khái niệm tán xạ ánh sáng là gì

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: nêu được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. Dùng kiến thức tiếp thu được giải thích được tượng thực tế 

- Năng lực hợp tác nhóm: phát huy ý kiến cá nhân, thống nhất cao trong các kết luận

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: giải thích các hiện tượng thực tế rõ ràng, có cơ sở, đảm bảo tính thuyết phục.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: nắm và thực hiện được các bước thí nghiệm cẩn thận, hiệu quả và an toàn

doc 8 trang Khánh Hội 16/05/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 17/3/2019 
Tiết thứ 59 đến tiết thứ 60. Tuần: 31
Tiết 59. BÀI 55. MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG
VÀ ÁNH SÁNG MÀU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Nêu được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến khả năng tán xạ AS của các vật.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: hiểu được khái niệm tán xạ ánh sáng là gì
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: nêu được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. Dùng kiến thức tiếp thu được giải thích được tượng thực tế 
- Năng lực hợp tác nhóm: phát huy ý kiến cá nhân, thống nhất cao trong các kết luận
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: giải thích các hiện tượng thực tế rõ ràng, có cơ sở, đảm bảo tính thuyết phục.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: nắm và thực hiện được các bước thí nghiệm cẩn thận, hiệu quả và an toàn
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 
+ Một hộp kín có 1 cửa sổ có thể chắn bằng các tấm lọc màu đỏ hoặc lục (hoặc trong có các đèn phát ánh sáng trắng, đỏ và lục).
+ Các vật có màu trắng, đỏ, lục và đen đặt trong hộp.
+ Một tấm lọc màu đỏ và một tấm lọc màu lục.
- Học sinh: Học bài và làm bài tập về nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Y-K: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc đỏ, phía sau tấm lọc đó ánh sáng có màu gì?
Tb: Phân tích ánh sáng trắng ta được ánh sáng màu nào?
*Tạo tình huống học tập: Tại sao có khi ta thấy cùng một bộ quần áo của người trên sân khấu lúc thì có màu này, lúc thì có màu khác ?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng. (8 phút)
Mục đích của hoạt động: HS biết được dưới ánh sáng màu trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: kết quả quan sát màu của các vật dưới ánh sáng trắng.
Cách thức hoạt động:
Tình huống: Vật màu đỏ, xanh vào ban ngày ta thấy nó có màu gì?
Tiếp nhận kiến thức:
Tb: Khi nào ta nhìn thấy vật ? 
- YCHS trả lời câu C1 để rút ra nhận xét.
*Gợi ý: Các vật màu đỏ, màu xanh,  dưới ánh sáng trắng. Có ánh sáng màu nào truyền tới mắt?
- GV nhận xét và hoàn chỉnh C1
Vận dụng
* Tích hợp GDBVMT:
K-G: Ánh sáng từ kính đường phố có ảnh hưởng gì đến môi trường ? Vì sao ? 
Gợi ý: 
- Ánh sáng đến các kính và ánh sáng phản xạ ra khỏi kính
- Ảnh hưởng đến người tham gia giao thông
- Khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta
- HS thảo luận và trả lời C1
C1: Dưới ánh sáng màu trắng:
+ Khi thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền vào mắt ta.
+ Khi thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh vào mắt ta.
 HS thảo luận, trả lời
- Hiện nay tại các thành phố việc sử dụng kính màu trong xây dựng đã trở thành phổ biến. Ánh sáng mặt trời sau khi phản xạ trên các tấm kính có thể gây chói lóa cho con người và các phương tiện tham gia giao thông
I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng
Kết luận: Dưới ánh sáng màu trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
Kết luận của GV: biết được ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống của con người
Hoạt động 2: Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các (13 phút)
Mục đích của hoạt động: biết được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: kết quả quan sát thí nghiệm theo hình 55.1
Cách thức hoạt động:
Thực hành
Tb: Các vật ta thường quan sát có tự phát ra ánh sáng không ? 
K-G: Vì sao ta thấy được màu của các vật.
- GV Giải thích thêm “tán xạ” là gì
ĐVĐ: Làm thế nào để quan sát quan sát khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật ?
GV giới thiệu dụng cụ TN
- GV hướng dẫn HS sử dụng “hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu” để làm thí nghiệm
- Đặt vật màu đỏ trên nền trắng trong hộp,
- Chiếu ánh sáng trắng, đỏ, xanh lục đến các vật (vòng màu) rồi quan sát màu của các vật.
- Nhận xét kết quả của các nhóm, thống nhất kiến thức và ghi vở.
- Các vật ta nghiên cứu không tự phát ra ánh sáng, tuy nhiên chúng có khả năng tán xạ ánh sáng chiếu đến chúng
- HS nêu suy nghĩ
- HS nêu dụng cụ làm TN 
- HS sử dụng “hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu” theo hướng dẫn 
- Báo cáo kết quả ghi nhận được 
- Thảo luận, thống nhất kiến thức
II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
1. Thí nghiệm và quan sát
2. Nhận xét 
C2: Dưới ánh sáng đỏ vật màu: trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ
 Dưới ánh sáng đỏ vật màu đỏ có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ
 Dưới ánh sáng đỏ vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ AS đỏ
C3: Dưới ánh sáng xanh lục vật màu trắng có màu xanh lục. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục
 Dưới AS xanh lục vật màu đỏ có màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng xanh lục
 Dưới AS xanh lục vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ AS xanh lục
Kết luận của GV: biết được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
Hoạt động 3: Tìm hiểu kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật (5 phút)
Mục đích của hoạt động: rút ra được kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: 
Cách thức hoạt động:
Tb-K: Qua TN trên, em hãy có kết gì gì về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật ? 
Gợi ý: 
- So sánh màu các vật với ánh sáng màu khi các vật tán xạ 
- Nhìn vật màu trắng dưới các ánh sáng màu ta rút ra kết luận gì về khả năng tán xạ ánh sáng màu của nó.
- GV chốt lại kết luận và cho HS ghi vào vở
* Tíchhợp GDBVMT:
K-G: Từ khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật, khi lắp các mãng kính lớn cho các tòa nhà ta cần chú ý điều gì ? 
- HS nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
- HS thảo luận và ghi vào kết luận vào vở
- Biện pháp bảo vệ môi trường: Khi sử dụng những mảng kính lớn trên bề mặt các toà nhà trên đường phố, cần tính toán về diện tích bề mặt kính, khoảng cách công trình, dải cây xanh cách li.
III. Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
1) Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác.
2) Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
3) Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.
Kết luận của GV: biết được ảnh hưởng của khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật đến đời sống
Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút)
Mục đích của hoạt động: vận dụng kiến thức đã học giải thích được hiện tượng thực tế
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Trả lời được C4, C5, C6
Cách thức hoạt động:
- YCHS làm C4, C5, C6 
Gợi ý 
C4. Ban ngày thông thường ta thấy có ánh sáng màu nào ?
C5: Kết hợp với cách tạo ra ánh sáng màu và khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
C6: Trong chùm sáng trắng có ánh sáng màu nào ? (Tb-Y)
- GV theo dõi và hoàn chỉnh câu trả lời.
- HS thảo luận nhóm 
- Cá nhân trả lời C4, C5, C6
- Lớp nhận xét
IV. Vận dụng:
C4: Ban ngày, lá cây ngoài đường có màu xanh lục, vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục trong chùm sáng trắng của mặt trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng nên chúng không có gì để tán xạ.
 C5: ... thấy tờ giấy màu đỏ . Vì ánh sáng màu đỏ trong chùm sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại vào mắt ta. Vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ.
 Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta thấy tờ giấy màu đen. Vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.
C6: Trong chùm sáng trắng có đủ mọi AS màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới AS trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới AS trắng ta sẽ thấy vật màu xanh
Kết luận của GV: giải thích được các hiện tượng thực tế
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
- Bài tập về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ. K-G làm thêm bài 55. 3 –tr112 SBT
Hướng dẫn: 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng - Người ta đã lợi dụng ánh sáng mặt trời như thế nào trong cuộc sống- lấy ví dụ; Ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng “xấu” gì đến cuộc sống – cách khắc phục.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 5 phút
- Câu hỏi, bài tập:
+ Vật màu trắng, vật màu đen có khả năng tán xạ ánh sáng như thế nào?
+ Vật màu đỏ, xanh lục, ... tán xạ tốt ánh sáng nào? Tán xạ kém ánh sáng nào?
+ BT 55.1C 
+ BT55.2: a – 3, b – 4, c – 2, d – 1.
K-G: Giải thích tại sao dưới ánh sang màu lam, vật màu đen vẫn có màu lam?
TL: Vì vật màu lam không tán xạ ánh sang màu lam.
K-G: Giải thích tại sao một số loại vải gấm khi nhìn theo góc độ khác nhau ta thấy chúng óng ánh theo hai màu?
TL: một số loại vải gấm óng ánh theo hai màu có đặc tính là theo góc độ này thì phản xạ tốt ánh sáng này, theo góc độ khác thì phản xạ tốt ánh sáng khác 
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 60. BÀI 56. CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: 
+ Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này.
+ Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.
+ Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.
- Kỹ năng: Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen.
- Thái độ: Say mê vận dụng khoa học vào thực tế.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: bằng vốn sống HS biết được ánh sáng có các tác dụng nào?
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: nêu được các hiện tượng trong thực tế ứng dụng các tác dụng của ánh sáng
- Năng lực hợp tác nhóm: phát huy vốn sống của mỗi thành viên làm rõ các tác dụng của ánh sáng
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày ý kiến rõ ràng, logic
- Năng lực thực hành thí nghiệm: 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 
+ Một tấm kim loại: 1 mặt sơn trắng, 1 mặt sơn đen.
+ 01 hoặc 02 nhiệt kế. 01 bóng đèn 25W. 01 đồng hồ.
+ 01 dụng cụ sử dụng pin mặt trời như máy tính bỏ túi, đồng hồ, đồ chơi, ....
- Học sinh: Học bài và làm bài tập về nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Cho biết khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật màu trắng, màu đen và các vật màu khác? Cho ví dụ.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của ánh sáng (10 phút)
Mục đích của hoạt động: Hiểu được tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì? Tác dụng nhiệt trên các vật màu trắng, vật màu xanh khác nhau như thế nào?
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: nêu được công việc sử dụng tác dụng nhiệt trong cuộc sống
Cách thức hoạt động:
Tình huống: Ánh sáng mặt trời nóng lên có tác dụng gì đối với con người? Đây là tác dụng gì?
Tiếp nhận kiến thức:
Y-K trả lời C1; 
Tb-K trả lời C2 
Gợi ý: 
- Sử dụng gương cầu lõm: chiếu ánh sáng mặt trời chiếu vào gương cầu lõm. (để đốt nóng vật)
- Phơi muối: Ánh sáng làm nước biển bay hơi nhanh tạo thành muối.
- Sưởi nắng trong mùa Đông, ....
K-G: Vậy tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì ? 
GV: Khả năng biến đổi NL AS thành NLthành nhiệt năng của các vật có màu khác nhau có như nhau không ? làm thế nào để kiểm chứng của dự đoán này?
Tb-Y: Nghiên cứu thiết bị và nêu cách bố trí TN
K-G: Nêu mục đích TN và tìm hiểu dụng cụ TN, tiến hành thí nghiệm 
- GV mô tả TN
- YC HS trả lời C3
- GV kết luận chung về tác dụng nhiệt của ánh sáng.
Thực hành
Tb: Trong đời sống hàng ngày, màu nào là màu sáng, màu nào là màu tối?
Vận dụng
* Tích hợp GDBVMT:
- Sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng như thế nào phục vụ cho đời sống và sản xuất? 
- Cá nhân trả lời ® thống nhất ® ghi vở.
C1: .... Phơi các vật ngoài nắng thì các vật sẽ nóng lên; Khi chạy điện ở bệnh viện, ta chiếu ánh sáng vào cơ thể, chỗ bị chiếu ánh sáng sẽ nóng lên, ..... 
+ HS trả lời 
C2: - Sử dụng ánh sáng Mặt Trời chiếu vào gương cầu lõm → Đốt nóng vật.
- Phơi muối: Ánh sáng làm nước biển bay hơi nhanh→ muối.
- Phơi các vật ngoài nắng, ngồi sởi nắng trong mùa đông, ...
- Biến năng lượng ánh sáng thành nhiệt năng
- HS nêu suy nghĩ – Dự đoán 
+ HS nêu mục đích, tìm hiểu dụng cụ và cách tiến hành TN 
- Sau khi GV mô tả TN, HS nêu suy nghĩ về khả năng tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen. 
 C3: Trong cùng một thời gian, với cùng một nhiệt độ ban đầu và cùng một điều kiện chiếu sáng thì nhiệt độ của tấm kim loại khi bị chiếu sáng mặt đen tăng nhanh hơn nhiệt độ của tấm kim loại đó khi bị chiếu sáng mặt trắng.
- HS đọc thông tin sgk để trả lời
+ Màu sáng: màu trắng, màu hồng, ..
+ Màu tối: màu đen, màu tím, ...
+ AS mang theo NL, trong một năm nhiệt lượng do MTrời cung cấp cho Trái Đất lớn hơn tất cả các nguồn năng lượng khác được con người sử dụng trong năm đó. NL M.Trời được xem là vô tận và sạch (vì không có chứa các chất độc hại). Do đó cần tăng cường sử dụng NL M.Trời để sản xuất điện.
I. Tác dụng nhiệt của ánh sáng
1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
C1: 
C2: 
* Nhận xét: 
 Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng
2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen.
a) Thí nghiệm.
 Chiếu sáng như nhau đến hai mặt trắng, đen của một tấm kim loại. Hãy so sánh nhiệt độ trong hai trường hợp.
 b) Kết luận.
 Vật màu đen hấp thụ ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng.
Kết luận của GV: Biết lợi dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng phục vụ con người
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng sinh học của ánh sáng (7 phút)
Mục đích của hoạt động: hiểu được tác dụng sinh học của ánh sáng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: nêu được ví dụ về tác dụng sinh học của ánh sáng đối với cây cối và đói với cơ thế con người
Cách thức hoạt động:
Khởi động: Ánh sáng có ảnh hưởng gì đến cây cối, con người và các sinh vật khác?
Tiếp nhận kiến thức:
Y-K: Đọc mục II SGK và phát biểu về tác dụng sinh học của ánh sáng. 
- YCHS trả lời C4, C5
*Gợi ý: đối với Y-K, cây trồng bị thiếu ánh sáng bị ảnh hưởng như thế nào? Trẻ em khi sinh ra bị vàng da, bác sĩ khuyên điều gì?
- Nhận xét đánh giá các câu trả lời C4, C5
Vận dụng
* Tích hợp GDBVMT:
Tb-K: Ánh sáng mặt trời có ý nghĩa ntn đối với cơ thể con người? 
K-G: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cần chú ý điều gì ? 
- Cần làm thế nào có môi trường được trong lành
- HS đọc tài liệu
- Cá nhân phát biểu về tác dụng sinh học của ánh sáng và ghi vào vở.
- HS trả lời C4, C5 
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận và cá nhân trả lời
+ Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, da tổng hợp được vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Hiện nay do tầng ôzôn bị thủng nên các tia tử ngoại có thể lọt xuống bề mặt trái đất. Việc thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại có thể gây bỏng da, ung thư da. Khi đi dưới trời nắng gắt cần thiết che chắn cơ thể khỏi ánh nắng Mặt Trời, khi tắm nắng cần thiết sử dụng kem chống nắng
+ Cần đấu tranh chống lại các tác nhân gây hại tầng ôzôn như: thử tên lửa, phóng tàu vũ trụ, máy bay phản lực siêu thanh và các chất khí thải
II. Tác dụng sinh học của ánh sáng.
+ C4: Cây cối thường ngả hoặc vươn ra các nơi có ánh sáng mặt trời. Ở những nơi chuyên canh về hoa, thường dùng ánh sáng đèn về ban đêm để kích thích cây sinh trưởng.
+ C5: Người sống thiếu ánh sáng sẽ yếu, cơ thể không hấp thụ được hết các sinh tố, khoáng chất trong thức ăn. Em bé cần tắm nắng sớm mai để được cứng cáp.
Kết luận: 
 Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở một số sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
Kết luận của GV: Biết lợi dụng tác dụng sinh học của ánh sáng phục vụ con người
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng (10 phút)
Mục đích của hoạt động: Hiểu được tác dụng quang điện của ánh sáng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Trả lời được C6, C7
Cách thức hoạt động:
Tình huống: Có thể biến NL ánh sáng thành điện năng không?
Tiếp nhận kiến thức:
Tb-K: Pin mặt trời hoạt động trong điều kiện nào ? Cho ví dụ.
Y-K: Trả lời C6 
Tb: trả lời ý 1 C7.
K-G: trả lời ý 2 C7
+ HS quan sát máy tinh bỏ túi có dung nguồn điện ánh sáng và bức ảnh hình 56.3 SGK.
+ GV có thể thông báo cho HS biết : Pin mặt trời gồm có hai chất khác nhau. Khi chiếu ánh sáng vào: một số electron từ bản cực này bị bật ra bắn sang bản cực kia làm hai bản cực nhiễm điện trái dấu tạo ra nguồn điện một chiều.
K-G: Có người cho rằng pin mặt trời hoạt động được là do tác dụng nhiệt của ánh sáng, theo em điều này đúng hay sai? Tại sao? 
Gợi ý: Nếu để pin mặt trời ở nơi có ánh sáng lờ mờ rồi áp tay vào pin cho nó nóng hơn cả lúc chiếu sáng vào nó. Ta sẽ thấy pin không hoạt động
 GV: Pin mặt trời hoạt động được là không do tác dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng
Vận dụng
* Tích hợp GDBVMT:
- Tác dụng quang điện. Pin mặt trời biến năng lượng nào thành nguồn năng lượng nào?
- Từ đó nêu cách sử dụng nguồn năng lượng này phục vụ cho cuộc sống.
- HS: Pin mặt trời hoạt động trong điều kiện có ánh sáng chiếu vào. Ví dụ: Máy tính bỏ túi dùng pin mặt trời chỉ hoạt động được khi có ánh sáng chiếu vào nó ® HS trả lời câu C6, C7.
C6: Máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em, ....
 Pin mặt trời đều có 1 cửa sổ để chiếu ánh sáng vào. 
C7: 
+ Muốn cho pin phát điện, phải chiếu ánh sáng vào pin.
+ Khi pin hoạt dộng thì nó không nóng lên hặc chỉ nóng lên không đáng kể. Do đó pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.
+ HS quan sát máy tinh bỏ túi có dung nguồn điện ánh sáng và bức ảnh hình 56.3 SGK.
- HS đọc thông tin sgk nắm tác dụng quang điện của ánh sáng
- Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. 
- Tăng cường sử dụng pin mặt trời tại các vùng sa mạc, những nơi chưa có điều kiện sử dụng điện lưới quốc gia.
III. Tác dụng quang điện của ánh sáng
1. Pin mặt trời.
 Pin mặt trời là nguồn điện có thể phát ra điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.
2. Tác dụng quang điện của ánh sáng.
- Pin mặt trời là pin quang điện. 
- Pin mặt trời biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện
- Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.
Kết luận của GV: Biết được lợi ích sử dụng tác dụng quang điện của ánh sáng phục vụ con người
Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút)
Mục đích của hoạt động: Giải thích được hiện tượng thực tế
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Trả lời được C8, C9, C10
Cách thức hoạt động:
- YC từng HS trả lời câu hỏi phần vận dụng
K-G trả lời C10
- GV theo dõi, hoàn chỉnh các câu trả lời và củng cố các tác dụng của ánh sáng
- Từng HS tìm hiểu sgk để trả lời C8, C9, C10
- Lớp nhận xét
IV. Vận dụng: 
 C8: ..tác dụng nhiệt
 C9:...tác dụng sinh học.
 C10:...Vì màu tối hấp thụ nhiều NL của AS mặt trời và sưởi ấm cho cơ thể về mùa Đông.
 .....Vì màu sáng hấp thụ ít năng lượng mặt trời, giảm được sự nóng bức khi đi ngoài nắng.
Kết luận của GV: Dựa vào tác dụng của ánh sáng giải thích hiện tượng thực tế
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
- Ra bài tập về nhà: Học thuộc ghi nhớ và làm bài 56.5.
Hướng dẫn: Tia hồng ngoại của đèn điều khiển liên hệ với tác dụng nào? Tia tử ngoại của ánh sáng liên hệ tác dụng nào ?
-Chuẩn bị bài mới: Tiết sau:” Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD “ – HS chuẩn bị đồ dùng và báo cáo thực hành như sgk.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 5 phút
- Câu hỏi, bài tập:
+ Ánh sáng có các tác dụng nào?
+ BT 56.1c; 56.2. a – 3; b – 4; c – 2; d - 1 
+ K - G: 56.3 trang 115: Hãy giải thích tại sao bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như màu nhủ bạc, màu trắng, màu vàng, 
TL: các bình xăng dầu thường sơn .. để cho nó hấp thụ ít năng lượng của ánh sáng mặt trời và để giảm bớt sự nóng lên của chúng khi bị phơi ngoài nắng, hạn chế sự hỏa hoạn.
- HS đọc có thể em chưa biết
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 31
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc