Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. kiến thức

- Mô tả được thí nghiệm Ơ - xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ

- Trả lời các câu hỏi: Từ trường tồn tại ở đâu?

- Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.

- Không gian xung NC xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường, từ đó biết cách khắc phục ảnh hưởng của từ trường đối với sức khỏe con người:

        + Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư

        + Sử dụng điện thoại di động đúng cách, giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể,..

2. Kỹ năng 

- Lắp thí nghiệm

- Nhận biết từ trường

3. Thái độ: Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lí

II. CHUẨN BỊ                                                            

*Thầy: - 2 giá thí nghiệm; 1 nguồn điện 3V hoặc 4,5V, 1 công tắc

- 1 kim NC được đặt trên giá, có trục thẳng đứng.

- 1 đoạn dây dẫn bằn constantan dài khoảng 40cm.

- 5 đoạn dây dẫn nối bằng đồng có vỏ bọc cách điện dài khoảng 30cm.

- 1 biến trở, 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A.

*Trò: làm các bài tập về nhà

doc 5 trang Khánh Hội 17/05/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
 Ngày soạn: 22/10/2018 
Tuần 12 Tiết 23. BÀI 22. TÁC DỤNG TỪ CỦA 
 DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
1. kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm Ơ - xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ 
- Trả lời các câu hỏi: Từ trường tồn tại ở đâu?
- Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
- Không gian xung NC xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường, từ đó biết cách khắc phục ảnh hưởng của từ trường đối với sức khỏe con người:
 + Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư
 + Sử dụng điện thoại di động đúng cách, giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể,..
2. Kỹ năng 
- Lắp thí nghiệm
- Nhận biết từ trường
3. Thái độ: Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lí
II. CHUẨN BỊ 	
*Thầy: - 2 giá thí nghiệm; 1 nguồn điện 3V hoặc 4,5V, 1 công tắc
- 1 kim NC được đặt trên giá, có trục thẳng đứng.
- 1 đoạn dây dẫn bằn constantan dài khoảng 40cm.
- 5 đoạn dây dẫn nối bằng đồng có vỏ bọc cách điện dài khoảng 30cm.
- 1 biến trở, 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A.
*Trò: làm các bài tập về nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)  
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Y-K: - Hãy kể tên các từ cực của nam châm? 
 - Hai cực của hai thanh NC đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau như thế nào?
K–G: - Trong tay em có 1 thanh kim loại, em hãy đề xuất phương án kiểm tra xem thanh kim loại đó có phải là NC hay không ? (đưa thanh kim loại lại gần sắt vụn hay đinh)
 - Có hai thanh NC thẳng, thanh thứ nhất có hai cực, thanh thứ hai mất đã bị mất ký hiệu. Làm thế nào để xác định tên từ cực của thanh NC thứ hai? (đưa cực Bắc NC thứ nhất lại gần một đầu của thanh NC thứ hai)
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Lực từ (10 phút)
* YCHS quan sát H22.1 và trả lời câu hỏi:
Y-K: Nêu dụng cụ TN và mục đích TN
K-G: Hãy trình bày cách làm TN để kiểm tra dòng điện có tác dụng gì lên kim NC?
- GV chốt lại cách làm TN
- YCHS lắp đặt và tiến hành TN và trả lời C1
K-G: Nếu có dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì thì nó có tác dụng lực lên kim NC không? Vì sao?
- GV thông báo cho HS TN trong H22.1 gọi là TN Ơ-xtét và nêu sơ lược về nhà vật lý học này
- HS tìm hiểu H22.1 và trả lời YC của GV.
Dụng cụ: Kim NC, nguồn điện, dây dẫn, khóa K, giá TN
Mục đích: kim NC có song song với dây dẫn nữa không?
K-G: nêu cách làm
- HS làm TN
- HS báo cáo kết qủa quan sát
- HS suy nghĩ.
- HS phát biểu kết luận theo hướng dẫn của GV.
I. Lực từ
1. Thí nghiệm
C1: Không 
 Đặt một dây dẫn song song với kim NC đứng yên trên một trục quay thẳng đứng. Cho dòng điện đi qua dây dẫn, ta thấy kim NC bị lệch đi không còn nằm song song với dây dẫn nữa
2. Kết luận
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim NC đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
Hoạt động 2: Từ trường (13 phút)
- YCHS tìm hiểu mục 1, nêu dụng cụ và nêu cách làm TN
- GV nhận xét và thống nhất phương án làm TN kiểm tra như TN SGK.
- YC các nhóm làm TN, trả lời câu C2 và C3.
Tb-K: Từ trường tồn tại ở đâu?
K-G: Ta có thể nhận biết từ trường bằng giác quan được không? Làm cách nào để phát hiện ra từ trường? 
*Gợi ý: 
+ Căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường?
+ Ta nên dùng dụng cụ gì để phát hiện ra từ trường?
* YCHS rút ra kết luận về cách nhận biết từ trường.
*Tích hợp:
- GV nêu các loại sóng điện từ: radio, sóng vô tuyến, tia X, tia gâm, ... có đặc điểm lan truyền và biến thiên trong không gian.
HSK: Các loại sóng trên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người và nêu cách khắc phục?
- Cá nhân tìm hiểu sgk, nêu phương án làm TN
- HS làm TN, thảo luận để trả lời câu C2 và C3.
- Cá nhân trả lời
- HS thảo luận trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe gợi ý của GV để tìm cách nhận biết từ trường.
- HS rút ra KL về cách nhận biết từ trường.
- HS thảo luận nêu ảnh hưởng
 của sóng điện từ đến sức khỏe con người và cách khắc phục
- Xây dụng các trạm sóng điện xa khu dân cư
- Sử dụng điện thoại di động hợp lý 
- Giữ khoảng cách các trạm phát sóng truyền hình một cách hợp lý
II. Từ trường
1. Thí nghiệm
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc.
C3: Kim NC luôn chỉ một hướng xác định.
2. Kết luận.
- Không gian xung quanh NC, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng từ lên kim NC đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
- Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh NC hoặc của dòng điện, kim NC đều chỉ một hướng xác định.
3. Cách nhận biết từ trường
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
 Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)
- YCHS tìm hiểu câu C4, C5, C6.
Gợi ý: 
- Khi có dòng điện qua đây dẫn, có hiện tượng gì với KNC đặt gần đó? 
- KNC đặt tự do, sau cân bằng NC chỉ hướng như thế nào?
- Cá nhân tìm hiểu YC C4, C5, C6.
- HS căn cứ vào gợi ý thảo luận và trả lời câu C4, C5, C6.
- Cá nhân trình bày.
III. Vận dụng
C4: Đặt KNC gần và // với dây dẫn AB. Nếu Kim NC lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện.
C5: Đặt KNC ở trạng thái tự do, khi đứng yên, KNC luôn chỉ hướng Nam Bắc.
C6: Không gian xung quanh KNC có từ trường
4. Củng cố:(5 phút)
- Mô tả TN Ơ-xtét; 
- Từ trường tồn tại ở đâu? Nêu cách nhận biết từ trường
Tb-Y: 22.1B, 22.5C; K-G: 22.3C.
- Đọc “Có thể em chưa biết” 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút)
* Bài tập về nhà: -K-G: 22.6, 22.4
 -Tb-Y: 22.7, 22.2 
Hướng dẫn: Dựa vào tác dụng từ của dòng điện và đặc điểm của nam châm
* Xem bài mới: Quan sát H 23.1 cho biết mạt sắt xung quanh NC được sắp xếp như thế nào? Hình ảnh này được gọi là gì? Chiều đường sức từ xuyên dọc kim NC và chiều đường sức từ bên ngoài NC được qui ước như thế nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/10/2018 
Tuần 12	 Tiết 24. BÀI 23. TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm
- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều đường sức từ của thanh NC.
2. Kỹ năng:
- Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lí
- Nhận biết cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho NC thẳng, NC chữ U.
 3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN. 
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: + 1 NC thẳng, 1 NC chữ U, 1 hộp nhựa cứng trong có mạt sắt.
 + Bút dạ, một số KNC nhỏ; bảng phụ.
*Trò: làm các bài tập ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)  
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HSK: Mô tả thí nghiệm Ơ – Xtét. Từ thí nghệm đó ta rút ra được kết luận gì?
Tb-Y: Từ trường tồn tại ở đâu? Làm thế nào để xác định được từ trường?
 BT 22.4 Dùng kim nam châm thử
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Từ phổ (8 phút)
- YCHS tìm hiểu phần 1 
Tb-Y: Nêu dụng cụ, mục đích TN
K-G: Nêu cách tiến hành TN.
- GV phát dụng cụ TN cho các nhóm HS và YC các nhóm HS làm TN như hình 23.1.
Y-K: so sánh
+ Sự sắp xếp mạt sắt so với lúc đầu.
+ Nhận xét độ mau, thưa của các mạt sắt ở các vị trí khác nhau.
- YCHS thảo luận làm C1 để thảo luận trước lớp.
*GV thông báo kết luận sgk
- HS tìm hiểu phần 1 và trả lời
- Các nhóm HS làm TN như hình 23.1.
- Cá nhân trả lời
- HS thảo luận làm C1 để thảo luận trước lớp.
- HS ghi nhớ.
I. Từ phổ
1. Thí nghiệm
Hình 23.1
2. Kết luận
- Trong từ trường của thanh NC, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của NC. Càng xa NC các đường này càng thưa.
- Nơi nào mạt sắt dày thì trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
- Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh NC hình 23.1 gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường. 
Hoạt động 2:Đường sức từ (19 phút)
- YCHS tìm hiểu phần 1a và thực hiện các YC đó bằng cách hoạt động nhóm.
+ YCHS thực hiện mục II.1a
+ GV kiểm tra hình vẽ của từng nhóm và uốn nắn các sai sót. 
Thông báo: Các đường liền nét mà các nhóm vừa vẽ gọi là đường sức từ. 
*Chú ý: Không được vẽ các ĐST cắt nhau, nhiều ĐST xuất phát từ một điểm và độ mau thưa các đường chưa đúng 
- YCHS tìm hiểu mục 1b và hoạt động nhóm trả lời
K-G: Nhận xét về sự sắp xếp các các KNC nằm dọc theo một ĐST?
Y-K: đọc thông báo quy ước chiều của đường sức từ. 
- GV giải thích qui ước chiều của ĐST.
- YCHS thực hiện phần 1c
K–G: Thảo luận làm C3
- GV chốt lại nội dung vừa học
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS vẽ hình 23.2.
- Lớp nêu khó khăn khi thực hiện và nêu kết quả thực hiện
- HS nghe thông báo của giáo viên. 
- HS chú ý cách vẽ các đường sức từ.
- Thực hiện theo YC
- HS làm câu C2.
C2: Trên mỗi ĐST, KNC định hướng theo một chiều nhất định.
- Dùng mũi tên đánh dấu chiều đường sức từ trên hình 23.2.
- Cá nhân thực hiện
- Cá nhân thực hiện YC ở phần 1c.
C3: Bên ngoài NC, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam
- HS ghi nhớ kết luận.
II. Đường sức từ.
1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ
Các đường cong liền nét (nối từ cực này đến cực kia của NC) vẽ được gọi là đường sức từ. 
2. Kết luận
- Các KNC nối đuôi dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia.
- Quy ước chiều của đường sức từ là:
+ Chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc của NC thử đặt trên đường sức từ đó.
+ Bên ngoài NC, các ĐST có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của NC.
- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
Hoạt động 3: Vận dụng (5 phút)
Câu C4
Y-K: vẽ các ĐST H22.4 
K-G: Nhận xét về dạng các ĐST ở khoảng giữa hai từ cực của NC
Tb-K: Hãy xác định tên từ cực của NC 
Y-K: Nhắc lại qui ước chiều ĐST bên ngoài thanh NC 
C6: YC cá nhân trả lời 
- GV chốt lại kiến thức của bài.
- HS trả lời các câu hỏi C4; C5; C6 theo gợi ý
- Cá nhân nhận xét
III. Vận dụng
C4. Ở giữa hai cực của nam châm chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau
C5. Đầu B của thanh NC là cực Nam (S), còn đầu A của thanh NC là cực Bắc (N)
C6: Các đường sức từ biểu diễn trên (hình 23.6) có chiều đi từ cực Bắc của NC bên trái sang cực Nam của NC bên phải.
 4. Củng cố: (5 phút)
- Chiều đường sức từ của thanh NC được xác định như thế nào? (Xuyên dọc kim NC và bên ngoài thanh nam châm)
K-G làm câu 23.2; 
Y-K làm câu 23.1, 23; Tb: 23.3D.
- HS đọc “Có thể em chưa biết”
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Bài tập về nhà: Y-K: 23.4, Tb: 23.5; K- G: 23.7
Hướng dẫn: Qui ước chiều của ĐST của NC
- Chuẩn bị bài mới: Bài 24 – Dùng qui tắc nắm tay phải để làm gì? Từ phổ - ĐST của ống dây có dòng điện chạy qua có gì giống và khác Từ phổ - ĐST của NC?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Duyệt của lãnh đạo tháng 10/2018
Ngày .
Duyệt của tổ trưởng tuần 12
Ngày .
Trương Thị Ngọc Tiếng

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_12_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc