Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Mô tả được TN của Ơ-xtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.
- Kĩ năng: Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
- Thái độ:
+ Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lí.
+ Vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư, sử dụng điện thoại di động hợp lí – đúng cách, giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh truyền hình hợp lí, tăng cường sử dụng truyền hình cáp – điện thoại cố định.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: giá TN; Nguồn điện 1 chiều 3V – 4,5V; 1 kim nam châm đặt trên giá có trục thẳng đứng; 1 công tắc; 1 đoạn dây dẫn bằng constantan dài 40cm; 1 biến trở; 1 ampe kế; Dây nối.
- Trò: Xem trước bài
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 12 Ngày soạn: 25/10/2018 Tiết: 23 Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Mô tả được TN của Ơ-xtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ. - Kĩ năng: Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. - Thái độ: + Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lí. + Vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư, sử dụng điện thoại di động hợp lí – đúng cách, giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh truyền hình hợp lí, tăng cường sử dụng truyền hình cáp – điện thoại cố định. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: giá TN; Nguồn điện 1 chiều 3V – 4,5V; 1 kim nam châm đặt trên giá có trục thẳng đứng; 1 công tắc; 1 đoạn dây dẫn bằng constantan dài 40cm; 1 biến trở; 1 ampe kế; Dây nối. - Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Nêu đặc điểm của nam châm? Cho biết sự tương tác giữa hai nam châm + Chữa bài tập 21.2 SBT 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (12 phút). Phát hiện tính chất từ của dòng điện: (Xoáy sâu) -GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK -GV yêu cầu HS quan sát hình 22.1, tìm hiểu cách bố trí TN. -GV chốt lại cách bố trí TN, giao dụng cụ , hướng dẫn HS cách lắp và làm TN à trả lời C1 -GV?: Trong TN trên, hiện tượng xảy ra với kim nam châm chứng tỏ điều gì? -GV thông báo: lực đó gọi là lực từ. Ta nói dòng điện có tác dụng từ. -HS lắng nghe -HS quan sát, đọc thông tin SGK -HS lắng nghe, làm TN theo nhóm à trả lời C1 -HS trả lời: dòng điện gây ra tác dụng lực lên kim nam châm -HS lắng nghe, ghi bài I. Lực từ: 1. Thí nghiệm: C1: không 2. Kết luận: Dòng điện có tác dụng từ. Hoạt động 2: (9 phút). Tìm hiểu từ trường: -GV đặt vấn đề: Trong TN trên, kim nam châm đặt nằm dưới dây dẫn điện thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? -GV bổ sung cho mỗi nhóm 1 thanh nam châm thẳng, yêu cầu HS làm TNà trả lời C2, C3 -GV?: Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong TN trên chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có gì đặc biệt? -GV chốt lại và đưa ra kết luận (SGK) -HS lắng nghe -HS hoạt động nhóm làm TNà trả lời C2, C3 -HS trả lời: có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. -HS lắng nghe, ghi bài II. Từ trường: 1. Thí nghiệm: C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam. C3: Kim nam châm luôn chỉ 1 hướng xác định. 2. Kết luận: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Hoạt động 3: (8 phút). Tìm hiểu cách nhận biết từ trường: -GV đặt vấn đề: Người ta không nhận biết trực tiếp từ trường bằng giác quan à Vậy có thể nhận biết từ trường bằng cách nào? -GV giáo dục HS BVMT: xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư, sử dụng điện thoại di động hợp lí – đúng cách, giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh truyền hình hợp lí, tăng cường sử dụng truyền hình cáp – điện thoại cố định. -HS suy nghĩ, trả lời. -HS lắng nghe. 3. Cách nhận biết từ trường: Dùng kim nam châm đưa vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. 4. Củng cố: (8 phút) - GV yêu cầu HS đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. - GV?: + Hãy mô tả TN Ơ-xtet. Thí nghiệm Ơ-xtet chứng tỏ điều gì? + Từ trường tồn tại ở đâu? Cách nhận biết từ trường? - GV: yêu cầu HS làm C4, C5, C6 SGK 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Làm bài tập: 22.1, 22.3, 22.4 SBT - Xem trước bài 23: “Từ phổ – Đường sức từ” IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần: 12 Ngày soạn: 25/10/2018 Tiết: 24 Bài 23: TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm. + Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. - Kĩ năng: + Nhận biết cực của nam châm khi biết chiều các đường sức từ. + Vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U. - Thái độ: Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: 1 thanh nam châm thẳng; 1 tấm nhựa trong, cứng; 1 ít mạt sắt; Một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng; Bút dạ. - Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Mô tả TN Ơ-xtet. Thí nghiệm Ơ-xtet chứng tỏ điều gì? - Từ trường tồn tại ở đâu? Cách nhận biết từ trường? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút) -GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK -HS lắng nghe Hoạt động 2: (11 phút). TN tạo ra từ phổ của thanh nam châm: -GV gọi HS đọc TN SGK -GV giao dụng cụ, yêu cầu HS làm TN (Lưu ý cho HS giữ lại hiện tượng TN) -GV yêu cầu HS trả lời C1 -GV thông báo kết luận SGK -HS đọc SGK -HS hoạt động nhóm làm TN -HS trả lời C1: Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần. -HS lắng nghe, đọc SGK I. Từ phổ: 1.Thí nghiệm: (Hình 23.1 SGK) 2. Kết luận: Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp sếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường. Hoạt động 3: (12 phút). Vẽ và xác định chiều đường sức từ: -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1a,b SGK -GV gọi HS trình bày thao tác phải làm để vẽ được 1 đường sức từ. -GV chốt lại và lưu ý: quan sát kĩ các đường mạt sắt à tô -GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vẽ đường sức từ. -GV thông báo : Các đường liền nét vừa vẽ được gọi là đường sức từ. GV treo hình 23.2. -GV hướng dẫn HS dùng các kim nam châm đặt trên trục thẳng đứng đặt nối tiếp nhau trên đường sức từ vừa vẽ. -GV yêu cầu HS trả lời C2 -GV nêu quy ước về chiều các đường sức từ. -GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu 1c và trả lời C3 -HS đọc SGK -HS trả lời -HS lắng nghe -HS hoạt động nhóm làm theo yêu cầu của GV -HS lắng nghe, quan sát -HS làm theo hướng dẫn của GV -HS quan sát kim nam châm, trả lời. -HS lắng nghe, ghi bài. -HS thực hiện ý c và trả lời C3 II. Đường sức từ: 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ: C2: Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định. *) Quy ước chiều đường sức từ: đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm. C3: Bên ngoài nam châm, các đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam. Hoạt động 4: (5 phút). Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm: -GV?:+ Sự định hướng của kim nam châm trên 1 đường sức từ? + Chiều các đường sức từ ở 2 đầu thanh nam châm? -GV thông báo quy ước vẽ độ mau, thưa của các đường sức từ. -HS trả lời -HS lắng nghe. 2. Kết luận: (SGK) 4. Củng cố: (7 phút) - GV?: Nêu quy ước về chiều đường sức từ. - GV: yêu cầu HS làm C4, C5, C6 SGK; 23.1 SBT - GV: yêu cầu HS làm bài tập 23.5 SBT. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Làm bài tập: 23.2, 23.4 SBT - Xem trước bài 24. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình kí tuần 12:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_12_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc