Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của các bài từ bài 33àbài 45
- Kĩ năng: vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập.
- Thái độ: cẩn thận trong tính toán, tỉ mĩ trong đo vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
* Trò: xem trước bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
- Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 27 Ngày soạn: 21/2/2019 Tiết: 53 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của các bài từ bài 33àbài 45 - Kĩ năng: vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập. - Thái độ: cẩn thận trong tính toán, tỉ mĩ trong đo vẽ hình. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: Hệ thống câu hỏi và bài tập. * Trò: xem trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (15 phút). Hệ thống lại lí thuyết. Hoạt động 1: (15 phút). Hệ thống lại lí thuyết. -GV?: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều -GV?: Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện? -GV?: Vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện? + Nêu công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện? -GV?: + Kể tên bộ phận chính của máy biến thế. + Trong máy biến thế: n1, n2, U1, U2 liên hệ với nhau bằng hệ thức nào? -GV?: + Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? + Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng đi từ không khí vào nước và ngược lại. -GV?: + TKHT và TKPK có đặc điểm gì khác nhau? + Nêu các đường truyền đặc biệt qua TKHT + Nêu các đường truyền đặc biệt qua TKPK -GV?: Nêu đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi TKHT, TKPK? -HS: + nam châm và cuộn dây dẫn + Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên -HS:+ Nhiệt, quang, từ, sinh lí. + Từ -HS: do sự tỏa nhiệt trên đường dây P hp -HS: +) lõi sắt, 2 cuộn dây +) -HS: + Hiện tượng tia sáng truyền từ + K2 à nước: i > r nước à K2: i < r -HS: nhớ lại trả lời I.Lí thuyết: 1. Máy phát điện xoay chiều 2. Tác dụng của dòng điện xoay chiều 3. Truyền tải điện năng đi xa: P hao phí 4. Máy biến thế: 5. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 6. TKHT, TKPK - Hình dạng - Kí hiệu - Các đường truyền đặc biệt qua TK. 7. Ảnh của một vật tạo bởi TKHT, TKPK *) TKHT: - Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự (d > f): ảnh thật, ngược chiều với vật. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự (d < f): ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. *) TKPK: luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Hoạt động 2: (24 phút). Vận dụng làm bài tập. -GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài F F' A B O ∆ • A F F’ ∆ O B • -GV gọi 2 HS lên bảng vẽ, HS còn lại tự vẽ hình vào vở -GV gọi HS nêu đặc điểm của ảnh -GV treo bảng phụ ghi sẵn đề -GV gọi HS đứng tại chỗ tóm tắt đề -GV?: Để tìm U2 ta làm ntn? -HS ghi đề vào vở. A F F' B O ∆ A’ B’ -HS vẽ hình theo yêu cầu của GV -HS quan sát hình trả lời. -HS chép đề vào vở -HS: Cho biết: n1 = 500 vòng n2 = 11000 vòng U1 = 1000V U2 =? -HS: Từ à II. Bài tập: Bài 1: Hãy dựng ảnh của vật AB và nêu đặc điểm của ảnh trong trường hợp sau: Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật B • • A F F’ ∆ O A’ B’ b) Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật Bài 2: Một máy tăng thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 11000 vòng. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 1000V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp máy tăng thế. Giải: Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là: hay 22000 (v) 4. Củng cố: (2 phút) - GV chốt lại nội dung cơ bản vừa ôn, dạng bài tập vừ sửa 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soan bài mới ở nhà: (3 phút) - Học bài: các nội dung cơ bản từ bài 34à45 - Xem lại các dạng bài tập đã sửa - Tiết tới kiểm tra 1 tiết: chuẩn bị sẵn thước thẳng, máy tính bỏ túi IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần: 27 Ngày soạn: 21/2/2019 Tiết: 54 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học ở phần: Cảm ứng điện từ, Khúc xạ ánh sáng (từ bài 33à bài 45) - Kĩ năng: + vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập + Tính toán, vẽ ảnh. + Lập luận, trình bày bài giải. - Thái độ: tự lập, kiên trì, nghiêm túc II. CHUẨN BỊ: * Thầy: + Dặn học sinh nội dung ôn tập + Đề kiểm tra (phô tô) * Trò: Ôn tập nội dung GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: *) MA TRẬN ĐỀ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Cảm ứng điện từ (Từ bài 33à39) 1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. 2. Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 3. Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều. 4. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. 12. Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn 11. Vận dụng được công thức . Số câu hỏi 3(4') C1.1; C2.6; C3.8 2(4') C4.2; C12.5 1(5') C11.13 6 Số điểm 1,5 1,0 1,0 3,5(35%) Khúc xạ ánh sáng (Từ bài 40 à 45) 7. Nhận biết được thấu kính. 8. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. 10. Nhận biết được trên hình vẽ về tia tới, tia phản xạ, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ, góc phản xạ, mặt phẳng tới, pháp tuyến, mặt phân cách giữa hai môi trường. 6. Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, TKPK 14. Nêu được tiêu cự là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm 9. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. 13. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia sáng đặc biệt. Số câu hỏi 3(6') C8.4; C7.10;C10.3 2(4') C6.7; C14.9 1(5') C6,9.11 1(10') C13.12 7 Số điểm 1,5 1,0 2,0 2,0 6,5(65%) TS câu hỏi 6 4,0 3,0 13 TS điểm 3 (30%) 4 (40%) 3 (30%) 10(100%) *) ĐỀ BÀI: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính là A. cuộn dây dẫn và nam châm. B. nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn. C. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực nam châm. D. cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 2: Máy biến thế có các bộ phận chính đó là A. nam châm và hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau. B. lõi sắt (hay thép) và một nam châm. C. lõi sắt (hay thép) có pha silic và hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau. D. nam châm và một cuộn dây có nhiều vòng dây. Không khí Nước B. A. C. Không khí Nước Không khí Nước D. Không khí Nước Câu 3: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng hiện tượng của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước? Câu 4: Đặt một vật trước thấu kính phân kì, ta sẽ thu được: A. một ảnh ảo nhỏ hơn vật. C. một ảnh thật lớn hơn vật. B. một ảnh ảo lớn hơn vật. D. một ảnh thật nhỏ hơn vật. Câu 5: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí trên đường dây dẫn sẽ: A. tăng lên 200 lần. C. tăng lên 10000 lần. B. giảm đi 200 lần. D. giảm đi 10000 lần. Câu 6: Để đo cường độ dòng điện xoay chiều, người ta dùng A. vôn kế loại kí hiệu AC. B. ampe kế loại kí hiệu AC. C. vôn kế loại kí hiệu DC. D. ampe kế loại kí hiệu DC. F O F' B. O F' F A. F O F' C. O I F F' D. Câu 7: Hình vẽ nào sau đây mô tả không đúng về các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ? Câu 8: Dòng điện xoay chiều A. chỉ gây ra tác dụng nhiệt và tác dụng từ. B. chỉ gây ra tác dụng nhiệt, tác dụng cơ. C. chỉ gây ra tác dụng nhiệt, tác dụng quang. D. gây ra tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ Câu 9: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm FF’ là: A. 10cm B. 20cm C. 30cm D. 40cm Câu 10: Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 11: (2 điểm). a) Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ trong trường hợp: - Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự. b) Mô tả đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. Câu 12: (2 điểm). Đặt một vật sáng AB có dạng một mũi tên cao 1cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính) và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4cm. (Hình 1). a) Hãy dựng ảnh A’B’của vật AB (vẽ trực tiếp trên hình 1) F A B O ∆ F' Hình 1 b) Nêu đặc điểm của ảnh A’B’. c) Biết ảnh A’B’ cao 2 cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Câu 13: (1 điểm). Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 110V. Cuộn thứ cấp có 500 vòng. Tính số vòng của cuộn sơ cấp. *) ĐÁP ÁN: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm) Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án 1 1 A 2 1 C 3 1 A 4 1 A 1 2 C 2 2 C 3 2 A 4 2 A 1 3 C 2 3 A 3 3 C 4 3 B 1 4 A 2 4 A 3 4 C 4 4 A 1 5 D 2 5 A 3 5 D 4 5 B 1 6 B 2 6 B 3 6 D 4 6 C 1 7 A 2 7 D 3 7 D 4 7 C 1 8 D 2 8 D 3 8 B 4 8 D 1 9 B 2 9 B 3 9 B 4 9 D 1 10 D 2 10 D 3 10 A 4 10 D II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 11: a) - Ảnh thật, ngược chiều 0,5 điểm - Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật 0,5 điểm b) - Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. 0,5 điểm - Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. 0,5 điểm Câu 12: A F F' B O ∆ A’ B’ I a) -Vẽ đúng hai tia sáng đặc biệt qua TK 0,5 điểm -Xác định đúng ảnh A’B’ (thật, ngược chiều) 0,5 điểm b) Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật 0,25 điểm c) Ta có DABO DA'B'O ( g . g ) (1) 0,25 điểm 0,25 điểm A’O = 12(cm) 0,25 điểm Câu 13: Số vòng của cuộn sơ cấp là: hay 0,5 điểm 1000 (Vòng) 0,5 điểm 4.Củng cố: GV nhận xét thái độ HS trong tiết kiểm tra 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soan bài mới ở nhà: - Xem trước bài 46. Thực hành đo tiêu cự của TKHT - Chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành trang 125 SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM: BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp Từ 0-dưới 5 Từ 5-dưới 7 Từ 7-dưới 9 Từ 9-10 So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên) Tăng % Giảm % 9A 9B 9C 9D - Thầy: ...... - Trò: .. .... Trình kí tuần 27:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc