Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới.
+ Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
+ Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
- Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt theo khía cạnh vật lí.
+ Biết cách xác định điểm cực cận, cực viễn bằng thực tế.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Bảo vệ mắt.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Tranh vẽ con mắt bổ dọc
- Bảng phụ
* Học sinh:
- Xem trước nội dung bài 48. Mắt à Tìm hiểu “Cấu tạo của mắt; sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh; mắt phải thực hiện quá trình gì khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau”.
- Thước thẳng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 29 Ngày soạn: 04/3/2019 Tiết: 57 Bài 48. MẮT I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới. + Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. + Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau. - Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt theo khía cạnh vật lí. + Biết cách xác định điểm cực cận, cực viễn bằng thực tế. - Thái độ: + Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí. + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Bảo vệ mắt. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Tranh vẽ con mắt bổ dọc - Bảng phụ * Học sinh: - Xem trước nội dung bài 48. Mắt à Tìm hiểu “Cấu tạo của mắt; sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh; mắt phải thực hiện quá trình gì khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau”. - Thước thẳng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Nêu cấu tạo của máy ảnh. - Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh có đặc điểm gì? - Chữa bài tập 47.3 SBT 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập. - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: Giới thiệu về con mắt -GV gọi 2 HS đóng vai Bình, Hòa à đọc phần thông tin đầu bài. -GV đặt vấn đề: hai TKHT đó ở đâu? -HS: đọc SGK, nhận thức vấn đề -HS: suy nghĩ, trả lời: con mắt Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (7 phút). Tìm hiểu cấu tạo của mắt (Xoáy sâu) - Mục đích: Tìm hiểu về mắt. - Nội dung: Cấu tạo của mắt. -GV treo tranh vẽ, đưa ra mô hình con mắt bổ dọc. -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1,2 SGK -GV?: + Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? + Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như TKHT? Tiêu cự có thể thay đổi được không? Bằng cách nào? + Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu? -GV gọi HS nhận xét, sau đó GV chốt lại cấu tạo của mắt. -GV?: Con mắt và máy ảnh có điểm gì giống về cấu tạo? -GV gọi HS nhận xét, sau đó GV chính xác hóa câu trả lời. -HS: quan sát -HS: đọc thông tin SGK -HS đọc thông tin, trả lời + là thể thủy tinh và màng lưới (võng mạc) + Thể thủy tinh là một TKHT, nó phồng lên dẹt xuống để thay đổi f. + Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ. -HS nhận xét, bổ sung à ghi bài -HS trả lời C1: + Thể thủy tinh vật kính + Màng lưới Phim -HS nhận xét, bổ sung à ghi bài I. Cấu tạo của mắt: 1. Cấu tạo: - Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới (võng mạc) - Thể thủy tinh là một TKHT, nó phồng lên dẹt xuống để thay đổi f. - Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ. 2. So sánh mắt và máy ảnh: C1: - Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. -Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt. * Kiến thức 2: (14 phút). Sự điều tiết của mắt. - Mục đích: Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt - Nội dung: Sự điều tiết của mắt. -GV yêu cầu HS đọc phần thông tin mục II SGK -GV?: + Mắt phải thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ các vật? + Trong quá trình này, có sự thay đổi gì ở thể thủy tinh? + Sự điều tiết của mắt là gì? -GV: đưa ra bảng phụ vẽ sẵn 2 trường hợp đặt vật. - GV phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm dựng ảnh à xác định F? - GV gọi HS lên bảng dựng ảnh trên bảng phụ F2 F1 -GV yêu cầu HS trả lời C2 -GV liên hệ giáo dục HS BVMT: Bảo vệ mắt -HS đọc thông tin SGK -HS: + Điều tiết + f + sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới - HS quan sát, lắng nghe -HS hoạt động nhóm à vẽ ảnh à xác định F? - HS: dựng ảnh trên bảng phụ -HS quan sát hình, trả lời. + vật ở càng xaà f của mắt càng lớn + vật ở càng gầnà f của mắt càng nhỏ -HS lắng nghe. II. Sự điều tiết của mắt: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới. C2: - Khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn. - Khi nhìn các vật ở càng gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ. * Kiến thức 3: (6 phút). Điểm cực cận và điểm cực viễn. - Mục đích: Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn. - Nội dung: Điểm cực cận và điểm cực viễn. -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK -GV?: + Điểm cực viễn là gì? + khoảng cực viễn là gì? + Điểm cực viễn của mắt tốt nằm ở đâu? + Mắt ở trạng thái ntn khi nhìn 1 vật ở điểm CV? -GV yêu cầu HS làm C3 -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK -GV?: + Điểm cực cận là gì? + khoảng cực cận là gì? + Mắt ở trạng thái ntn khi nhìn 1 vật ở điểm CC? -GV yêu cầu HS làm C4 -HS đọc thông tin SGK -HS trả lời -HS quan sát vật, kiểm tra mắt. -HS đọc thông tin SGK -HS trả lời -HS quan sát vật, kiểm tra mắt. III. Điểm cực cận và điểm cực viễn: 1. Điểm cực viễn: (CV) - Điểm xa nhất mà mắt còn nhìn thấy vật được gọi là điểm cực viễn. - Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm CV đến mắt. 2. Điểm cực cận: (CC) - Điểm cực cận là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật. - Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt là khoảng cực cận. Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng và mở rộng: (5 phút) - Mục đích: cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập. - Nội dung: Bài tập C5 SGK - GV gọi HS đọc đề C5 SGK B A I O F’ A’ B’ - GV yêu cầu HS vẽ hình - GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét và chính xác hóa bài làm - GV yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài” - HS đọc đề - HS vẽ hình - HS lên bảng giải DA'B'O DABO ( g . g ) hay 0,8 cm - HS nhận xét - HS quan sát, lắng nghe, ghi bài - HS đọc thông tin SGK IV. Vận dụng: C5: DA'B'O DABO ( g . g ) hay 0,8 cm 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: + Học bài: cấu tạo của mắt; điểm giống nhau về cấu tạo của Mắt và Máy ảnh; Mắt phải thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ các vật. + Làm bài tập: 48.1 à 48.3 SBT, 48.4*SBT + Xem trước nội dung bài 49. Mắt cận và mắt lão + Ôn lại cách dựng ảnh của 1 vật qua TKHT, TKPK b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được cấu tạo của mắt; điểm giống nhau về cấu tạo của Mắt và Máy ảnh; Mắt phải thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ các vật. - Làm bài tập: 48.1 à 48.3 SBT, 48.4*SBT - Tìm hiểu “đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa”. - Nắm cách dựng ảnh của 1 vật qua TKHT, TKPK. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV ?: Nêu cấu tạo của mắt? - GV?: Điểm giống nhau về cấu tạo của Mắt và Máy ảnh ? - GV?: Mắt phải thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ các vật? V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Tuần: 29 Ngày soạn: 04/3/2019 Tiết: 58 Bài 49. MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa. - Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt. - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Bảo vệ mắt, khắc phục các tật về mắt. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: dụng cụ cho các nhóm: TKHT, TKPK, bảng phụ * Học sinh: - Xem trước nội dung bài 49. Mắt cận và mắt lão à Tìm hiểu “đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa”. - Ôn lại cách dựng ảnh của 1 vật qua TKHT, TKPK - Thước thẳng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút). - Nêu cấu tạo của mắt. Mắt và máy ảnh có cấu tạo giống nhau ntn? - Mắt phải thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ vật? Thế nào là điểm CC, CV? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập. - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: Giới thiệu về mắt cận, mắt lão, kính cận, kính lão. -GV gọi HS đọc phần thông tin đầu bài -GV đọc lại và gọi HS trả lời -HS đọc phần thông tin đầu bài -HS suy nghĩ, trả lời Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (18 phút). Tật cận thị và cách khắc phục. - Mục đích: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục. - Nội dung: Tật cận thị và cách khắc phục. -GV treo bảng phụ ghi sẵn đề câu C1, yêu cầu HS làm -GV?: câu C2 -GV chốt lại những biểu hiện của tật cận thị -GV? câu C3 -GV đưa ra bảng phụ vẽ hình 49.1 và ?: Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Vì sao? (chưa vẽ kính cận: TKPK) -GV vẽ thêm lên hình kính cận là TKPK có tiêu điểm trùng với CV (đặt gần sát mắt) -GV yêu cầu HS vẽ ảnh A’B’ của AB -GV?: +Ảnh của vật qua kính cận nằm trong khoảng nào? + Khi đeo kính, mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của AB không? Vì sao? -GV?: làm thế nào để khắc phục tật cận thị? -GV liên hệ giáo dục HS BVMT: Bảo vệ mắt. -HS: + Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường. + Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. + Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường. -HS: + Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa. + Điểm CV của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường. -HS lắng nghe, ghi bài -HS: + Dùng tay sờ xem phần rìa có dày hơn phần giữa hay không + Xem kính đó có cho ảnh ảo nhỏ hơn vật hay không -HS quan sát, suy nghĩ, trả lời: không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm CV của mắt -HS quan sát -HS vẽ ảnh A’B’ -HS:+Trong khoảng tiêu cự +Khi đeo kính, mắt nhìn rõ vì ảnh A’B’ hiện lên trong khoảng từ CC à CV -HS trả lời -HS lắng nghe I. Mắt cận: 1. Những biểu hiện của tật cận thị: - Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. - Điểm CV của mắt cận gần mắt hơn so với mắt bình thường 2. Cách khắc phục tật cận thị: Mắt cận phải đeo kính cận (là TKPK) để nhìn rõ các vật ở xa. * Kiến thức 2: (15 phút). Tật mắt lão và cách khắc phục. - Mục đích: Tìm hiểu tật mắt lão và cách khắc phục. - Nội dung: Tật mắt lão và cách khắc phục. -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK -GV?: +Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa hay các vật ở gần? + so với mắt bình thường thì điểm CC của mắt lão ở xa hay ở gần hơn? -GV yêu cầu HS làm C5 -GV đưa ra bảng phụ vẽ hình 49.2 và ?: Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Vì sao? (chưa vẽ kính lão: TKHT) -GV vẽ thêm kính lão (TKHT) đặt gần sát mắt, yêu cầu HS vẽ ảnh A’B’ của vật AB. -GV?: Khi đeo kính, mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của AB không? Vì sao? -GV?: làm thế nào để khắc phục tật mắt lão? -GV liên hệ giáo dục HS BVMT: Bảo vệ mắt. -HS đọc SGK -HS trả lời -HS suy nghĩ, trả lời: + Dùng tay sờ xem phần rìa có mỏng hơn phần giữa hay không + Xem kính đó có cho ảnh ảo lớn hơn vật hoặc cho ảnh thật hay không -HS: khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm CC của mắt. -HS vẽ ảnh A’B’ -HS: Khi đeo kính, mắt nhìn rõ vì ảnh A’B’ hiện lên xa mắt hơn điểm CC -HS trả lời -HS lắng nghe II. Mắt lão: 1. Những đặc điểm của mắt lão: - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. - Điểm CC của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường. 2. Cách khắc phục tật mắt lão: Mắt lão phải đeo kính lão (là TKHT) để nhìn rõ các vật ở gần. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: đặc điểm của Mắt cận, cách khắc phục; đặc điểm của Mắt lão, cách khắc phục. - Làm bài tập: 49.1 à 49.3 SBT, 49.4*SBT - Xem trước nội dung bài 50. Kính lúp b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được đặc điểm của Mắt cận, cách khắc phục; đặc điểm của Mắt lão, cách khắc phục. - Làm bài tập: 49.1 à 49.3 SBT, 49.4*SBT - Tìm hiểu “Kính lúp là gì; Cách quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp ”. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV ?: Nêu biểu hiện của mắt cận và nêu cách khắc phục. - GV?: Nêu biểu hiện của mắt lão và nêu cách khắc phục. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Trình kí tuần 29:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc