Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức

+ Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.

+ HS thấy được việc lạm dụng ánh sáng trong trang trí cũng như trong quảng cáo làm môi trường bị ô nhiễm, đến sức khỏe và lãng phí điện năng. Từ đó nêu ra các biện pháp khắc phục thích hợp

- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng trắng.

- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc. Biết vận dụng kiến thức bộ môn vào cuộc sống

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: biết được dụng cụ thí nghiệm, hiểu được khi phân tích chùm trắng được các ánh sáng màu, biết được các cách phân tích ánh sáng trắng

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: biết được các cách phân tích ánh sáng trắng

- Năng lực hợp tác nhóm: biết nêu ý kiến của cá nhân trong thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: lập luận chặt chẽ, logic

- Năng lực thực hành thí nghiệm: làm được thí nghiệm, rút ra kết luận

doc 8 trang Khánh Hội 16/05/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 11/03/2019 
Tiết thứ 57 đến tiết thứ 58. Tuần: 26
Tiết 57. BÀI 53. SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: 
+ Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.
+ HS thấy được việc lạm dụng ánh sáng trong trang trí cũng như trong quảng cáo làm môi trường bị ô nhiễm, đến sức khỏe và lãng phí điện năng. Từ đó nêu ra các biện pháp khắc phục thích hợp
- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng trắng.
- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc. Biết vận dụng kiến thức bộ môn vào cuộc sống
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: biết được dụng cụ thí nghiệm, hiểu được khi phân tích chùm trắng được các ánh sáng màu, biết được các cách phân tích ánh sáng trắng
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: biết được các cách phân tích ánh sáng trắng
- Năng lực hợp tác nhóm: biết nêu ý kiến của cá nhân trong thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: lập luận chặt chẽ, logic
- Năng lực thực hành thí nghiệm: làm được thí nghiệm, rút ra kết luận
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 
+ Một lăng kính tam giác đều. Một màn chắn trên có khoét 1 khe hẹp.
+ Một bộ các tấm lọc màu: xanh, đỏ, nửa xanh nửa đỏ. Một đĩa CD.
+ Một đèn phát ánh sáng trắng (tốt nhất là đèn ống).
- Học sinh: Bài tập về nhà và dụng cụ học tập (gương phẳng)
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Tb-Y: Cho ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng và nguồn phát ra ánh sáng màu?
 Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào ? Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ, chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh ta được màu gì?
K-G: Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua hai tấm lọc màu đỏ và màu lục, thì sẽ thấy được màu gì? Tại sao? (màu đen. Đó là vì ánh sáng trắng được hắt lên từ tờ giấy sau khi qua tấm lọc A màu đỏ thì thành ánh sáng đỏ; ánh sáng đỏ không đi qua được tấm lọc B màu lục, nên ta thấy tối đen) 
 - Nếu đổi thứ tự đặt các tấm lọc A và B (đỏ và lục) phía trước tờ giấy trắng thì màu của tờ giấy có màu gì ? (vẫn là màu đen) 
* Đặt vấn đề: Trong bài trước, ta đã thấy khi chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ được một chùm sáng màu. Phải chăng trong chùm sáng trắng có chứa các chùm sáng màu ?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính
Thời lượng: 15 phút
Mục đích của hoạt động: Biết cách phân tích chùm sáng trắng bằng lăng kính
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: biết được khi phân tích chùm sáng trắng thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau.
Cách thức hoạt động:
- YCHS tìm hiểu SGK, trả lời 
+ Lăng kính là gì ?
Y-K: Cho biết dụng cụ TN 
Tb: Mục đích TN 
K-G: Cách tiến hành 
- GV thông tin về lăng kính và làm TN, YCHS quan sát hiện tượng và nêu kết quả, trả lời C1
- YCHS đọc thông tin sgk nắm cách làm TN và nêu kết quả dự đoán thu nhận được.
Mục đích: Thấy rõ sự tách các dải màu riêng rẽ.
Cách làm: Dùng các tấm lọc màu để chắn chùm sáng.
+ GV làm TN với tấm lọc màu đỏ, màu xanh 
* Đối với TN 53.1c 
Mục đích: Thấy rõ sự ngăn cách giữa dải màu đỏ và dải màu xanh.
Cách làm: Dùng tấm lọc nửa đỏ, nửa xanh để có thể quan sát được đồng thời vị trí của hai dải sáng màu đỏ và màu xanh.
Gợi ý: 
+ Trước lăng kính là chùm sáng màu nào ?
+ Sau lăng kính là chùm sáng màu nào ?
* Tích hợp GDBVMT:
- Dùng ánh sáng nhân tạo có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người ?
*Gợi ý: khi vào ban đêm từ ngoài nhìn vào nhà đang bắt TV ta thấy hiện trượng gì ?
Tb-Y: Việc lạm dụng ánh sáng ở các thành phố lớn trong việc quảng cáo và trang trí có ảnh hưởng gì đến con người ? 
K-G: Từ đó, em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường ? 
H: Khi chiếu chùm sáng hẹp qua lăng kính ta sẽ thu được ánh sáng màu nào ? (Tb-Y) Từ đó cho biết lăng kính có tác dụng gì ? (K-G)
- HS tìm hiểu SGK trả lời 
+ Là một khối trong suốt có 3 gờ song song.
+ Lăng kính, nguồn sáng trắng
+ Trong chùm sáng trắng có các chùm sáng nào?
+ Chiếu chùm sáng trắng qua lăng kính và quan sát chùm sáng phía sau lăng kính (cạnh lăng kính // với khe sáng trắng)
- HS quan sát GV làm TN và trả lời C1
C1: Ánh sáng chiếu đến lăng kính là ánh trắng, sau lăng kính ta quan sát được, ở bờ này là màu đỏ, da cam, vàng, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
- HS nêu cách làm TN, quan sát GV làm TN để trả lời C2, C3, C4
C2: - Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ. Bằng tấm lọc màu xanh có vạch xanh, hai vạch này không nằm cùng 1 chỗ.
- Khi chắn khe K bằng tấm lọc nửa đỏ, nửa xanh thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ, xanh nằm lệch nhau.
C3: Bản thân lăng kính là một khối chất trong suốt không màu, nên nó không thể đóng vai trò như một tấm lọc màu được.
 Nếu lăng kính có tác dụng nhuộm màu cho chùm tia sáng thì tại sao chỗ này lại nhuộm màu xanh, chỗ kia chỉ nhuộm màu đỏ? Trong khi các vùng mà tia sáng đi qua trong lăng kính đều có tính chất hoàn toàn như nhau. 
 Như vậy chỉ có ý kiến thứ hai là đúng.
C4. Trước lăng kính, ta chỉ có một dải sáng trắng. Sau lăng kính ta thu được nhiều dải sáng màu. Như vậy lăng kính đã phân tích từ dải sáng trắng nói trên ra nhiều dải sáng màu, nên ta nói TN 1 – SGK là TN phân tích ánh sáng trắng.
- HS thảo luận trả lời
+ Sống lâu trong môi trường ánh sáng nhân tạo (ánh sáng màu) khiến thị lực bị suy giảm, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
+ Tại các thành phố lớn, do sử dụng quá nhiều đèn màu trang trí đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Sự ô nhiễm này dẫn đến giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khả năng quan sát thiên văn. Ngoài ra chúng còn lãng phí điện năng.
Các biện pháp bảo vệ môi trường 
+ Cần quy định tiêu chuẩn về sử dụng đèn màu trang trí, đèn quảng cáo.
+ Nghiêm cấm việc sử dụng đèn pha ô tô, xe máy là đèn phát ra ánh sáng màu.
+ Hạn chế việc sử dụng điện để thắp sáng đèn quảng cáo để tiết kiệm điện
I. Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính 
1. Thí nghiệm 1:
- Lăng kính là một khối trong suốt có 3 gờ song song.
- Kết quả TN: Ánh sáng chiếu đến lăng kính là ánh sáng trắng -Quan sát phía sau lăng kính thấy một dải ánh sáng nhiều màu: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
2. Thí nghiệm 2:
 a) Kết quả: Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ, bằng tấm lọc màu xanh có vạch xanh; hai vạch này không nằm cùng một chỗ.
b) Kết quả: Khi chắn khe K bằng tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau.
Nhận xét: Ánh sáng màu qua lăng kính vẫn giữ nguyên màu đó.
 Lăng kính chỉ có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng, cho mỗi chùm sáng đi theo một phương khác nhau .
3. Kết luận: SGK/140. 
Kết luận của GV: biết được khi phân tích chùm sáng trắng thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD
Thời lượng: 14 phút
Mục đích của hoạt động: biết được cách phân tích chùm sáng trắng bằng lăng kính
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: khi phân tích chùm sáng trắng bằng đĩa CD thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau.
Cách thức hoạt động:
Y-K: Để làm TN này ta cần có dụng cụ gì ? 
Tb: Mục đích TN và cách tiến hành.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3-SGK từ đó trả lời C5; C6 ® Ghi vở.
- GV theo dõi và nhắc nhở các thao tác chưa hoàn chỉnh và hoàn chỉnh các câu trả lời
+ GV giới thiệu tác dụng phân tích ánh sáng trắng của mặt ghi của đĩa CD và cách quan sát ánh sáng đã được phân tích 
-Vài HS trả lời
Dụng cụ: Đĩa CD và chùm sáng trắng và nàm.
Mục đích: tách các dải màu có sẵn trong chùm sáng trắng
Cách làm: Chiếu chùm sáng trắng đến đĩa CD, quan sát chùm sáng ra khỏi đĩa CD
+ HS làm thí nghiệm 3-SGK ® trả lời C5; C6 ® Ghi vở.
C5: Trên đĩa CD có nhiều dải màu từ đỏ đến tím.
C6: + Ánh sáng chiếu đến mặt ghi đĩa CD là ánh sáng trắng 
 + Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu này hay màu kia.
 + Trước khi đến đĩa CD, chùm sáng là chùm sáng trắng. Sau khi phản xạ trên đĩa CD, ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau. Vậy thí nghiệm với đĩa CD cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng 
- HS theo dõi và nắm thông tin 
II. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD
1. Thí nghiệm 3: Quan sát mặt ghi của đĩa CD dưới ánh sáng trắng.
.
2. Kết luận:
 Có thể phân tích chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu bằng cách cho nó phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD
III. Kết luận chung: sgk/141. 
 Có thể phân tích chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD
Kết luận của GV: khi phân tích chùm sáng trắng bằng đĩa CD thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau.
Hoạt động 3: Vận dụng
Thời lượng: 5 phút
Mục đích của hoạt động: giải thích phân tích chùm sáng trắng thành chùm sáng màu trong thực tế
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Làm được C7, C8, C9.
Cách thức hoạt động:
- YCHS trả lời C7, C8.
- GV gợi ý cho HS thấy: giữa kính và nước tạo thành gờ của lăng kính.
- Nêu thêm một vài hiện tượng về sự phân tích ánh sáng trắng.
- YCHS tổng hợp kiến thức trong bài.
- Từng HS đọc thông tin và trả lời: C7, C9
K-G: thực hiện C8
- Lớp nhận xét
IV. Vận dụng
C7: Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng đỏ. Ta có thể coi như tấm lọc màu đỏ có tác dụng tách chùm sáng đỏ khỏi chùm sáng trắng. Nếu thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh thì ta lại được ánh sáng xanh. Cứ như thế cho các tấm lọc màu khác, ta sẽ biết được trong chùm sáng trắng có những ánh sáng nào. Đây cũng là cách phân tích ánh sáng trắng. Tuy nhiên cách này mất thời gian.
C8: Phần nước nằm giữa mặt gương và mặt nước tạo thành một lăng kính bằng nước. Xét một dải sáng trắng hẹp phát ra từ mép của vạch đen trên trán, chiếu đến mặt nước. Dải sáng này khúc xạ vào nước, phản xạ trên gương, trở lại mặt nước, lại khúc xạ ra ngoài không khí và đi vào mắt người quan sát. Dải sáng này coi như đi qua lăng kính nước nói trên, nên nó bị phân tích ra thành nhiều dải sáng màu sắc như cầu vồng. Do đó khi nhìn vào phần gương ở trong nước ta sẽ không thấy vạch đen mà thấy một dải nhiều màu.
C9: Bong bóng xà phòng, váng dầu,
Kết luận của GV: giải thích được hiện tương thực tế bằng kiến thức đã học
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
- Bài tập về nhà: BT 53 - 54.2,3, K-G làm thêm 53 - 54.4 sbt
- Học thuộc kết luận và nội dung ghi nhớ.
Hướng dẫn: Trong ánh sáng trắng có ánh sáng màu nào PT ntn?
Chuẩn bị bài mới: Tiết sau: “ Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu”
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
Tb-Y: Có thể phân tích chùm sáng trắng bằng các cách nào ? Trong chùm sáng trắng có chứa chùm sáng màu nào ? 
- BT 53-54.1 c
K-G: Có ý kiến cho rằng, trong TN phân tích sánh sang trắng bằng lăng kính, chính lăng kính đã có tác dụng nhuộm các màu khác nhau cho ánh sang trắng? Ý kiến trên có đúng không? Tại sao?
TL: Sai. Trong chùm sáng trắng có chứa sẵn các ánh sang màu. Lăng kính chỉ có tác dụng tách các chùm sáng màu đó ra và cho mỗi màu đi theo phương riêng vào mắt.
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 58. BÀI 54. SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: 
+ Trả lời được câu hỏi thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
+ Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu.
+ Dựa vào quan sát có thể mô tả được màu của ánh sáng thu được khi trộn ánh sáng.
+ Trả lời được các câu hỏi có thể trộn được các ánh sáng trắng hay không, có thể trộn được “ánh sáng đen” hay không.
- Kỹ năng: Quan sát thí nghiệm để tìm ra qui luật trên màu ánh sáng
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: hiểu được thế nào là sự trộn màu các ánh sáng với nhau
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: nêu được dụng cụ thí nghiệm và biết được cách tiến hành
- Năng lực hợp tác nhóm: phát huy ý kiến cá nhân, bàn bạc thống nhất trong thảo luận
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày kết quả thu được rõ ràng và có cơ sở
- Năng lực thực hành thí nghiệm: thực hành được thí nghiệm
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 1 đèn chiếu có 3 cửa và 2 gương; 1 bộ các tấm lọc; 1 màn ảnh.
- Học sinh: làm các bài tập về nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 4 phút
- Nêu các ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng và nguồn phát ra ánh sáng màu.
- Nêu các cách phân tích ánh sáng trắng (bằng đĩa CD, bằng lăng kính, ...)
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sự trộn các ánh sáng màu 
Thời lượng: 8 phút
Mục đích của hoạt động: HS biết thế nào là sự trộn các ánh sáng màu với nhau
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nêu được định nghĩa trộn hai hay nhiều ánh sáng màu
Cách thức hoạt động:
- Hướng dẫn HS đọc tài liệu và quan sát H 54.1 để trả lời câu hỏi: 
- Trộn các ánh sáng màu là gì? 
- Thiết bị trộn màu có cấu tạo như thế nào? Tại sao có 3 cửa sổ? Tại sao các cửa sổ có các tấm lọc? 
- Yêu cầu 2- 3 HS trình bày 
- Cá nhân đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi của GV 
- 1 vài HS trình bày và các HS khác cho nhận xét 
I. Thế nào là sự trộn các ánh sáng màu với nhau
 - Trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau, bằng cách chiếu đồng thời hai hay nhiều chùm sáng màu vào cùng một vị trí trên màn ảnh màu trắng (Hoặc trực tiếp vào mắt)
Kết luận của GV: Nêu được định nghĩa trộn hai hay nhiều ánh sáng màu
Hoạt động 2: Tìm hiểu kết quả của sự trộn hai ánh sáng màu
Thời lượng: 12 phút
Mục đích của hoạt động: bằng thực tế xác nhận được kết quả trộn màu các ánh sáng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: kết quả sự trộn màu các ánh sáng
Cách thức hoạt động:
- Hướng dẫn HS đọc tài liệu và quan sát H 54.1 để trả lời câu hỏi: 
- Để làm TN1 ta cần các dụng cụ nào? Cách tiến hành ra sao?
 - YCHS quan sát và nêu kết quả ghi nhận được
- Những nhận xét này không nhất thiết phải giống nhau, nhưng không được mâu thuẫn với nhau. Đó là vì cảm giác về màu phụ thuộc nhiều vào chủ quan của từng người.
- GV phân biệt cho HS trộn chùm sáng màu với nhau khác với trộn các màu trong mỹ thuật
Lưu ý: Điều chỉnh màn ảnh và các cửa sổ (gương phẳng) sao cho 2 chùm sáng màu giao nhau trên màn
- HS đọc tài liệu và nêu được dụng cụ và các bước tiến hành TN
- HS quan sát TN và nêu kết quả ghi nhận được rồi trả lời C1 . 
II. Trộn hai ánh sáng màu với nhau.
1. Thí nghiệm:
C1:
- màu đỏ + màu lụcmàu vàng
- Màu đỏ + màu lammàu hồng nhạt.
- Màu lục + màu lammàu nõn chuối.
- Không có ánh sáng màu đen. khi trộn 2 ánh sáng màu khác nhau, ta được ánh sáng màu khác
2. Kết luận: 
- Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau được ánh sáng màu khác hẳn.
- Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy có màu đen
Kết luận của GV: kết quả sự trộn màu các ánh sáng
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng 
Thời lượng: 13 phút
Mục đích của hoạt động: HS hiểu sự trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: kết quả sự trộn màu các ánh sáng để được ánh sáng trắng 
Cách thức hoạt động:
- YCHS đọc thông tin sgk nắm cách trộn ba chùm sáng màu trộn với nhau.
- GV làm TN. HS quan và trả lời kết quả ghi nhận được
- HS đọc thông tin nắm được cách trộn 3 chùm sáng màu với nhau
- HS quan sát thí nghiệm 2 SGK theo sự hướng dẫn của GV, rút ra nhận xét và trả lời C2 vào vở 
- Tham gia phát biểu kết luận chung theo yêu cầu của GV 
III. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng
1. Thí nghiệm
C2: Trộn ba ánh sáng màu đỏ, lục, lam với nhau ta được ánh sáng trắng.
2. Kết luận: SGK
- Khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp được ánh sáng trắng.
- Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.
- Lưu ý: Khi không có ánh sáng thì ta thấy tối, không có "ánh sáng đen".
Kết luận của GV: kết quả sự trộn màu các ánh sáng để được ánh sáng trắng 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Thời lượng: 5 phút
Mục đích của hoạt động: HS hiểu được TN 
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: kết quả quan sát TN đĩa tròn Niu-tơn
Cách thức hoạt động:
- YCHS đọc tài liệu và quan sát H 54.1 để trả lời câu hỏi C3 
Lưu ý, tốc độ quay khác nhau, có thể có màu khác nhau
HS quan sát và trả lời C3
IV. Vận dụng: 
C3: TN này gọi là TN đĩa tròn Niu – tơn
Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màng lưới nhận được gần như đồng thời 3 thứ ánh sáng phản xạ từ vùng có màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho cảm giác màu trắng
Kết luận của GV: kết quả quan sát TN đĩa tròn Niu-tơn
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập có liên quan
Dự kiến sản phẩm: Làm được các bài tập về nhà
- Bài tập về nhà: Học thuộc kết luận SGK; Làm bài tập: 53 - 54.4,5
Hướng dẫn: 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Quan sát vật màu đỏ, xanh, ... dưới ánh sáng trắng và quan sát vật màu trắng dưới ánh sáng màu, ta thấy các vật đó có màu gì ?
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
+ Thế nào là sự trộn màu các ánh sáng?
+ Trộn các ánh sáng màu nào với nhau được ánh sáng trắng
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 30
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc