Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
+ Nêu được điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
- Kĩ năng: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
- Thái độ:
+ Yêu thích môn học
+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Dòng điện xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn dòng điện một chiều à Cần tăng cường sản xuất và sử dụng dòng điện xoay chiều, sản xuất thiết bị chỉnh lưu để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều (khi cần).
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: + Cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn Led mắc song song, ngược chiều
+ Nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng
+ Mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm
* Trò: Xem trước bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần:20 Ngày soạn: 20/12/2018 Tiết: 39 BÀI 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều. + Nêu được điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. - Kĩ năng: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. - Thái độ: + Yêu thích môn học + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Dòng điện xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn dòng điện một chiều à Cần tăng cường sản xuất và sử dụng dòng điện xoay chiều, sản xuất thiết bị chỉnh lưu để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều (khi cần). II. CHUẨN BỊ: * Thầy: + Cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn Led mắc song song, ngược chiều + Nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng + Mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm * Trò: Xem trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (3 phút). Phát hiện vấn đề mới cần nghiên cứu: có 1 dòng điện khác với dòng điện 1 chiều không đổi do pin và ắcquy tạo ra. -GV mắc vôn kế 1 chiều vào 2 cực của nguồn điện pin à vôn kế quay. -GV mắc vôn kế 1 chiều vào 2 cực của nguồn điện lấy từ lưới điện trong phòngà vôn kế không quay. -GV?: Tại sao trường hợp 1 kim vôn kế quay còn trường hợp 2 thì kim vôn kế không quay? -GV giới thiệu dòng điện mới phát hiện có tên là dòng điện xoay chiều. -HS quan sát -HS lắng nghe, suy nghĩ Hoạt động 2: (10 phút). Phát hiện dòng điện cảm ứng có thể đổi chiều và tìm hiểu trong trường hợp nào thì dòng điện cảm ứng đổi chiều. -GV giới thiệu dụng cụà làm TN (lưu ý: động tác đưa nam châm vào và rút nam châm ra cần nhanh và dứt khoát) -GV?: câu C1 -GV?: Khi đưa nam châm vào trong cuộn dây, khi đưa nam châm ra ngoài cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi như thế nào? -GV?: có nhận xét gì về sự thay đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây với sự luân phiên bật sáng của hai đèn? -Gv?: + Khi đưa nam châm vào trong cuộn dâyà số đường sức từ xuyên qua cuộn dây ntn? Đèn nào sáng? + Khi đưa nam châm ra ngoài cuộn dây à số đường sức từ xuyên qua cuộn dây ntn? Đèn nào sáng? à Chiều dòng điện trong hai trường hợp này ntn? -HS quan sát TN hình 33.1 SGK -Suy nghĩ, trả lời. C1: + Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây, 1 đèn sáng. + Đưa nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây, đèn thứ 2 sáng. à Dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp có chiều ngược nhau. -HS: + Khi đưa nam châm vào trong cuộn dâyà số đường sức từ tăng + Khi đưa nam châm ra ngoài cuộn dây à số đường sức từ giảm. -HS: trả lời kết luận SGK -HS suy nghĩ, trả lời I. Chiều của dòng điện cảm ứng: 1. Thí nghiệm: (Hình 33.1 SGK) 2. Kết luận: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm. Hoạt động 3: (2 phút). Tìm hiểu khái niệm mới: Dòng điện xoay chiều (Xoáy sâu) -GV?: Thế nào là dòng điện xoay chiều? -GV?: Dòng điện xoay chiều có chiều biến đổi như thế nào? - HS: suy nghĩ, trả lời. -HS đọc thông tin mục 3.SGK à trả lời. 3. Dòng điện xoay chiều: Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. Hoạt động 4: (20 phút). Tìm hiểu hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều. -GV yêu cầu HS quan sát hình 33.2 SGK à làm C2 -GV làm TN hình 33.2 SGK -GV nhận xét, kết luận. -GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 33.3 SGK, yêu cầu HS quan sát, trả lời C3. - Nhận xét, kết luận -GV?: có những cách nào để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều? - GV giáo dục HS BVMT: Dòng điện xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn dòng điện một chiều à Cần tăng cường sản xuất và sử dụng dòng điện xoay chiều, sản xuất thiết bị chỉnh lưu để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều (khi cần). -HS quan sát hình, nghiên cứu trả lời C2: Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S giảm. Khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. -HS quan sát TN, kiểm tra kết quả. - HS lắng nghe, ghi nhớ. -HS quan sát hình, suy nghĩà trả lời. C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng, giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. - Lắng nghe, ghi bài. -HS trả lời. -HS lắng nghe. II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều: 1.Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín: 2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường: 3. Kết luận: Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho nam châm quay trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường. 4. Củng cố: (3 phút) - GV?: + Trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều? + Vì sao khi cho cuộn dây quay trong từ trường thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều? + Làm bài tập 33.1; 33.2 SBT 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài. - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Xem trước bài 34: Máy phát điện xoay chiều. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần: 20 Ngày soạn: 20/12/2018 Tiết: 40 BÀI 34: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. + Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. + Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng. - Kĩ năng: quan sát, mô tả trên hình vẽ. Thu nhận thông tin từ SGK. - Thái độ: thấy được vai trò của vật lí à yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: * Thầy: + Hình 34.1, 34.2 phóng to. + Mô hình máy phát điện xoay chiều. + Máy tính, projector * Trò: Xem trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút). Trong cuộn dây dẫn kín, khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (3 phút). Tổ chức tình huống học tập: -GV Đặt vấn đề như phần đầu bài -HS lắng nghe, suy nghĩ. Hoạt động 2: (15 phút). Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều (Xoáy sâu) -GV treo hình 34.1, 34.2 SGK (phóng to), yêu cầu HS quan sát, làm C1, C2. + Nêu bộ phận giống, khác của hai loại máy + Vì sao không coi bộ góp điện là bộ phận chính? + Hai loại máy có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động có khác nhau không? + Khi nam châm quay hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn ntn? -GV?: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của hai loại máy là gì? -GV nhắc lại: Bộ phận đứng yên là stato, bộ phận quay là rôto. -HS quan sát hình, trả lời C1: - Các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm. - Khác nhau: + Một loại có nam châm quay, cuộn dây đứng yên. + Loại kia có cuộn dây quay còn nam châm đứng yên. Ngoài ra còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét. C2: Khi nam châm quay hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng giảm. -HS trả lời (kết luận) I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều: 1. Quan sát: 2. Kết luận: - Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn Bộ phận đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là Rô to. - Khi cho nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên nên ta thu được dòng điện xoay chiều. Hoạt động 3: (13 phút). Tìm hiểu một số đặc điểm của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật và trong sản xuất. -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II. SGK -GV yêu cầu HS nêu đặc điểm kĩ thuật của máy: + cường độ dòng điện + Hiệu điện thế + Tần số + Kích thước + Cách làm quay rôto của máy phát điện. -HS đọc SGK -HS trả lời theo yêu cầu của GV II. Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật: 1. Đặc tính kĩ thuật: Cường độ dòng điện đến : 2000 A, công suất 300 MW. Hiệu điện thế đến 25000 V, tần số 50 Hz 2. Cách làm quay máy phát điện: Dùng động cơ nổ, dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió, Hoạt động 5: (6 phút). Vận dụng. -Y/c hs đọc và trả lời câu C3: - Nhận xét, kết luận. - Đọc và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. III. Vận dụng: C3: -Giống nhau: đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều. - Khác nhau: đinamô có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ, hiệu điện thế và cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn 4. Củng cố: (3 phút) - GV?: Trong mỗi loại máy phát điện xoay chiều, rôto là bộ phận nào? Stato là bộ phận nào? - GV?: Vì sao bắt buộc phải có một bộ phận quay thì máy mới phát điện? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Làm bài tập: 34.1; 34.2 SBT; 34.3 SBT. - Xem trước bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình kí tuần 20:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc